• Chỉ cấp phép cho các cơ sở họat động trên lãnh thổ Việt Nam đáp ứng các điều kiện sau:
- Các cơ sở đã được quy hoạch ổn định để phát triển
- Các nghành nghề sản xuất, kinh doanh không bị pháp luật cấm
- Các cơ sở đã hoàn chỉnh thủ tục hành chính về môi trường và có số liệu kiểm toán môi trường hàng năm chính xác.
- Các cơ sở phải nộp đủ các văn bản theo quy định của quy trình xét duyệt cấp giấy phép xả thải khí thải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường.
• Các chỉ tiêu gây ô nhiễm không khí được xét cấp phép xả thải thải vào không khí gồm: bụi; CO2, CO, SO2, NO2.
• Xác định hạn ngạch/định mức xả thải của các chỉ tiêu ô nhiễm không khí mà tổ chức môi trường thế giới phần bổ cho Việt Nam, Chính phủ Việt Nam phần bổ cho địa phương chủ quản vùng địa lý (Các chi cục BVMT vùng trực thuộc Cục BVMT).
• Trên cơ sở hạn ngạch/định mức cho phép xả thải của vùng, cơ quan quản lý môi trường vùng tính toán, cân đối và quyết định cấp phép xả thải cho các đơn vị cụ thể trên địa bàn địa lý dựa trên các tiêu chí ưu tiên như sau: - Tính toán sức chịu tải môi trường của vùng chịu tác động (hiện trạng/hiện tại
và quy hoặch phát triển trong tương lai gần).
Đây là bài toán có đầu vào khá phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố:
+ Điều kiện khí tượng, thủy văn theo mùa (Miền bắc: Xuân, Hạ, Thu, Đông và Miền Nam: Mùa khô & mùa mưa)
+ Địa hình tự nhiên, địa hình nhân tạo
+ Hiệu quá Kinh tế – Môi trường & Kinh tế - Xã hội
+ Tác động của các chỉ tiêu ô nhiễm sơ cấp và có khả năng chuyển hóa thành các chỉ tiêu ô nhiễm thứ cấp.
+ Tác động đến sức chịu tải môi trường không chỉ có các chỉ tiêu ô nhiễm đang nghiên cứu đề xuất xin phép xả thải, các nguồn thải công nghiệp mà còn các nguồn xả thải gây ô nhiễm không khí khác (Giao thông đường bộ, đường thủy, đường không, xây dựng cơ sở hạ tầng, sự cố môi trường ….)
+ Tác động của khí thải có thể ở mức nhẹ hoặc trung bình trong khu vực (tính theo HSRR vùng) nhưng sẽ tác động mạnh khi phát tán, sa lắng phía ngòai biên giới vùng địa lý đang xem xét. Hoặc ngược lại bị tác động ô nhiễm cộng kết
bởi phát tán ô nhiễm từ các vùng lân cận theo hướng gió mang tới làm sai lệch kết quả tính tóan cho vùng (ô nhiễm xuyên biên giới).
+ Khả năng tự làm sạch (tỷ lệ %) không khí của vùng.
Tính toán khả năng chịu tải của môi trường cần dựa trên kết quả giám sát chất lượng môi trường không khí liên tục 3-5 năm. Đồng thời phải sử dụng mô hình tóan môi trường (mô hình phát tán và mô hình dự báo trên cơ sở các nguồn điểm hiện có và nguồn dự báo trong quy hoạch phát triển).
- Tính toán tổng lượng thải trên toàn vùng từ tất cả các nguồn thải cho từng chỉ tiêu
+ Ưu tiên các nghành nghề, các lĩnh vực SX-KD chủ lực, là đòn bẩy kinh tế của địa bàn
+ Ưu tiên cho các đơn vị thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường của Việt nam.
• Đơn vị định lượng cho cấp phép xả khí thải ra không khí: Tấn chất ô nhiễm/năm
• Thời gian hiệu lực của giấy phép: 5 - 10 năm.
• Độ tự do thương mại của giấp phép: tòan vùng, tòan quốc và tòan cầu.
• Mẫu giấy phép xả thải khí thải vào không khí: Nội dung, hình thức, vật liệu của giấy phép do cơ quan cấp phép thực hiện phù hợp với các quy định hiện hành.
4.4. ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ TRAO ĐỔI GIẤY PHÉP XẢ KHÍ THẢI GIỮA
CÁC DOANH NGHIỆP