HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP LUẬN TÍNH PHÍ KHÍ THẢI ĐỐI VỚ

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại tp.hcm (Trang 89)

VỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.4.1. Mục tiêu

Phương pháp tính phí khí thải phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh và đáp ứng các điều kiện sau:

- Có tính khả thi cao. - Đơn giản và dễ áp dụng.

- Phù hợp với các văn bản pháp quy đã được ban hành về phí và lệ phí (phí

2.4.2. Nội dung

Trên thực tế, trong cơ chế hiện nay của Việt Nam, một khi Nghị định Chính phủ được phê duyệt thì đây sẽ là cơ sở pháp lý mạnh nhất để triển khai áp dụng vào thực tế. Do vậy, phương án thu phí khí thải do Vụ Môi trường/Bộ TN&MT đề xuất trong dự thảo nghị định hiện tại có nhiều triển vọng được áp dụng nhất. Vì thế, phương pháp luận tính phí khí thải đối với thành phố Hồ Chí Minh cũng được nhóm thực hiện đề tài hoàn thiện theo định hướng trong nghị định dự thảo đã phân tích ở phần trên. Tuy nhiên có xem xét thử nghiệm tính toán sut phí khí thi căn c theo chi phí x lý môi trường

sut phí khí thi áp cho nhiên liu, c th là xăng không chì và du.

2.4.2.1. Thử nghiệm tính suất phí theo chi phí xử lý

Về cơ bản mức phí khí thải tính cho các chất ô nhiễm theo chi phí xử lý sẽ dựa trên các cơ sở sau:

- Tải lượng chất ô nhiễm cần xử lý (xử lý đến đạt tiêu chuẩn) - Chi phí hệ thống xử lý chất ô nhiễm

Giả sử quy định các ký hiệu như sau:

- Mức phí tính cho chất ô nhiễm i là : Mi (đồng/kg) - Tải lượng chất ô nhiễm i cần xử lý là : Qi (kg) - Chi phí hệ thống xử lý chất ô nhiễm i là : Ki (đồng)

Lúc này mức phí được tính : Mi = Ki : Qi

Tuy nhiên trên thực tế, thường một hệ thống xử lý khí thải công nghiệp được áp dụng để xử lý cho cùng lúc nhiều chất ô nhiễm trong khí thải (Ví dụ: SO2, NOx, CO, ...) mà không để áp dụng xử lý cho từng chất ô nhiễm riêng lẻ. Do đó, việc tính toán xác định được Ki trên thực tế là rất khó và hầu như không thể thực hiện chính xác được. Trong những trường hợp như vậy, chỉ có thể xác định một mức Mi trung bình cho tất cả các chất ô nhiễm trong khí thải.

Ví dụ: Chi phí xử lý khí thải cho một nguồn thải là K, trong đó có 02 chất ô nhiễm được xử lý tới đạt tiêu chuẩn là SO2 và NOx. Khối lượng SO2 cần xử lý

là Q1, khối lượng NOx cần xử lý là Q2. Lúc này, mức phí trung bình tính chung cho cả SO2 và NOx sẽ được tính như sau:

MSO2 = MNOx= K : (Q1 + Q2).

Tính thử mức phí cho một trường hợp cụ thể như sau:

Có một dự án đầu tư sản xuất với thời gian hoạt động theo giấy phép đầu tư là 50 năm (Thử nghiệm tính cho Công ty Dệt Ulhwa). Trong đó, dự án sử dụng 01 lò hơi đốt dầu FO công suất 20 tấn/h, lượng nhiên liệu sử dụng 600lít/h. Tính mức phí sẽ phải thu theo kinh phí xử lý?

