liệu.
- Kết quả tính toán được phù hợp với mức phí đề xuất của Vụ Môi trường trong bảng 2.9.
2.4.2.3. Đề xuất phương pháp tính phí áp dụng cho thành phố Hồ Chí Minh Minh
• Đối tượng chịu phí
Áp dụng thu phí với 4 đối tượng là Bụi lơ lửng, SO2, NO2, CO.
• Đối tượng nộp phí
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, dùng nguyên, nhiên liệu đốt cháy phát tán ra môi trường các đối tượng chịu phí nêu ở trên.
Các hộ gia đình sử dụng nguyên, nhiên liệu đốt cháy (phát tán ra môi trường các đối tượng chịu phí) phục vụ cho mục đích sinh hoạt hàng ngày không phải nộp phí.
• Công thức tính phí tổng quát
Đối với nguồn thải cốđịnh:
P = Mbụi x Cbụi + MSO2 x CSO2 + MNO2 x CNO2 + MCO x CCO
P : Tổng số phí phải nộp. Mx : Khối lượng thành phần x.
Cx : Suất phí khí thải của thành phần x.
Đối với nguồn thải di động:
P = Vnl x Cnli
P : Tổng số phí phải nộp. Vnl : Thể tích nhiên liệu.
Cnli : Suất phí khí thải đối với nhiên liệu i (xăng hoặc dầu diesel).
Áp dụng các mức phí như Vụ Môi trường đề xuất (xem bảng 2.8. và bảng 2.9.), có thay thế mức phí đối với NOx là mức phí đối với NO2.
• Phương pháp tính
- Đối với nhóm nguồn thải cố định:
Căn cứ vào kết quả đo đạc quan trắc trực tiếp (hoặc tính toán tải lượng ô nhiễm trên cơ sở hệ số phát thải) tại các nguồn thải tính ra lượng phát thải của các chất ô nhiễm, áp dụng công thức tổng quát và suất phí khí thải để tính ra số phí phải nộp.
- Đối với nhóm nguồn thải di động (các phương tiện giao thông vận tải):
Căn cứ vào lượng nhiên liệu tiêu thụ để tính phí khí thải đối với các nguồn thải di động .
2.4.2.4. Đề xuất hệ thống tổ chức, phương thức thu và quản lý phí khí thải tại thành phố Hồ Chí Minh
• Một số bất cập trong quá trình triển khai thu phí nước thải công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua
Quá trình triển khai thu phí nước thải công nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số nhược điểm mà vấn đề bật cập nhất đó là Bộ Tài nguyên và Môi trường thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết cũng như chưa công bố chính thức các số liệu định mức về nồng độ và lưu lượng đối với từng loại ngành nghề nên phát sinh một số khó khăn nhất định trong việc hướng dẫn kê khai, thẩm định, chẳng hạn như :
+ Trong khâu kiểm tra, thẩm định còn rườm rà, tốn nhiều thời gian và tiền bạc nhưng thực tế khó xác định chính xác 2 thông số chính là: lưu lượng và nồng độ. Việc xác định 2 thông số này bằng phương pháp đo đạc vừa tốn kém thời gian, tiền bạc lại chỉ có giá trị tức thời, không đại diện cho tất cả các công đoạn và thời gian hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn như chỉ tiến hành đo đạc một lần nhưng lại tính giá trị đó cho cả năm nên thường khó thống nhất giữa cơ quan thu phí và bên nộp phí.
Do đó, doanh nghiệp luôn tìm cách né tránh, kê khai thấp hơn thực tế gây khó khăn cho cơ quan quản lý thu phí.
+ Khi kiểm tra, thẩm định tại doanh nghiệp phải thong báo trước nên doanh nghiệp đối phó bằng cách giảm công suất hoạt, ngưng hoạt động các khâu phát sinh nước thải, pha loãng nước thải…
+ Khi tổ chức thẩm định cũng mất khá nhiều thời gian và nhân lực (thuê đơn vị tư vấn bên ngoài, đại diện cho địa phương là Phòng Tài nguyên và Môi trường quận huyện/HEPZA, đại diện Chi cục BVMT) nhưng với số lượng lớn doanh nghiệp ở thành phố thì Chi cục BVMT sẽ không đủ nhân lực, thời gian để tổ chức thẩm định hết tất cả mà phải lựa chọn những doanh nghiệp thuộc những ngành nghề có phát sinh nhiều nước thải như giấy, nhuộm, rượu bia, thuỷ sản…
• Đề xuất hệ thống tổ chức thu phí khí thải
Hệ thống tổ chức thu phí khí thải bao gồm các cơ quan như sau: Sở Tài nguyên và Môi trường, Các UBND quận-huyện, Ban Quản lý Khu Chế xuất-Khu Công nghiệp (HEPZA), Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Sở Tài chính, Cục Thuế thành phố, Kho bạc Nhà nước thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý việc chấp hành thực hiện nộp phí khí thải của các cơ sở sản xuất trên địa bàn quản lý. Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trong hệ thống tổ chức thu phí như sau:
Các UBND quận-huyện, Ban Quản lý Khu Chế xuất-Khu Công nghiệp (HEPZA), Ban Quản lý Khu Công nghệ cao:
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý việc chấp hành thực hiện nộp phí khí thải của các cơ sở sản xuất trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền.
