Đa dạng hóa nguồn thu và tăng cường công tác quản lý thu; triệt để tiết kiệm, chống lãng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp kinh tế hà nội_luận văn thạc sĩ (Trang 105)

để tiết kiệm, chống lãng phí và tính đến hiệu quả của mọi hoạt động

a. Đa dạng hóa các nguồn thu, tăng cường công tác quản lý thu

Trường trung cấp Kinh tế Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo một phần chi phí hoạt động. Nguồn thu sự nghiệp càng lớn thì mức độ đảm bảo chi thường xuyên càng cao và do đó mức độ tự chủ của đơn vị sẽ càng cao. Trường cần khai thác triệt để các nguồn thu sau:

- Nguồn kinh phí từ NSNN thông qua Sở GD&ĐT: Hiện nay, nguồn ngân sách nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn và chỉ được giao tự chủ kinh phí đối với các khoản chi thường xuyên theo quy định của Nhà nước. Phần kinh phí này nếu được quản lý và sử dụng hiệu quả sẽ tạo ra khoản tiết kiệm chi, tạo nguồn để nhà trường tính vào thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức trong đơn vị.

- Nguồn thu sự nghiệp từ các hoạt động của nhà trường: Đây là nguồn thu quan trọng mà nhà trường có khả năng đa dạng hóa và ngày càng phát triển.

+ Mở rộng quy mô đào tạo: Khi số lượng sinh viên càng tăng thì tổng nguồn thu sẽ tăng. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô đào tạo đòi hỏi sự phát triển đồng bộ về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Nhà trường cần phải xem xét tất cả các yếu tố để đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo, vì có như vậy mới tạo được chữ tín, khẳng định được vị thế và thu hút sinh viên theo học.

+ Mở thêm các ngành, nghề, loại hình đào tạo có thể như là: mở thêm ngành Tài chính ngân hàng, kế toán thuế, đào tạo cấp chứng chỉ kế toán…

+ Tăng cường mở rộng liên doanh, liên kết và các dịch vụ đào tạo: Giữ vững và mở rộng mối quan hệ với các trường đại học, các Trung tâm giáo dục thường xuyên tại các tỉnh, thành phố để liên kết đào tạo, tăng tỷ lệ phân chia nguồn thu qua các hợp đồng đào tạo tương xứng với lực lượng lao động bỏ ra và vai trò của Nhà trường.

nhằm tăng nguồn thu cho Nhà trường. So với các trường trung cấp khác thì cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường là tương đối tốt và khá đầy đủ, với hệ thống phòng học khang trang được trang bị tốt nhưng hiện nay hệ thống phòng học này mới chỉ sử dụng để đáp ứng như cầu học của học sinh sinh viên nhà trường. Nên chăng, Nhà trường có thể cho thuê học buổi tối. Với địa điểm của trường hiện nay thì có thể nhà trường cho bên ngoài thuê hoặc chính nhà trường có thể tổ chức những lớp học để cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, kế toán… cho học sinh sinh viên trong và ngoài trường.

- Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP thì đơn vị sự nghiệp được phép huy động nguồn tài chính từ cán bộ, viên chức trong đơn vị. Nếu có cơ chế huy động và sử dụng hiệu quả thì đây sẽ là nguồn thu không nhỏ cho đơn vị, đồng thời làm cho cán bộ, viên chức gắn bó hơn với trường. Hiện nay, Nhà trường chưa khai thác được nguồn thu này. Ban lãnh đạo nhà trường nên cân nhắc phương án huy động và tham khảo kinh nghiệm của các đơn vị khác để khai thác nguồn thu này có hiệu quả.