Kinh phí hệ thống xử lý khí thải lò hơi đạt tới tiêu chuẩn TCVN 5939 : 2005, B :

Bng 2.17. Kinh phí h thng x lý khí thi lò hơi

TT Hạng mục Kinh phí (đồng)

1 Thiết bị xử lý 230.000.000

2 Hệ thống quạt ly tâm 130.000.000

3 Vật tư, tủ điện điều khiển và phụ kiện 70.000.000

4 Vận chuyển 10.000.000

5 Nhân công 20.000.000

6 Máy thi công 10.000.000

Tổng cộng 470.000.000

Nguồn : Công ty CP thiết bị Bảo hộ lao động, 04/2008

Bng 2.18. Chi phí vn hành h thng x lý khí thi lò hơi

TT Hạng mục Chi phí

(đồng/ngày)

Ghi chú

1 Chi phí điện năng 120.000 60 kWh/ ngày

2 Chi phí hóa chất 30.000

3 Nhân công 100.000 02 công nhân (lương 1,5 triệu/tháng)

Tổng cộng 250.000

Nguồn : Công ty CP thiết bị Bảo hộ lao động, 04/2008

Để tính được mức phí, trước hết cần xác định các chất ô nhiễm chính trong khí thải, đặt điều kiện là bỏ qua các chất chiếm tỷ trọng thấp trong dòng thải. Như vậy, các chất ô nhiễm chính trong khí thải bao gồm: SO2, NOx, CO, bụi.

Bước tiếp theo là xác định Qi:

Trọng lượng riêng của dầu FO: 0.96 kg/lít

S trong dầu FO (mức trung bình tại Việt Nam) : 3%

Bng 2.19. H s ô nhim ca lò hơi đốt du FO

STT Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/1000L dầu FO)

1 SO2 18,8 S

2 NOx 6,6

3 CO 0,6

4 Bụi (TSP) 1,2

Nguồn: AP-42 Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ

Khi đốt cháy 1kg dầu FO ở nhiệt độ lò hơi tạo ra 28.3 m3 khí thải, như vậy khi đốt cháy 1000 lít dầu FO (tương đương 960 kg) thể tích khí thải phát sinh tính được là : 27.168 m3.

Căn cứ vào hệ số ô nhiễm, khối lượng tiêu thụ nhiên liệu và thể tích khí thải phát sinh từ quá trình đốt dầu FO vận hành lò hơi, tính được nồng độ các chất ô nhiễm như sau:

Bng 2.20. Nng độ các cht ô nhim ca lò hơi đốt du FO STT Chất ô nhiễm Hàm lượng (mg/m3) TCVN 5939:2005, B (mg/m3) 1 SO2 2075,97 500 2 NOx 242,93 580 3 CO 22,08 1.000 4 Bụi (TSP) 44,17 200

Như vậy, trong thành phần khí thải chỉ có SO2 là được xem là chất ô nhiễm cần xử lý, các chất khác có nồng độ thấp hơn tiêu chuẩn nên không được xem xét tới.

Theo bảng trên, nồng độ SO2 cần xử lý là 1575.97 mg/m3.

Giả thiết rằng thời gian khấu hao hệ thống xử lý khí thải là 5 năm (Do tốc độ ăn mòn thiết bị lớn).

Như vậy, lượng nhiên liệu sử dụng trong thời gian 5 năm là : 25.920.000 lít (24.883.200 kg).

Lượng khí thải phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống: 704.194.560 m3.

Lượng SO2 cần xử lý trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống: 1.109.790 kg

Mức phí khí thải tính cho SO2 theo chi phí xử lý trong trường hợp này là: 829 đồng/kg. Kết qủa tính toán này thấp hơn 6 lần so với suất phí do Vụ Môi trường đề xuất đối với SO2 là từ 5.000-7.000 đ/kg (Xem bảng 2.8).

Nhn xét:

Trên đây là mức phí tính cho trường hợp cụ thể của dự án giả định, tuy nhiên có thể thấy rằng mặc dù không tính đến sự biến đổi tải lượng ô nhiễm trong khí thải theo mức độ tiên tiến của công nghệ sản xuất lò hơi và những biến đổi khác, mức phí đối với SO2 vẫn sẽ thay đổi trong các trường hợp:

- Thời gian khấu hao thiết bị thay đổi. - Chi phí xử lý chất thải thay đổi.