- Tổ chức tuyên truyền vận động các đối tượng nộp phí BVMT đối với khí thải chấp hành chủ trương của Nhà nước về phí BVMT đối với khí thải.
- Lập kế hoạch và quyết toán chi phí cho việc thu phí với Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Phối hợp cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc:
+ Lập danh sách các đối tượng nộp phí BVMT đối với khí thải công nghiệp trên địa bàn quận – huyện.
+ Tiếp nhận tờ khai nộp phí của các đối tượng nộp phí BVMT đối với khí thải công nghiệp để chuyển cho Sở Tài nguyên và Môi trường. + Chuyển Thông báo số phí phải nộp đến các đối tượng nộp phí trên địa
bàn.
+ Giải quyết các khiếu nại về thu, nộp phí BVMT đối với khí thải công nghiệp.
Sở Tài nguyên và Môi trường
- Thống kê, lập danh sách đối tượng nộp phí khí thải trên địa bàn TP.HCM. - Hướng dẫn thực hiện kê khai, nộp phí và thực hiện thu phí khí thải trên địa
bàn thành phố
- Thẩm định tờ khai nộp phí khí thải của các doanh nghiệp.
- Kiểm tra, xử lý việc chấp hành thực hiện nộp phí khí thải của các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố theo đúng quy định.
- Giải quyết các khiếu nại về thu, nộp phí BVMT đối với khí thải công nghiệp
Sở Tài chính chủ trì phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và ban hành Kế hoạch của Liên Sở để hướng dẫn các quận huyện phường xã, các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố, đảm bảo việc thu phí phải đồng bộ, thuận lợi, hợp lý và phù hợp quy định.
Cục Thuế thành phố hướng dẫn về phát hành và sử dụng biên lai thu phí khí
thải.
Kho bạc Nhà nước thành phố hướng dẫn các đơn vị có nhiệm vụ thu phí về
thủ tục mở tài khoản tạm giữ và thủ tục thu, nộp phí khí thải.
- Đối với nhóm nguồn thải cố định:
Phương thức thu phí được đề xuất dựa trên 02 tiêu chí:
+ Đối với những khí thải nào không được xử lý thì thu theo định mức. + Đối với những khí thải đã qua xử lý thì thu phí theo đo đạc thực tế.
Các đối tượng thuộc diện nộp phí có trách nhiệm thực hiện kê khai tính phí theo mẫu (ban hành bởi cơ quan chức năng) theo từng tháng (trong vòng 10 ngày đầu) và nộp tới cơ quan chức năng của thành phố.
Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nhiên liệu trong quá trình sản xuất, cần kê thêm tờ khai hoàn phí nhiên liệu (để tránh tình trạng phí chồng phí).
Căn cứ vào kê khai của đối tượng nộp phí và các số liệu liên quan, Sở Tài nguyên & Môi trường kiêm tra và ra thông báo nộp phí tới đối tượng, các đối tượng nộp phí khí thải vào tài khoản phí bảo vệ môi trường tại Kho bạc nhà nước địa phương theo thông báo này (không chậm quá 20 ngày của tháng tiếp theo).
Hàng năm, đối tượng nộp phí phải thực hiện quyết toán tiền phí phải nộp với Sở Tài nguyên & Môi trường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch.
- Đối với nhóm nguồn thải di động (các phương tiện giao thông vận tải):
Phí khí thải được cấu thành vào giá nhiên liệu và được thu trực tiếp tại các đơn vị kinh doanh nhiên liệu. Căn cứ vào khối lượng nhiên liệu đầu vào các đơn vị kinh doanh kê khai số phí phải nộp hàng quí hoặc năm.
• Quản lý sử dụng tiền phí thu được
1). Phí khí thải đối với các nguồn thải di động (thu trên nhiên liệu)
a). Để lại một phần trong tổng số phí thu được cho đơn vị kinh doanh để trang trải chi phí cho việc thu phí. Phần phí để lại cho đơn vị kinh doanh để trang trải cho việc thu phí được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền phí thu được hàng năm. Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định tỷ lệ phần trăm trích để lại ở mức ổn định trong một số năm theo hướng dẫn tại điểm 3 và điểm
4 mục C phần III của Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí là lệ phí. Tỷ lệ phần trăm trích để lại tối đa không quá 10% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với khí thải thu được.
Toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với khí thải được trích theo quy định trên đây, đơn vị kinh doanh phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ quy định, cuối năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để chi theo chế độ quy định.
b). Phần phí còn lại (sau khi trừ đi số phí trích để lại cho đơn vị kinh doanh) được nộp vào Ngân sách nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách.
