Nghị định về thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải đã được Vụ Môi trường – Bộ Tài nguyên & Môi trường soạn thảo và đang hoàn thiện để dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trước cuối năm 2007 và các hoạt động thử nghiệm tính phí được dự kiến triển khai ngay từ đầu năm 2008.
• Đối tượng chịu phí:
− Bụi, khí SO2, khí NOx, khí CO phát tán ra môi trường từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.
• Đối tượng nộp phí:
− Tổ chức, cá nhân sử dụng máy móc, thiết bị đốt cháy nhiên liệu hoá thạch, bao gồm:
+ Chủ các PTGT và nguồn thải di động. + Chủ các nguồn thải cố định.
− Hộ gia đình, cá nhân sử dụng than, dầu hoả đốt cháy phục vụ mục đích sinh hoạt hàng ngày không phải là đối tượng phải nộp phí.
− Qui định cho rằng suất phí khí thải là mức phí khí thải tương đương với một khoản tiền đồng Việt Nam mà đối tượng nộp phí phải trả cho 01 kg đối tượng chịu phí phát tán ra môi trường.
− Suất phí khí thải được ước tính dựa trên mức độ độc hại của các đối tượng chịu phí, đề xuất cụ thể như sau (bảng 2.10):
Bảng 2.10. Suất phí khí thải đề xuất bởi Vụ Môi trường Chất gây ô nhiễm Mức phí thấp nhất (đồng/kg) Mức phí cao nhất (đồng/kg) Bụi 1.000 3.000
SO2 (lưu huỳnh dioxit ) 5.000 7.000
NOx (các oxit nitơ) 3.000 5.000
CO (cacbon oxit ) 5.000 7.000
Dự kiến suất phí khí thải nằm trong ngưỡng thấp nhất & cao nhất nêu trong bảng trên nhưng sẽ thay đổi theo từng vùng môi trường tiếp nhận khí thải cụ thể được quy định bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
− Đối với khí thải từ các phương tiện giao thông và các nguồn phát tán khí thải di động, mức phí khí thải được đề xuất như sau (bảng 2.11):
Bảng 2.11. Mức phí khí thải đối với các phương tiện giao thông và các nguồn phát tán di động STT Loại nhiên liệu Đơn vị Mức phí 1 Xăng A95 đ/lít 200 Xăng A92 đ/lít 300 Xăng A83 đ/lít 400 2 Dầu Diesel (0,05%S) đ/lít 500 Dầu Diesel (0,02%S) đ/lít 700 3 Khí hóa lỏng đ/m3 0 • Xác định khối lượng các đối tượng chịu phí:
− Khối lượng các đối tượng chịu phí được ước tính dựa trên các cơ sở sau: + Loại hình và chất lượng nhiên liệu bị đốt cháy;
+ Công nghệ và trình độ công nghệ của máy móc, thiết bị, phương tiện sử dụng nhiên liệu;
+ Mức độ xử lý, giảm thiểu khí thải.
− Hai phương pháp ước tính:
+ Phương pháp tính theo phương trình "Cân bằng vật chất" của quá trình cháy hay quá trình công nghệ sản xuất.
+ Sử dụng phương pháp hệ số ô nhiễm của WHO (1993) : "Kỹ thuật kiểm kê nhanh khối lượng chất khí thải theo hệ số phát thải", hay hệ số phát thải của US EPA, hoặc phương pháp IPCC của Tổ chức Thuỷ văn Thế giới áp dụng cho thống kê lượng thải khí nhà kính ở mỗi quốc gia.
Khối lượng chất khí thải = Lượng nhiên liệu đốt × Hệ số phát thải × (1 - hệ số hiệu quả xử lý chất thải)
Bảng 2.12. Hệ số ô nhiễm đối với Nhà máy Nhiệt điện theo WHO
Các hệ số ô nhiễm (kg/U)
Nhà máy Đơn vị
nhiên liệu (U) TSP SO2 NOX CO VOC
Nhiệt điện than tn 5A 19.5 S 9.0 0.3 0.055
Nhiệt điện dầu tn 0.28 20 S 2.84 0.71 0.035
Ghi chú : A - hàm lượng tro của than; S - hàm lượng sulfure trong nhiên liệu
Nếu 1 giờ đốt 20 tấn than với hàm lượng tro A = 15% và hệ số lọc bụi tĩnh điện 98%, thì lượng bụi thải là : TSP = 20 × 5 × 15 × (1-0,98) = 30 kg/h
• Cách tính phí khí thải:
− Công thức tính tổng quát:
P = Mbụi x Cbụi + MSO2 x CSO2 + MNOx x CNOx + MCO x CCO + MVOC x CVOC
Trong đó:
+ P: Tổng số phí phải nộp (đồng);
+ Mbụi, MSO2, MNOx, Mco, Mvoc: Khối lượng tương ứng của bụi, SO2, NOx, CO và VOC (kg);
+ Cbụi, CSO2, CNOx, CCO, Cvoc: Mức phí tương ứng đối với bụi, SO2, NOx, CO và VOC.
− Công thức tính phí đối với các phương tiện giao thông và các nguồn phát tán di động:
P = Mnl x Cnl
Trong đó:
+ P: Tổng số phí phải nộp (đồng); + Mnl: Khối lượng nhiên liệu (lít); + Cnl: Mức phí nhiên liệu tương ứng.
• Các phương thức thu, nộp phí và sử dụng phí:
− Nguồn thải di động (gồm các phương tiện giao thông vận tải...):
Phí khí thải của loại nguồn này được tinh trực tiếp vào giá thành nhiên liệu hóa thạch sử dụng, cụ thể là phí khí thải sẽ được thu thông qua các đơn vị kinh doanh nhiên liệu hóa thạch (xăng dầu, than đá...) trên cả nước.
Các đơn vị kinh doanh nhiên liệu hóa thạch có trách nhiệm tổ chức thu phí khí thải cùng với việc bán nhiên liệu, hàng quý nộp toàn bộ phí thu được về kho bạc nhà nước cấp huyện sau khi đã trừ đi tỷ lệ được giữ lại để tổ chức thu phí.
Tỷ lệ đơn vị kinh doanh nhiên liệu hóa thạch được giữ lại để tổ chức việc thu phí là 5% trên tổng số phí thu được.
− Nguồn thải cố định (Các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng nhiên liệu hóa thạch...):
Đối tượng nộp phí thực hiện kê khai theo mẫu của cơ quan chức năng quản lý môi trường cấp tỉnh để tính phí khí thải phải nộp. Cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định số liệu kê khai của đối tượng nộp phí, tính toán số phí phải nộp và thông báo lại cho đối tượng nộp phí cũng như Kho bạc nhà nước gần đối tượng nộp phí nhất.
Trong mọi trường hợp, đối tượng nộp phí đều phải nộp đúng và đủ số phí được thông báo bởi cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh. Trường hợp có sai số
trong tính toán số phí phải nộp, đối tượng nộp phí sẽ được khấu trừ vào các lần nộp phí sau.
Cơ quan quản lý Môi trường cấp tỉnh được giữ lại 15% tổng số phí thu được để phục vụ việc thẩm định số liệu kê khai, tính toán khối lượng và số phí cũng như ra thông báo cho đối tượng nộp phí và Kho bạc nhà nước.
− Sử dụng phí:
Ngoài các tỷ lệ mà đơn vị kinh doanh nhiên liệu hóa thạch và cơ quan quản lý Môi trường cấp tỉnh được giữ lại, toàn bộ phí thu được sẽ được chuyển vào tài khoản của Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam để hỗ trợ công tác Bảo vệ môi trường.