Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sợ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp kinh tế hà nội_luận văn thạc sĩ (Trang 52)

tài chính đối với đơn vị sợ nghiệp giáo dục công lập

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập có thể rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm sau đây:

Thứ nhất, nhìn chung các trường đại học công lập đều được Chính phủ cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ đào tạo được giao. Tuy nhiên, cách cấp kinh phí có khác nhau, trong đó, những nước đã phát triển có xu hướng cấp kinh phí theo đầu ra ( theo, số lượng học sinh, sinh viên ...). Bởi vậy, Việt nam cần học hỏi cơ chế hay về cấp kinh phí cho các trường công, đặc biệt là ở các nước thực hiện cấp kinh phí theo đầu ra.

Thứ hai, ngoài nguồn từ NSNN, các trường công lập còn được huy động từ các nguồn tài chính khác nhau trong xã hội để phục vụ cho hoạt động đào tạo: từ hoạt động liên kết với các doanh nghiệp, từ thu học phí của người học. Việt nam nên học hỏi vấn đề này, tạo cơ chế thuận lợi để huy động mọi nguồn lực tài chính cho nhà trường.

Thứ ba, các trường giáo dục công lập mặc dù được nhà nước cấp kinh phí hoạt động nhưng nhà nước không can thiệp quá sâu vào hoạt động của các trường, mà có quyền tự chủ rộng rãi trong sử dụng nguồn kinh phí, huy động nguồn thu, chỉ tiêu tuyển sinh, học phí, trả lương cho giáo viên...

Thứ tư, cần có sự ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của trường công với việc sử dụng NSNN. Ở các nước nghiên cứu, Chính phủ đều quy định nếu trường không hoàn thành kế hoạch, mục tiêu đặt ra thì có thể bị cắt giảm ngân sách hoặc thu lại kinh phí.

Thứ năm, cần có cơ chế quản lý và xác định hợp lý học phí trường trung cấp, cao đẳng, đại học. Kinh nghiệm các nước về xác định học phí trường công như sau:

- Có khá nhiều dạng thức đa dạng trong việc xây dựng mức học phí. Trong một số trường hợp, các quan chức lãnh đạo trường công có trách nhiệm quy định mức học phí nhưng thường với sự duyệt xét của các viên chức Chính phủ chịu trách nhiệm về việc xây dựng mức học phí cho các trường công. Khi nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng mức học phí, có một số cơ sở làm nền tảng cho quyết định này, bao gồm: (i) Tỉ lệ phần trăm của chi phí trên đầu sinh viên; (ii) Mức học phí mà các trường cùng loại, cùng cấp hiện đang thu; (iii) Những chỉ số kinh tế tổng quát, chẳng hạn như GDP trên đầu người hoặc thu nhập bình quân của dân trong vùng.

- Đối với một số lớn các nước xác định mức học phí như một phần trong chi phí đào tạo cho mỗi đầu sinh viên, khoản phí này được xem xét cơ bản như một phương tiện trang trải chi hoạt động đào tạo của nhà trường và được coi như khoản thu nhằm bù đắp chi phí.

- Có rất nhiều kiểu cơ cấu học phí khác nhau một cách đáng kể trên thế giới. Bốn loại điển hình là:

(i)Học phí truyền thống: Cơ cấu học phí áp dụng ở hầu hết các nước là các trường tự thu học phí trực tiếp do sinh viên và gia đình của họ đóng. Mức phí có thể giống nhau đối với mọi sinh viên và cũng có thể khác nhau tùy theo ngành học hoặc bậc học (ví dụ: bậc cao học đóng tiền nhiều hơn bậc đại học). Nhưng đặc điểm chung ở đây là lãnh đạo nhà trường quyết định mức thu, cũng như tổ chức thu, giữ lại và sử dụng học phí cho hoạt động của nhà trường.

(ii)Học phí do nhà nước cấp: Ở một số nước, Chính phủ thay mặt sinh viên thanh toán học phí và thu lại số tiền này từ sinh viên qua hệ thống thuế sau khi họ tốt nghiệp và có việc làm.

(iii) Học phí song song: Một phương thức khác mà phần lớn sinh viên có

thể chỉ phải trả một mức tương đối thấp là nhà nước bao cấp một phần đối với những sinh viên không đủ tiêu chuẩn để được miễn học phí. Học phí song song là cách các trường dùng để có thêm nguồn thu; họ giữ lại các khoản thu này trong khi nhà nước quản lý nguồn thu học phí của những sinh viên trong chỉ tiêu ngân sách cấp cho trường.

(iv)Cấu trúc học phí kiểu hai bậc: Gần đây có xu hướng phát triển loại cấu trúc học phí hai bậc, nghĩa là hầu hết sinh viên sẽ trả học phí theo mức đã được nhà nước bao cấp phần lớn, một số sinh viên thuộc đối tượng khác sẽ phải trả học phí theo mức thị trường. Ở hầu hết các nước, sinh viên nước ngoài phải trả học phí cao hơn sinh viên bản xứ.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ

TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 – 2012

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp kinh tế hà nội_luận văn thạc sĩ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w