XẢ KHÍ THẢI TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
Ngày 31/5/2005 dự án "tăng cường năng lực quản lý nhà nước về tiết kiệm năng lượng cho các sở Công nghiệp" tại 4 tỉnh An Giang, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước đã được khởi động. Dự án này kéo dài 19 tháng kể từ tháng 5/2007 với kinh phí 111.720 Euro. Cơ quan Quản lý Môi trường và Năng lượng Pháp tài trợ 70%, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng (Enterteam) 10% phần còn lại do các địa phương đóng góp.
Dự án này sẽ đánh giá tiềm năng giảm phát thải CO2, xem các nhà máy trọng điểm của từng tỉnh có đủ điều kiện tham gia vào các chương trình bán lượng giảm phát thải theo các tiêu chuẩn trong Cơ chế Phát triển Sạch (Clean Development Mechanism - CDM). Theo tính toán khởi động, Các Cơ sở nhỏ & vừa có thể giảm khoảng 70 tấn CO2/năm và các Cơ sở lớn khoảng 100 – 150 tấn/năm.
Với lượng giảm thải còn quá ít này, các nhà máy sẽ tham gia thử nghiệm phương thức buôn bán lượng khí phát thải mới thông qua thị trường tự
nguyện hay các quỹ đền bù phát thải tự nguyện. Hình thức mua bán này cũng tương tự như mua bán "Giấy chứng nhận giảm phát thải" (The Certified Emissions Reductions - CERs) của quy trình CDM thông thường, nhưng chi phí giao dịch không cao.
Với đánh giá như trên, nhóm thực hiện đề tài thử tính toán thị trường trao đổi giấy phép xả thải khí thải tại Tp.HCM với mục đích bước đầu xây dựng mô hình cho thị trường rất mới tại Việt nam.
Từ các kết quả tính toán thương mại trao đổi giấy phép xả thải khí thải có thể hiệu chỉnh các cơ chế, chính sách về quản lý khí thải trên địa bàn Tp.HCM cũng như dần dần hoàn thiện các chính sách để các văn bản pháp lý đã và sẽ ban hành phù hợp với các doanh nghiệp và thực tế về BVMT cho khu vực và nhân rộng ra cả nứơc.
Trên cơ sở số liệu thống kê sản lượng công nghiệp năm 2006 của Thành phố Hồ Chí Minh và hệ số phát thải ô nhiễm khí thải của một số ngành công nghiệp (tài liệu của WHO), khối lượng các chất ô nhiễm của một số ngành công nghiệp chính tại Tp.Hồ Chí Minh ước tính cho năm 2006 được đưa ra trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Khối lượng chất ô nhiễm khí thải của một số nghành công nghiệp tại TP.HCM T T Nghành Đơvịn tính Sản lượng (năm 2006) BỤI (TSP) (Tấn/năm) SO2 (Tấn/năm) (TấCO n/năm) (TấCOn/nă2 m) (TấNOn/n2 ăm) (TấHn/n2S ăm) (TấVOC n/năm) 1 Thuỷ sản chế biến Tấn 47.278 189,112 - - - - 2,364 - 2 Bia các loại m3 394.757 1.579,03 - 97,689 - - - 513,18 3 Rượu m3 11.955 - - - 4,184 4 Sản xuất điện TriKw ệu 1.297 479,89 134,888 1.478,58 804.140 6.497,97 - 538,255 5 Giấy bìa Tấn 146.238 13.161,4 511,833 804,309 - - 877,428 - 6 Xút NaOH_Soda Tấn 18.573 28,732 - - - 7 Xi măng 1.000 Tấn 5.283 10.037,7 5.388,66 - - 11.358,5 - - 8 Sản xuất thép 1.000 Tấn 801 3.484,35 - 17.622 - - - -
T T Nghành Đơvịn tính Sản lượng (năm 2006) BỤI (TSP) (Tấn/năm) SO2 (Tấn/năm) (TấCO n/năm) (TấCOn/nă2 m) (TấNOn/n2 ăm) (TấHn/n2S ăm) (TấVOC n/năm) Cộng: 28.960,2 6.035,4 20.003 804.140 17.956,5 879,83 1.055.6
Nguồn: Phân viện NĐMTQS,2008
Các số liệu tính toán được dựa trên hệ số phát thải trong trường hợp các nguồn thải không được kiểm soát (uncontrolled). Chỉ tiêu CO2 của nghành sản xuất điện được tính theo tỷ lệ: 1KW sẽ phát thải tương đương 0,62kg CO2
Với mức đơn giá được giả định như trong bảng 4.1 có thể tính toán giá trị trao đổi (mua bán quyền xả thải) giữa các cơ sở hay ở tầm quản lý vĩ mô có thể dự báo quy mô và độ nóng của thị trường trao đổi quyền xả thải khí thải tại Tp.HCM.
