Các nội dung liên quan đến kê khai nguồn khí thải công nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại tp.hcm (Trang 111)

- Nguồn ô nhiễm nhân tạo: Bao gồm các chất ô nhiễm không khí phát thải trong quy trình sản xuất của nhà máy

- Nguồn cố định: Bao gồm các nguồn điểm cố định phát thải các chất ô nhiễm không khí trong nhà máy. Cần xem các nguồn chuyển động phục vụ trong nội vi nhà máy, nội vi bến cảng, nội vi sân bay là nguồn điểm đối với khu vực xung quanh.

- Nguồn thấp và nguồn cao: Vị trí, độ cao của nguồn thải có các công trình xung quanh cao hơn được coi là nguồn thấp và ngược lại.

4.2.1.2. Các đặc trưng nguồn thải cần xác định trong kê khai

- Chỉ xác định các chất ô nhiễm sơ cấp trong bảng kê khai

- Các chất ô nhiễm được xác định theo trạng thái vật lý gồm: Khí thải & Bụi (chưa xem xét tới dạng Hơi dung môi).

4.2.1.3. Chếđộ xả thải

- Chế độ xả liên tục: Theo ca sản xuất hàng ngày

- Chế độ xả gián đoạn: Theo nhu cầu thị trường để sản xuất hàng hoá

4.2.1.4. Công trình xử lý khí thải

- Hệ thống xử lý khí thải xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải

- Hệ thống xử lý khí thải xử lý sơ bộ tại nguồn (chưa đạt tiêu chuẩn xả thải)

4.2.2. Các nội dung liên quan đến đặc trưng vùng không khí tiếp nhận khí thải7 thải7

4.2.2.1. Các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội

Các yếu tố tự nhiên tại khu vực hoạt động của cơ sở sản xuất công nghiệp có tác động trực tiếp đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm trong không khí và mức độ tác động của nồng độ chất ô nhiễm trong không khí đối với con người, môi trường sinh thái và môi trường vật liệu. Từ các yếu tố này, khả năng chịu tải của môi trường trong khu vực được xác định làm cơ sở ra quyết định cấp phép xả khí thải.

Phân loại vùng không khí tiếp nhận khí thải theo điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội:

- Vùng đô thị phát triển công nghiệp, dịch vụ - Vùng ven đô và ngoại ô các thành phố

- Trong KCN&KCX đã quy hoặch phát triển lâu dài - Vùng đồi núi có mật độ dân cư thấp

- Vùng ven biển có mật độ dân cư thấp - Vùng đồng bằng phát triển nông nghiệp

Để thuận lợi cho công tác giám sát chất lượng không khí, các tiêu chí địa lý và KTXH được thống nhất lấy theo bảng 2A, Phụ lục I, Quyết định Về việc

bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường của Bộ trường Bộ Tài Nguyên Và môi trường. Số: 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006.8

4.2.2.2. Chất lượng không khí

Chất lượng không khí trong các phân xưởng và các đơn vị hành chính trong nhà máy được áp dụng cụ thể theo 04 tiêu chuẩn bắt buộc sau:

TCVN 5937:2005 – Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh

TCVN 5938:2005 – Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh

TCVN 5939:2005 – Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với Bụi và các chất vô cơ

TCVN 5938:2005 – Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ

4.2.2-3. Tiêu chuẩn chất lượng không khí khu vực tiếp nhận khí thải

Tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 5937:2005– Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh

4.2.3 Các nội dung liên quan đến đánh giá tác động của nguồn thải vào không khí9 không khí9

4.2.3-1. Giới hạn đối tượng chịu tác động của khí thải:

- Tác động của khí thải đến sức khoẻ con người (Cấp tính & Mãn tính) - Tác động của khí thải đến môi trường (MT sinh thái & Vật liệu)

4.2.3-2. Cơ sở xác định mức độ tác động của khí thải

- Kết quả quan trắc nồng độ khí thải tại điểm đánh giá

- Phương pháp trực quan và hồi quy (sử dụng cho hỗ trợ đánh gía định tính) - Tiêu chuẩn giới hạn cho phép nồng độ khí thải trong không khí10

4.2.3.3. Phương pháp xác định mức độ tác động của khí thải

- Những tác động đối với sức khoẻ con người :

Khí thải từ nguồn thải sẽ phát tán theo một không gian ba chiều [Vx,y,x]. Đánh giá mức độ tác động theo phường pháp đơn giản nhất là xác định hệ số rủi ro (HSRRk). HSRR được xác định bằng tỉ số giữa nồng độ chất độc trong không khí (theo kết quả phân tích, đo đạc ) gọi là mức độ phơi nhiễm (MĐPN) và nồng độ chất độc có thể chấp nhận được đối với con người trong điều kiện nhất định và được quy định là ngưỡng giới hạn an toàn đối với nhiễm độc cấp tính ( NGHAT ) và tiêu chuẩn cho phép đối với nhiễm độc mãn tính.