Như vậy, có quá nhiều tác nhân có thể ảnh hưởng tới việc xác định mức phí đối với SO2 theo chi phí xử lý trong trường hợp nêu trên.

Điều này, khẳng định lại quan điểm cho rằng việc tính phí khí thải dựa trên chi phí xử lý khí thải là công việc vô cùng khó khăn đòi hỏi rất nhiều thông tin, điều kiện và điều quan trọng là kết quả tính toán cho độ chính xác không cao.

2.4.2.2. Thử tính phí môi trường đối với nhiên liệu dựa trên tỷ lệ phí/ giá thành nhiên liệu của các nước trên thế giới thành nhiên liệu của các nước trên thế giới

Trên thế giới, công cụ thuế môi trường đánh vào nhiên liệu được sử dụng ở hầu hết các nước phát triển, ngoại trừ Đài Loan, còn lại chưa thấy quốc gia nào đánh phí bảo vệ môi trường trên nhiên liệu (xem phụ lục).

Tuy nhiên, theo các ý kiến đóng góp trong hội thảo tổ chức ngày 22 tháng 7 năm 2008, phí khí thải đối với các nguồn phát thải di động (đánh trên nhiên liệu) cần được đề xuất dựa vào tỷ lệ phí thu trên giá nhiên liệu của các nước

trên thế giới. Do vậy, nhóm thực hiện đề tài tập trung thêm vào nghiên cứu đề xuất phí khí thải đối với nhiên liệu dựa trên tiêu chí này.

Các căn cứ để tính toán bao gồm:

- Giá nhiên liệu của các nước trên thế giới: bao gồm xăng và dầu diesel.

- Dựa vào mức phí khí thải của các nước trên thế giới (xem phụ lục) : Về cơ bản, càng có nhiều số liệu này thì kết quả tính toán được sau này càng có độ tin cậy cao hơn. Tuy nhiên, khi tính toán nhóm thực hiện đề tài cố gắng lựa chọn các nước có số liệu về giá nhiên liệu và mức phí thu trên nhiên liệu áp dụng trong cùng một thời điểm (vì có thể trong thời điểm nước này áp dụng phí khí thải thì nước khác lại không áp dụng), vì vậy chỉ có 04 nước là Mỹ, Thụy Điển, Ba Lan & Trung quốc là có số liệu đáp ứng yêu cầu để tính toán nêu trên.

- Dựa trên bảng hệ số ô nhiễm của một số phương tiện giao thông vận tải của WHO: với điều kiện biên là không tính đến mức độ tiên tiến của công nghệ sản xuất động cơ và hệ số ô nhiễm được lấy theo số trung bình.

Kết quả tính thử nghiệm đưa ra trong các bảng sau:

Bng 2.21. Giá nhiên liu ti mt s nước trên thế gii

STT Quốc gia Giá xăng không chì

(USD/lít) Giá dầu (USD/lít) 1 Mỹ 1,086 1,26 2 Thụy Điển 2,112 2,249 3 Ba Lan 1,99 2,02 4 Trung Quốc 0,615 0.615

Nguồn: AARoadwatch.ie và Chinaview.cn

Ghi chú: Xăng không chì được khuyến khích tại một số quốc gia (giá được hỗ trợ)

Căn cứ vào số liệu mức phí khí thải của các nước trên thế giới (xem phụ lục) ước tính được suất phí khí thải tính trên từng thành phần ô nhiễm phát thải tương đương.