Mặc dù thị trường trao đổi quyền xả khí thải là thị trường tự nguyện, không bắt buộc nhưng vẫn phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế, chính sách và chiến lược BVMT của khu vực. Nếu chiến lược đưa ra với mục tiêu đến năm 2010 sẽ giảm lượng phát thải là 10%; 30% hoặc 50% lượng phát thải khí thải toàn Tp.HCM thì các con số số học về tài chính sẽ được đưa ra trong các bảng tính toán như sau:
Bảng 4.3. Doanh số trao đổi giấy phép xả thải khí thải với mục tiêu giảm 10% lượng phát thải các chỉ tiêu ô nhiễm đến năm 2010 tại Tp.HCM
TT Chất xả thải (đvn/tấn) Đơn giá Khối l(tấn/năm) ượng xả thải C(đvn/năm) ộng giá trị
1 Bụi 256.000 2.896 741.376.000 2 SO2 1.600.000 603,5 965.600.000 3 CO 256.000 2.000 512.000.000 4 CO2 256.000 80.410 20.584.960.000 5 NO2 960.000 1.796 1.724.160.000 Tổng cộng: 24.528.096.000
Bảng 4.4. Doanh số trao đổi giấy phép xả thải khí thải với mục tiêu giảm 30% lượng phát thải các chỉ tiêu ô nhiễm đến năm 2010 tại Tp.HCM
TT Chất xả thải (đvn/tấn) Đơn giá Khối l(tấn/năm) ượng xả thải C(đvn/năm) ộng giá trị
1 Bụi 256.000 8.688 2.224.128.000
2 SO2 1.600.000 1.810 2.896.000.000
TT Chất xả thải (đvn/tấn) Đơn giá Khối l(tấn/năm) ượng xả thải C(đvn/năm) ộng giá trị
4 CO2 256.000 241.242 61.757.952.000
5 NO2 960.000 5.387 5.171.472.000
Tổng cộng: 73.403.808.000
Bảng 4.5. Doanh số trao đổi giấy phép xả thải khí thải với mục tiêu giảm 50% lượng phát thải các chỉ tiêu ô nhiễm đến năm 2010 tại Tp.HCM
TT Chất xả thải (đvn/tấn) Đơn giá Khối l(tấn/năm) ượng xả thải C(đvn/năm) ộng giá trị
1 Bụi 256.000 14.480 3.706.880.000 2 SO2 1.600.000 3.018 4.828.800.000 3 CO 256.000 10.002 2.560.512.000 4 CO2 256.000 402.070 102.929.920.000 5 NO2 960.000 8.978 8.619.120.000 Tổng cộng: (~7.700.000USD) 122.645.232.000
Các số liệu tài chính của thị trường trao đổi quyền xả thải khí thải nêu trên chỉ là ước tính, chưa phải là số liệu chính xác cuối cùng. Vì cơ sở tính toán mô phỏng chỉ mới chỉ danh 08 nghành công nghiệp cơ bản của Tp.HCM. Trên thực tế có thể con số trên sẽ lớn gấp hàng chục lần khi điều tra tổng hợp và tính toán chính xác toàn bộ các nguồn phát thải trên địa bàn Tp.HCM.
Qua các số liệu dự báo như trên, có thể kết luận khi chương trình giảm thiểu ô nhiễm phát thải khí thải với công cụ tài chính thông qua thị trường trao đổi giấy phép xả thải sẽ có các động lực tích cực cho công tác quản lý Nhà nước về BVMT tại Tp.HCM, cụ thể:
- Là động lực tài chính thực tế để các doanh nghiệp nhanh chóng tìm kiếm các công nghệ xử lý khí thải hoặc áp dụng Sản xuất sạch hơn để giảm thiểu thải lượng phát thải
- Thông qua thị trường tự nguyện về mua bán quyền phát thải khí thải, cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường sẽ có cơ sở thực tế điều tiết xoá bỏ các điểm đen về môi trường trên địa bàn Tp.HCM, quy hoạch chi tiết về BVMT cho phát triển lâu dài.
- Triển khai chương trình trao đổi giấy phép xả thải sẽ tốt hơn nhiều cho các doanh nghiệp, Nhà nước cũng sẽ không phải chi trả kinh phí, ngược lại có thể thu phí quản lý cũng như lợi nhuận thu được từ quyền chuuển giao công nghệ xử lý khí thải.