2). Phí khí thải đối với các nguồn cốđịnh
a). Để lại 20% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với khí thải thu được cho Sở Tài nguyên và Môi trường để trang trải chi phí cho việc thu phí và chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích khí thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với khí thải công nghiệp. Trong đó:
− 5% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với khí thải công nghiệp được sử dụng để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định tại điểm 4 mục C phần III của Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
− 15% còn lại được sử dụng để trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu, phân tích khí thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với khí thải công nghiệp. Nội dung chi phải đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.
Toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với khí thải công nghiệp được trích theo quy định trên đây, Sở Tài nguyên và Môi trường phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ quy định, cuối năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để chi theo chế độ quy định.
b). Phần phí còn lại (80% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với khí thải công nghiệp thu được) nộp vào Ngân sách nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách.
3). Quản lý, sử dụng phần phí bảo vệ môi trường nộp vào ngân sách
Số phí bảo vệ môi trường đối với khí thải nộp vào ngân sách nhà nước được phân chia cho các cấp ngân sách như:
a). Ngân sách trung ương hưởng 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam theo quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam. Việc quản lý, sử dụng phần phí này được thực hiện theo Thông tư số 93/2003/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quản lý tài chính đối với Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam.
b). Ngân sách Thành phố được hưởng 50% để sử dụng cho việc bảo vệ môi trường trên địa bàn (phòng ngừa, khắc phục và xử lý ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường).
Việc chi trả, thanh toán các khoản chi từ phần phí bảo vệ môi trường đối với khí thải nộp vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP LUẬN TÍNH THUẾ BVMT ĐỐI VỚI CÁC CHẤT CÓ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI TP.
HỒ CHÍ MINH 3.1. SỰ CẦN THIẾT
Thuế bảo vệ môi trường cấu thành vào giá hàng hoá, dịch vụ, nên có tác dụng kích thích và điều chỉnh sản xuất, tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường, thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng “sạch” nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người hoặc có thể dẫn tới việc ra đời của các công nghệ, chu trình sản xuất và sản phẩm mới giảm thiểu tác hại đến môi trường.
Xét trên khía cạnh kinh tế, thuế đánh vào các nguồn thu nhập từ lao động, vốn và tiết kiệm thường gây các ảnh hưởng tiêu cực hơn cho xã hội so với thuế bảo vệ môi trường. Tăng thuế đánh vào thu nhập (thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp) thường là một trong những nguyên nhân làm giảm động lực làm việc, giảm tiết kiệm, đầu tư. Nhưng thuế bảo vệ môi trường không gây gây tác động của thuế đối với tăng trưởng kinh tế, hơn nữa về lâu dài còn góp phần làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và nền kinh tế. Điều này có nghĩa là nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường có thể được sử dụng để thay thế nguồn thu từ các loại thuế khác đối với thu nhập từ lao động và vốn. Việc chuyển đổi đối tượng của các loại thuế: từ việc đánh vào “những cái tốt” của nền kinh tế (như lao động và vốn) sang “những cái xấu” (như ô nhiễm môi trường) sẽ phát huy được khía cạnh sinh thái học của thuế.
Ngày 06/12/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, trong đó có quy định sẽ trình Quốc hội ban hành mới Luật thuế bảo vệ môi trường (dự kiến vào khoảng thời gian từ năm 2008 - 2010).
Hiện nay, các vấn đề ô nhiễm không khí đang là vấn đề rất bức xúc của xã hội, không khí đang trở lên ngột ngạt, ô nhiễm nặng lề ở các thành phố, khu công nghiệp và các làng nghề đã gây lên rất nhiều các hậu quả về môi trường sinh thái và sức khỏe nhân dân. Vì vậy, thuế bảo vệ môi trường nên áp dụng thu
đối với đối tượng là các sản phẩm mà việc sản xuất và sử dụng chúng có phát thải ra các loại chất thải làm ô nhiễm môi trường không khí (gồm khí thải, bụi, tiếng ồn…).
3.2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN TÍNH THUẾ BVMT ĐỐI VỚI KHÍ THẢI
Bản chất của công cụ thuế là nhằm tới 02 mục đích chính: - Bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
- Điều chỉnh thị trường.
Ý nghĩa điều chỉnh thị trường được thể hiện ở chỗ: Ngành nào thừa sản phẩm (hoặc chất nào gây ô nhiễm nặng) thì điều chỉnh tăng thuế để hãm tốc độ sản xuất (hoặc ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm) và ngược lại.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm thực hiện đề xuất phương pháp luận tính thuế bảo vệ môi trường đối với một số chất ô nhiễm không khí tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Hàm lượng Carbon trong nhiên liệu hóa thạch. - Hàm lượng lưu huỳnh (S) trong nhiên liệu hóa thạch. - Các loại chất CFC
Nguyên tắc đề xuất thuế: Điều chỉnh quá trình phát thải các chất ô nhiễm, điều chỉnh loại nhiên liệu sử dụng.
Trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, tuân thủ những quy định của pháp luật Việt Nam nêu trong một số luật thuế và pháp