HSRRst trong trường hợp đối với hệ sinh thái là tỷ số giữa nồng độ chất gây ô nhiễm môi trường (kết quả phân tích) gọi tắt là nồng độ ô nhiễm môi trường (NĐON) và nồng độ không gây tác động, hay tiêu chuẩn cho phép (TCCP) được xác định từ các tiêu chuẩn, chỉ thị, quy định chi tiết đối với từng loại hoá chất, hỗn hợp hoá chất.

- Các mức độ đánh giá:

+ Nếu HSRR < 1, mức độ rủi ro thấp, còn chấp nhận được.

+ Nếu HSRR » 1, môi trường không khí đã bị ô nhiễm và đã bị nhiễm độc đối với con người.

+ Số liệu đo đạc về nồng độ của chất độc là một tập hợp các đại lượng ngẫu nhiên, số liệu về các giá trị ngưỡng cho phép (tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia) đối với đối tượng trong môi trường cũng được xem là tập đại lượng ngẫu nhiên. Do vậy, HSRR cũng sẽ là một đại lượng hoặc một tập ngẫu nhiên có tính xác suất thống kê.

Trong môi trường không khí bị ô nhiễm bao gồm nhiều chất độc, vì vậy hệ số rủi ro chung HSRRC bằng tổng hệ số rủi ro của các chất ô nhiễm (trong bảng kê khai này chỉ giới hạn tính tóan cho các chỉ tiêu ô nhiễm; bụi; SO2; CO; CO2 và NO2).

HSRRC = HSRRbụi + HSRRSO2 + HSRRCO + HSRRCO2 + HSRRNO2

(Khi HSRRC > 1 thì môi trường của điểm khảo sát đã bị ô nhiễm)

4.2.4 Các nội dung liên quan đến biện pháp giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm không khí do tiếp nhận nguồn khí thải11 nhiễm không khí do tiếp nhận nguồn khí thải11

Các thông tin liên quan đến việc kê khai theo nội dung này bao gồm: - Trường hợp chưa có hệ thống xử lý (HTXL) và chưa có biện pháp giảm thiểu

(BPGT).

- Trường hợp có hệ thống xử lý khí thải, bụi, mùi hôi và hơi dung môi:

+ Có lắp đặt và vận hành thường xuyên các hệ thống xỷ lý khí thải, bụi, mùi và hơi dung môi cho các nguồn phát thải.

+ Hiệu quá của HTXL khí thải được xác định theo kết quá giám sát môi trường định kỳ

- Trường hợp có các giải pháp đơn giản để giảm thiểu mức độ ô nhiễm của khí thải, bụi, mùi và hơi dung môi.

- Các vị trí kê khai bao gồm cả trong khuôn viên nhà máy và vùng đệm cách ly.

4.2.5 Đề xuất mẫu đơn xin phép xả thải khí thải vào không khí 4.2.5.1. Hình thức trình bày 4.2.5.1. Hình thức trình bày

- Tuân thủ quy định về Ban hành văn bản của Nhà nước

- Ngoài văn bản bằng tiếng Việt Nam, cần kèm theo 01 bộ văn bản bằng tiếng Anh nếu đối tượng xin giấp phép có yếu tố nước ngòai hoặc đối tượng có phương hướng thương mại hóa quốc tế giấy phép xả thải khí thải.

4.2.5.2. Nội dung

- Ngắn gọn, dể hiểu, đầy đủ và kèm các bảng kê khai hoặc phụ lục (nếu cần làm rõ một vấn đề mà trong nội dung còn thiếu).

- Để đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở sản xuất – kinh doanh, đơn xin phép xả thải khí thải chỉ cần chủ cơ sở ký tên (hoặc ký tên đóng dấu - nếu cần) và gửi trực tiếp cho cơ

quan cấp giấy phép xả thải khí thải mà không phải qua bất kỳ cơ quan hành chính nào kiểm tra, xác nhận, đóng dấu …vv

4.3. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÉT DUYỆT CẤP GIẤY PHÉP XẢ THẢI CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG ĐƯỢC CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG ĐƯỢC

4.3.1. Giới hạn nhóm đối tượng xét duyệt cấp giấy phép xả thải khí thải

Đề tài đề xuất các nhóm đối tượng chính xét duyệt cấp giấy phép xả khí thải như sau:

- Các nhà máy và cơ sở sản xuất công nghiệp có phát thải khí thải, bụi, mùi & hơi dung môi nằm trong KCN & KCX.

