Nguồn thu sự nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp kinh tế hà nội_luận văn thạc sĩ (Trang 62)

Đây là nguồn thu chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số nguồn thu hàng năm của trường. Sau khi được giao tự chủ, việc giảm dần tỷ trọng của nguồn Ngân sách nhà nước cấp trong tổng số nguồn thu thì nguồn thu sự nghiệp đóng vai trò chính trong việc cung cấp nguồn tài chính để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của trường.

Việc được giao tự chủ về tài chính đồng nghĩa với việc trường sẽ phải dần dần tự trang trải các khoản chi thường xuyên của đơn vị mình từ các nguồn thu ngoài NSNN và chủ yếu là các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Chính vì vậy, việc nâng cao nguồn thu sự nghiệp của đơn vị là hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đơn vị.

Tuy vậy, nguồn thu sự nghiệp của đơn vị đã không tăng mà còn giảm nhiều qua từng năm. Năm 2009 nguồn thu sự nghiệp chỉ chiếm 23,7% tổng nguồn kinh phí của trường và năm 2010 chỉ chiếm 13,3% và năm 2011 giảm quá nhiều chỉ còn chiếm 3,9% tổng nguồn thu của trường. Đây là xu hướng đáng lo ngại vì khả năng tự chủ tài chính của trường giảm dần khó củng cố niềm tin của cán bộ giáo viên, nhân viên và cơ quan quản lý cấp trên.

Nguồn thu học phí

Cơ chế thu học phí đối với Nhà trường thực hiện theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Thông tư liên Bộ số 54/1998/TTLT Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính ngày 31/3/1998 hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Năm học 2009-2010 thực hiện Quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009-2010. Từ đó, Nhà trường ra Quyết định số 17/QĐ – TCKT, ngày 22 tháng 02 năm 2009 về việc mức thu học phí của học sinh chính quy dài hạn năm học 2009-2010 như sau:

Học sinh chính quy: 100.000đ/tháng/1hs và 120.000đ/tháng/1hs Học sinh lớp chất lượng cao: 130.000đ/tháng/1hs

Học sinh ngoại tỉnh: 130.000đ/tháng/1hs

Từ năm học 2010 -2011 thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2014-2015. Từ đó, Nhà trường ra Quyết định số 61/QĐ-TCKT ngày 23 tháng 06 năm 2010 về mức thu học phí của học sinh chính quy dài hạn năm học 2010-2011 như sau:

Học sinh chính quy: 200.000đ/tháng/1hs

Học sinh lớp chất lượng cao: 275.000đ/tháng/1hs

Và Quyết định số 79/QĐ-TCKT ngày 21 tháng 06 năm 2011 về mức thu học phí của học sinh chính quy dài hạn năm học 2011-2012 như sau:

Học sinh chính quy: 240.000đ/tháng/1hs

Học sinh lớp chất lượng cao: 320.000đ/tháng/1hs

Theo quy định, Nhà trường thu học phí từng học kỳ và vào đầu mỗi học kỳ. Đối tượng thu học phí là học sinh trung cấp chính quy. Lệ phí tuyển sinh:

30.000 đ/hs. Số tiền thu từ lệ phí tuyển sinh, học phí được để lại sử dụng làm nguồn đảm bảo cho các nhu cầu chi của nhà trường. phần thu từ học phí để lại 40% bù đắp quỹ tiền lương còn lại chi hoạt động của Nhà trường.

Từ bảng 2.1 cho thấy nguồn thu từ phí, lệ phí năm 2010 tăng so với năm 2009 về số tuyệt đối: + 913.200,5 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 54,89%. Nhưng đến năm 2011 giảm so với năm 2010 về số tuyệt đối: -127.983,5 triêụ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm: -4,5%. Nguyên nhân giảm số tiền thu phí, lệ phí năm 2011 là do số lượng học sinh giảm.

 Các khoản thu khác

Ngoài học phí, các nguồn thu khác chủ yếu là từ thu hoạt động đào tạo liên thông, liên kết trong đó có liên kết đào tạo từ chỉ tiêu của trường với các đơn vị bên ngoài trường. Căn cứ vào nhu cầu của người học và khả năng liên kết của nhà trường và các đơn vị ngoài trường, nhà trường ký hợp đồng đào tạo với các đơn vị có năng lực đào tạo hoặc tự tổ chức đào tạo theo kế hoạch. Nhà trường ký hợp đồng liên kết đào tạo với Cục Tài chính – Bộ quốc phòng. Nguồn thu từ dịch vụ đào tạo theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên.

- Mức thu học phí 01 tháng/học viên năm 2009-2010 là 250.000 đồng

trong đó: 185.000 đồng để Trường tổ chức hoạt động đào tạo còn: 65.000 đồng để Trung tâm huấn luyện-Tài chính hỗ trợ cơ sở vật chất và quản lý lớp học; năm 2010 -2011: 370.000 đồng trong đó để lại trường: 260.000 đồng, 110.000 đồng để trung tâm huấn luyện.

Ngoài ra, nhà trường còn thu thêm một số khoản kinh phí khác nhằm bổ sung cơ sở vật chất, các điều kiện khác phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập như: tiền vệ sinh giảng đường, kinh phí nhập học tuyển sinh đầu khoá (kinh phí an ninh trật tự, kinh phí khám sức khoẻ…). Các khoản kinh phí này nhằm phục vụ việc giải quyết một số thủ tục cho học sinh sinh viên một cách nhanh chóng, đồng đều, tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên và phục vụ công tác quản lý trong nhà trường. Đây cũng là các khoản thu của đơn vị được giao tự chủ nên nhà trường tự quyết định mức thu và đưa vào kế hoạch năm.

Từ bảng 2.1 cho thấy nguồn thu khác năm 2010 giảm so với năm 2009 về số tuyệt đối giảm: -506.787,5 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm: -32,08%, năm 2011 giảm so với năm 2010 về số tuyệt đối giảm: -666.770 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm: -62,15%. Nguyên nhân giảm nguồn thu khác là do số học sinh học liên thông, liên kết giảm.

Nhìn chung, nguồn thu sự nghiệp của nhà trường còn rất khiêm tốn, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính của đơn vị chưa được phát huy, gánh nặng bảo đảm kinh phí cho hoạt động thường xuyên vẫn dồn vào NSNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp kinh tế hà nội_luận văn thạc sĩ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w