Tổng quan về áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý khí thải tại Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại tp.hcm (Trang 57)

Nam

Ở nước ta, việc quản lý và bảo vệ môi trường chủ yếu vẫn dựa vào các công cụ pháp lý và mệnh lệnh hành chính kết hợp với giáo dục và truyền thông về môi trường. Việc sử dụng các công cụ thuế, phí ô nhiễm môi trường mới đang trong quá trình hình thành và phát triển. Các khoản phí ô nhiễm môi trường đang trong quá trình ban hành và triển khai thực hiện. Hiện nay, trong hệ thống thuế của nước ta chưa có riêng một loại thuế ô nhiễm môi trường mà mới chỉ có các quy định ưu đãi, miễn giảm trong một số sắc thuế hiện hành nhằm bảo vệ môi trường như: Thuế tài nguyên; thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt,...

Sử dụng các giải pháp tài chính có tầm quan trọng đặc biệt đối với lĩnh vực bảo vệ và quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay, nếu các giải pháp tài chính này được coi trọng và sử dụng một cách có hiệu quả đặc biệt là ban hành và triển khai thực hiện luật thuế bảo vệ môi trường sẽ có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng tới việc đầu tư đổi mới công nghiệp sản xuất, đưa các công nghệ sạch vào sản xuất, kết hợp với việc triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý chất thải. Có các giải pháp tài chính hợp lý, sẽ là cơ sở để một mặt đẩy mạnh được các hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, mặt khác đảm bảo hạn chế hoặc loại bỏ triệt để các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường.

Việc tiếp cận nghiên cứu áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm không khí tại thành phố Hồ Chí Minh đã được thực hiện đối với phí khí thải và đã có một số kết quả :

- Phí phát tán khí thải được thu trên cơ sở tổng lượng và thành phần khí thải (đầu ra) và loại hình nhiên liệu sử dụng (đầu vào):

Theo đó, những ngành thu trên cơ sở đầu vào thường dùng nguyên liệu là xăng, dầu,…và thu trên cơ sở thành phẩm là sắt, thép, gạch, ngói,….Theo đó,

phí khí thải có thể thu trên cơ sở nguyên liệu đầu vào hoặc thành phẩm với mức thấp nhất là 13.800đồng/tấn (Nguồn : Đề tài nghiên cứu khoa học về việc thu phí khí thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh). Các chất thải phải tính phí gồm : bụi, SO2, NO2, THC . Công trình nghiên cứu khoa học này nghiên cứu về việc thu phí khí thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tập trung chủ yếu vào 3 nguồn gây ô nhiễm chính là : khí thải từ phương tiện giao thông, nhà máy sản xuất công nghiệp và cơ sở tiểu thủ công nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư.

Phí phát tán khí thải có mục đích gián tiếp bắt buộc chủ các nguồn thải phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu các chất gây ô nhiễm ra môi trường không khí. Bên cạnh đó, phí phát tán khí thải là nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia để đầu tư trở lại khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.

- Thu phí phát thải khí thải qua xăng dầu:

Với thực trạng môi trường không khí tại các thành phố lớn, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh ô nhiễm ngày càng trầm trọng, việc kiểm soát khí thải, giảm thiểu ô nhiễm từ các phương tiện giao thông (đặc biệt là xe ô tô, xe máy) đã trở nên rất cấp thiết. Do đó, ngày 10 tháng 10 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đượng bộ nhằm hạn chế tối đa mức độ gia tăng ô nhiễm không khí, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường không khí tại các thành phố lớn (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh).

Trong chiến lược bảo vệ môi trường 2001 - 2010, Chiến lược phát triển các dự án GEF ở Việt Nam,…cũng đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề ô nhiễm không khí, đặc biệt là do khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải.

Do đó, nghiên cứu việc thu phí môi trường đối với khí thải qua xăng dầu để đạt được mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các phương tiên giao thông, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm không khí, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường không khí là rất cần thiết.

Một số công trình nghiên cứu khoa học đã và đang được triển khai liên quan đến phí bảo vệ môi trường, cụ thể như:

- Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ TN&MT đang nghiên cứu một chương trình về phí môi trường ở Việt Nam, trong đó có phí xử lý nước thải, phí xử lý chất thải rắn nguy hại.

- Trong chương trình “Bảo vệ môi trường và Phòng tránh thiên tai” (KC08) có đề tài “Ứng dụng kinh tế môi trường để nghiên cứu và đánh giá diễn biến tài nguyên, môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP. Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương – Bà Rịa – Vũng Tàu)” do GS. Lâm Minh Triết làm chủ nhiệm.

- Đề tài “Ứng dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam” do TS Nguyễn Thế Chinh chủ trì thực hiện năm 1998.

- Đề tài “Ứng dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền: Trường hợp phí nước thải ở KCN” do TS Trần Võ Hồng Sơn chủ trì thực hiện năm 1998. - Đề tài :” Nghiên cứu xây dựng hệ thống phí khí thải tại TP.Hồ Chí Minh” do

PGS.TS. Phùng Chí Sỹ/ Viện Kỹ thuật Nhiệt đới & Bảo vệ Môi trường chủ trì thực hiện đã được Hội đồng khoa học của Sở KH-CN TP. Hồ Chí Minh nghiệm thu ngày 13 tháng 09 năm 2004. Hội đồng đã thống nhất đề nghị Sở KH-CN cho đề tài được tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 nhằm hoàn thiện về phương pháp luận tính suất phí khí thải; tăng thêm số ngành nghề nghiên cứu để tính phí khí thải; hoàn thiện phương thức tính thuế BVMT đối với các chất có khả năng gây ô nhiễm không khí trên cơ sở nguyên/nhiên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra; xác định rõ mục tiêu thu phí, thuế và sử dụng phí khí thải, thuế môi trường; tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học và các doanh nghiệp về việc tính toán và thu phí khí thải.

- Trong năm 2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Vụ Môi trường nghiên cứu xây dựng hệ thống phí khí thải tại Việt Nam, trên cơ sở đó xây dựng dự thảo Nghị định Chính phủ về thu phí khí thải. Dự kiến Nghị định dự

thảo sẽ hòan thiện cuối năm 2007 và trình Chính phủ ban hành trong năm 2008.

Hiện nay, vấn đề nghiên cứu và ứng dụng các công cụ chính sách để quản lý khí thải tại Việt Nam nói chung và tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng còn chưa được quan tâm đúng mức (xem bảng dưới đây).

Bng 1.13. Hin trng áp dng các công c qun lý khí thi ti Vit Nam

Công cụ trực tiếp Công cụ gián tiếp Công cụ kinh kế (EI) - Chưa có phí khí thải

- Chưa có Giấy phép có thể mua bán được

- Chưa có thuế môi trường đối với các chất có thể gây ô nhiễm không khí

Ra lệnh và kiểm sóat - Đã ban hành Tiêu chuẩn khí thải

Chưa ban hành Tiêu chuẩn công nghệ

Đầu tư và hỗ trợ của chính phủ

Chưa có chính sách đầu tư hỗ trợ của Chính phủ

Đã đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ sạch

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại tp.hcm (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)