- Các kho tàng, bến bãi, hải cảng, phi trường

- Các cơ sở sản xuất quy mô vừa và lớn không nằm trong KCN & KCX

- Các nhà máy nhiệt điện (sử dụng nhiên liệu: Gas, Dầu, Than đá, phế thải); NM điện nguyên tử ; các trạm nguồn cấp Quốc gia.

- Các Tổng kho xăng dầu và các kho hóa chất lớn

- Các làng nghề truyền thống (BQL Làng Nghề sẽ điều tiết, phần bổ cho các cơ sở trong làng Nghề)

Ghi chú:

- Không áp dụng cho các cơ sở TTCN quy mô nhỏ và quy mô hộ gia đình. - Các nhóm đối tượng trên bao gồm các đơn vị có vốn đầu tư 100% vốn nước

ngoài, vốn liên doanh, vốn trong nước và không phân biệt thành phần kinh tế khi hoạt động trên lãnh thổ Việt nam.

4.3.2. Các tiêu chí để xét duyệt cấp giấy phép xả thải khí thải

• Chỉ cấp phép cho các cơ sở họat động trên lãnh thổ Việt Nam đáp ứng các điều kiện sau:

- Các cơ sở đã được quy hoạch ổn định để phát triển

- Các nghành nghề sản xuất, kinh doanh không bị pháp luật cấm

- Các cơ sở đã hoàn chỉnh thủ tục hành chính về môi trường và có số liệu kiểm toán môi trường hàng năm chính xác.

- Các cơ sở phải nộp đủ các văn bản theo quy định của quy trình xét duyệt cấp giấy phép xả thải khí thải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường.

• Các chỉ tiêu gây ô nhiễm không khí được xét cấp phép xả thải thải vào không khí gồm: bụi; CO2, CO, SO2, NO2.

• Xác định hạn ngạch/định mức xả thải của các chỉ tiêu ô nhiễm không khí mà tổ chức môi trường thế giới phần bổ cho Việt Nam, Chính phủ Việt Nam phần bổ cho địa phương chủ quản vùng địa lý (Các chi cục BVMT vùng trực thuộc Cục BVMT).

• Trên cơ sở hạn ngạch/định mức cho phép xả thải của vùng, cơ quan quản lý môi trường vùng tính toán, cân đối và quyết định cấp phép xả thải cho các đơn vị cụ thể trên địa bàn địa lý dựa trên các tiêu chí ưu tiên như sau: - Tính toán sức chịu tải môi trường của vùng chịu tác động (hiện trạng/hiện tại

và quy hoặch phát triển trong tương lai gần).

Đây là bài toán có đầu vào khá phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố:

+ Điều kiện khí tượng, thủy văn theo mùa (Miền bắc: Xuân, Hạ, Thu, Đông và Miền Nam: Mùa khô & mùa mưa)

+ Địa hình tự nhiên, địa hình nhân tạo

+ Hiệu quá Kinh tế – Môi trường & Kinh tế - Xã hội

+ Tác động của các chỉ tiêu ô nhiễm sơ cấp và có khả năng chuyển hóa thành các chỉ tiêu ô nhiễm thứ cấp.

+ Tác động đến sức chịu tải môi trường không chỉ có các chỉ tiêu ô nhiễm đang nghiên cứu đề xuất xin phép xả thải, các nguồn thải công nghiệp mà còn các nguồn xả thải gây ô nhiễm không khí khác (Giao thông đường bộ, đường thủy, đường không, xây dựng cơ sở hạ tầng, sự cố môi trường ….)

+ Tác động của khí thải có thể ở mức nhẹ hoặc trung bình trong khu vực (tính theo HSRR vùng) nhưng sẽ tác động mạnh khi phát tán, sa lắng phía ngòai biên giới vùng địa lý đang xem xét. Hoặc ngược lại bị tác động ô nhiễm cộng kết

bởi phát tán ô nhiễm từ các vùng lân cận theo hướng gió mang tới làm sai lệch kết quả tính tóan cho vùng (ô nhiễm xuyên biên giới).

+ Khả năng tự làm sạch (tỷ lệ %) không khí của vùng.