Bng 2.22. Sut phí khí thi tính trên thành phn phát thi tương đương

Suất phí khí thải tính trên thành phần ô nhiễm (USD/kg) Quốc gia TSP SO2 NOx CO VOC Mỹ 0.0310 0.0310 0.0310 0 0.0310 Thụy Điển 0 0 5.9 0 0 Ba Lan 0 0.075 0.075 0 0 Trung Quốc 0 0 0.005 0.005 0

Nguồn: Phân viện NĐMTQS,2008

Căn cứ vào bảng 2.22 và bảng 2.13 hệ số phát thải của WHO, ta tính được mức phí khí thải đối với các nguồn di động tương đương của một số nước trên thế giới.

Bng 2.23. Mc phí khí thi đối vi các ngun di động tương đương

Phương tiện Công suất Đơn vị Mỹ Thụy Điển Ba Lan Trung Quốc Ô tô con 1400-2000 cc USD/lít xăng 0,0012 0,0999 0,0013 0,0008 Ôtô tải >3,5 tấn USD/lít xăng 0,0013 0,0908 0,0012 0,0012 Ôtô tải <3,5 tấn USD/lít dầu 0,0005 0,0590 0,0008 0,0001 Ôtô tải 3,5 - 16 tấn USD/lít dầu 0,0018 0,2704 0,0034 0,0003 Ôtô tải >16 tấn USD/lít dầu 0,0018 0,2458 0,0031 0,0003 Ôtô buýt >16 tấn USD/lít dầu 0,0018 0,2458 0,0031 0,0003

Xe máy (hai thời) < 50cc

USD/lít

xăng 0,0081 0,0127 0,0002 0,0021

Xe máy (hai thời) > 50cc

USD/lít xăng 0,0121 0,0123 0,0002 0,0028 Xe máy (bốn thời) > 50cc USD/lít xăng 0,0021 0,0363 0,0005 0,0021 Tàu thủy USD/lít xăng 0,0024 0,4116 0,0052 0,0003

Căn cứ mức phí khí thải trong bảng 2.23. và giá nhiên liệu trong bảng 2.21. ước tính được tỷ lệ phí khí thải trên giá nhiên liệu như sau:

Bng 2.24. T l phí khí thi trên giá nhiên liu

Phí khí thải Tỷ lệ phí trên giá nhiên liệu Quốc gia

USD/ lít xăng USD/lít dầu % giá xăng % giá dầu

Mỹ 0,0045 0,0015 0,42% 0,12%

Thụy Điển 0,1106 0,2053 5,24% 9,13%

Ba Lan 0,0014 0,0026 0,07% 0,13%

Trung Quốc 0,0016 0,0003 0,25% 0,04%

Nguồn: Phân viện NĐMTQS,2008

Nếu đề xuất tỷ lệ phí khí thải thu trên giá nhiên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh theo mức trung bình của các tỷ lệ trong bảng 2.22. ta được :

- Phí khí thải/giá xăng = 1,5 % - Phí khí thải/giá dầu = 2,36 %

So sánh với thời giá quý III năm 2008, có suất phí khí thải đối với các nguồn phát thải di động tại thành phố Hồ Chí Minh tính trên nhiên liệu là:

Bng 2.25. Phí khí thi trên giá nhiên liu đề xut đối vi Tp.H Chí Minh

Giá (VNĐ/lít) Tỷ lệ thu phí khí thải/giá nhiên liệu (%) Phí khí thải phải thu (VNĐ/lít) Xăng 17000 1,5 % 255 Dầu 15950 2,36 % 376 Trung bình 316 Nhn xét:

- Cách xác định mức phí theo tỷ lệ phí thu trên giá thành nhiên liệu không phụ thuộc vào biến động GDP của các nước trên thế giới, tuy nhiên quá trình tính toán phải đặt ra một số điều kiện như đã nêu ở trên.

- Với mức phí trung bình thu trên nhiên liệu trong bảng 2.23. và lượng nhiên liệu tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1 – 2 triệu tấn/năm, hàng

năm Tp.Hồ Chí Minh thu được từ 395 - 790 tỷ đồng phí khí thải từ nhiên liệu.

- Kết quả tính toán được phù hợp với mức phí đề xuất của Vụ Môi trường trong bảng 2.9.

2.4.2.3. Đề xuất phương pháp tính phí áp dụng cho thành phố Hồ Chí Minh Minh

Đối tượng chu phí

Áp dụng thu phí với 4 đối tượng là Bụi lơ lửng, SO2, NO2, CO.

Đối tượng np phí

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, dùng nguyên, nhiên liệu đốt cháy phát tán ra môi trường các đối tượng chịu phí nêu ở trên.

Các hộ gia đình sử dụng nguyên, nhiên liệu đốt cháy (phát tán ra môi trường các đối tượng chịu phí) phục vụ cho mục đích sinh hoạt hàng ngày không phải nộp phí.

Công thc tính phí tng quát

Đối vi ngun thi cđịnh:

P = Mbụi x Cbụi + MSO2 x CSO2 + MNO2 x CNO2 + MCO x CCO

P : Tổng số phí phải nộp. Mx : Khối lượng thành phần x.

Cx : Suất phí khí thải của thành phần x.

Đối vi ngun thi di động:

P = Vnl x Cnli

P : Tổng số phí phải nộp. Vnl : Thể tích nhiên liệu.

Cnli : Suất phí khí thải đối với nhiên liệu i (xăng hoặc dầu diesel).

Áp dụng các mức phí như Vụ Môi trường đề xuất (xem bảng 2.8. và bảng 2.9.), có thay thế mức phí đối với NOx là mức phí đối với NO2.

Phương pháp tính

- Đối với nhóm nguồn thải cố định:

Căn cứ vào kết quả đo đạc quan trắc trực tiếp (hoặc tính toán tải lượng ô nhiễm trên cơ sở hệ số phát thải) tại các nguồn thải tính ra lượng phát thải của các chất ô nhiễm, áp dụng công thức tổng quát và suất phí khí thải để tính ra số phí phải nộp.

- Đối với nhóm nguồn thải di động (các phương tiện giao thông vận tải):

Căn cứ vào lượng nhiên liệu tiêu thụ để tính phí khí thải đối với các nguồn thải di động .

2.4.2.4. Đề xuất hệ thống tổ chức, phương thức thu và quản lý phí khí thải tại thành phố Hồ Chí Minh

Mt s bt cp trong quá trình trin khai thu phí nước thi công nghip ti thành ph H Chí Minh trong thi gian qua

Quá trình triển khai thu phí nước thải công nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số nhược điểm mà vấn đề bật cập nhất đó là Bộ Tài nguyên và Môi trường thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết cũng như chưa công bố chính thức các số liệu định mức về nồng độ và lưu lượng đối với từng loại ngành nghề nên phát sinh một số khó khăn nhất định trong việc hướng dẫn kê khai, thẩm định, chẳng hạn như :

+ Trong khâu kiểm tra, thẩm định còn rườm rà, tốn nhiều thời gian và tiền bạc nhưng thực tế khó xác định chính xác 2 thông số chính là: lưu lượng và nồng độ. Việc xác định 2 thông số này bằng phương pháp đo đạc vừa tốn kém thời gian, tiền bạc lại chỉ có giá trị tức thời, không đại diện cho tất cả các công đoạn và thời gian hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn như chỉ tiến hành đo đạc một lần nhưng lại tính giá trị đó cho cả năm nên thường khó thống nhất giữa cơ quan thu phí và bên nộp phí.

Do đó, doanh nghiệp luôn tìm cách né tránh, kê khai thấp hơn thực tế gây khó khăn cho cơ quan quản lý thu phí.

+ Khi kiểm tra, thẩm định tại doanh nghiệp phải thong báo trước nên doanh nghiệp đối phó bằng cách giảm công suất hoạt, ngưng hoạt động các khâu phát sinh nước thải, pha loãng nước thải…

+ Khi tổ chức thẩm định cũng mất khá nhiều thời gian và nhân lực (thuê

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại tp.hcm (Trang 89)