Tính toán khả năng chịu tải của môi trường cần dựa trên kết quả giám sát chất lượng môi trường không khí liên tục 3-5 năm. Đồng thời phải sử dụng mô hình tóan môi trường (mô hình phát tán và mô hình dự báo trên cơ sở các nguồn điểm hiện có và nguồn dự báo trong quy hoạch phát triển).

- Tính toán tổng lượng thải trên toàn vùng từ tất cả các nguồn thải cho từng chỉ tiêu

+ Ưu tiên các nghành nghề, các lĩnh vực SX-KD chủ lực, là đòn bẩy kinh tế của địa bàn

+ Ưu tiên cho các đơn vị thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường của Việt nam.

• Đơn vị định lượng cho cấp phép xả khí thải ra không khí: Tấn chất ô nhiễm/năm

• Thời gian hiệu lực của giấy phép: 5 - 10 năm.

• Độ tự do thương mại của giấp phép: tòan vùng, tòan quốc và tòan cầu.

• Mẫu giấy phép xả thải khí thải vào không khí: Nội dung, hình thức, vật liệu của giấy phép do cơ quan cấp phép thực hiện phù hợp với các quy định hiện hành.

4.4. ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ TRAO ĐỔI GIẤY PHÉP XẢ KHÍ THẢI GIỮA

CÁC DOANH NGHIỆP

4.4.1. Cơ chếđối với cơ sở không sử dụng hết định mức cho phép xả thải (bên bán) (bên bán)

- Không giới hạn vùng địa lý của cơ sở đang hoạt động

- Không gây ô nhiễm môi trường khu vực hoạt động và vùng xung quanh - Thực hiện tốt Luật môi trường và các quy định về BVMT của chính quyền sở

tại

- Khối lượng giao dịch về hạn mức phải lớn hơn 10% hạn mức được cấp phép (nhằm bảo đảm hệ số an toàn phát thải cho cơ sở khi bán phải lớn hơn 10% mức cho phép xả thải)

- Có báo cáo tài chính minh bạch

- Có phương án phát triển SXKD và phương án BVMT khả thi

4.4.2. Cơ chếđối với cơ sở sử dụng quá định mức cho phép xả thải (bên mua) mua)

- Không giới hạn vùng địa lý của cơ sở đang họat động

- Không gây ô nhiễm nghiêm trọng, kéo dài cho môi trường xung quanh - Thực hiện tốt Luật môi trường và các quy định về BVMT của chính quyền sở

tại

- Có báo cáo kiểm tóan môi trường của 3 năm sản xuất trươc đó

- Khối lượng giao dịch mua không lớn hơn 50% hạn mức được cấp phép (nhằm bảo đảm an tòan không khí cho khu vực xung quanh cơ sở)

- Có báo cáo tài chính minh bạch

- Có phương án phát triển SXKD và phương án BVMT khả thi, kèm cam kết về thời gian thực hiện

4.4.3. Cơ chếđối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường

- Tạo điều kiện thuận lợi cho bên mua và bên bán thực hiện thong vụ môi trường

- Xác định độ chính xác các điều kiện kỹ thuật và vị trí vùng của bên bán và có trách nhiệm xác nhận hợp đống giao dịch thương mại khí thải là hợp pháp. - Chịu trách nhiệm cân đối việc mua bán khí thải sao cho tối ưu về KTXH-

4.5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THỬ NGHIỆM TÍNH GIÁ TRỊ CỦA CÁC LOẠI GIẤY PHÉP XẢ KHÍ THẢI ĐỐI VỚI BỤI, SO2, NO2, CO, CÁC LOẠI GIẤY PHÉP XẢ KHÍ THẢI ĐỐI VỚI BỤI, SO2, NO2, CO, CO2

Từ bài học kinh nghiệm của công tác quản lý chất lượng môi trường vĩ mô có liên quan đến buôn bán khí thải của Hoa Kỳ cho thấy:

• Cơ sở kinh tế của giấy phép xả thải:

- Giá trị của giấp phép xả thải khí thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Chính sách của Chính phủ về môi trường, về phát triển kinh tế (phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế của thế giới) và đặc biệt phụ thuộc vào vận hành thị trường của khu vực cụ thể. Vì vậy giá trị của giấy phép xả thải sẽ chủ yếu phụ thuộc vào đầu cuối là tính kinh tế thị trường hay có thể dự báo giá trị của giấy phép xả thải (chỉ tính theo giá trị kinh tế) cũng sẽ tăng giảm theo nhịp độ phát triển

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại tp.hcm (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)