- Bên cạnh việc mở rộng, khai thác nguồn thu thì việc quản lý tốt nguồn thu cũng cần được coi trọng để đảm bảo các nguồn thu được khai thác tối đa, quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, phù hợp với chế độ, chính sách quy định của nhà nước. Hàng năm, Nhà trường phải xây dựng kế hoạch thu, chi cho từng phòng ban và các khoa đảm bảo sát với tình hình thực tế, phí và lệ phí phải thu đúng, thu đủ; các hoạt động dịch vụ đảm bảo cân đối thu chi, thu bù đắp chi và có tích lũy. Đồng thời, Ban lãnh đạo nhà trường phải phân công rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ và thời hạn thực hiện các khoản thu cho các bộ phận, cá nhân, có cơ chế thưởng phạt rõ ràng với bộ phận, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ. Việc tổ chức tốt công tác thu sẽ giúp cho đơn vị chủ động trong các hoạt động tài chính của mình.

b. Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả quản lý

- Nhà trường cần chủ động rà soát nội dung, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu quy định, để trên cơ sở đó tiếp tục hoàn chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng như sau:

+ Xây dựng và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở nguyên tắc công khai, dân chủ; Đây là biện pháp tốt nhất nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên trong việc kiểm tra, giám sát quá trình phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí được giao cũng như khoản kinh phí tiết kiệm được. Ngoài ra, còn góp phần trong việc xây dựng nhà trường trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, làm việc có chất lượng, hiệu quả; ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí.

+ Những phạm vi cần công khai là: chỉ tiêu lao động, kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ, phương án phân phối và sử dụng kinh phí tiết kiệm, việc hình thành và sử dụng các quỹ của đơn vị.

+ Nội dung cần công khai cụ thể: là những số liệu, tài liệu (quy định, quyết định, chế độ...) liên quan đến các vấn đề trên.

+ Đối tượng công khai: toàn thể cán bộ công nhân viên trong nhà trường. + Ngoài chế độ khoán văn phòng phẩm, công tác phí, xăng dầu, cước phí điện thoại công vụ, cần tiếp tục xây dựng và mở rộng chế độ khoán đối với các khoản chi quản lý văn phòng như sử dụng điện.

+ Hoàn thiện phương thức phân phối, sử dụng kinh phí tiết kiệm được, chi trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động phải đảm bảo nguyên tắc gắn với chất lượng và hiệu quả công việc, người nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thi được trả thu nhập tăng thêm cao hơn.

+ Thanh toán tiền vượt giờ theo hình thức trên sẽ đơn giản hơn, đảm bảo sự công bằng đối với đội ngũ giảng viên cùng có số giờ giảng vượt khối lượng công tác tiêu chuẩn trong năm như nhau.

+ Tiếp tục thuê lao động hợp đồng đối với những công việc có tính chất thời vụ để giảm chi khi công việc không liên tục.

Tuy nhiên, tiết kiệm chi tiêu không có nghĩa là thắt chặt chi tiêu, vì thắt chặt chi tiêu sẽ dẫn đến những hạn chế nhất định, có thể kể đến là sẽ làm giảm thu nhập của cán bộ công nhân viên, giáo viên và sẽ không tạo được động lực

làm việc cho người lao động vì tâm lý của họ bao giờ cũng muốn thu nhập năm sau phải cao hơn năm trước…

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng của cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có bằng việc duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, việc mua mới phải đảm bảo đúng mục đích sử dụng, có độ bền cao, hiện đại, đồng bộ, có tần suất sử dụng lớn, tiết kiệm năng lượng, có khả năng mở rộng và nâng cấp khi cần thiết. Nhìn chung là phải đúng với quy chế quản lý tài sản công của trường.

- Tích cực nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, tổ chức bộ máy theo

hướng tinh giảm gọn nhẹ: Tích cực nâng cao hiệu quả và năng suất lao động được thể hiện thông qua xây dựng ban hành tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

+ Để đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí quản lý của trường yêu cầu phải đánh giá trên cơ sở mối tương quan giữa kết quả, chất lượng công việc đạt được và kinh phí triển khai thực hiện nhiệm vụ của trường

+ Trường do đặc thù là một cơ sở đào tạo nên đã có được một số các quy định để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên, giáo viên một cách cụ thể. Nhà trường đã xây dựng được một hệ thống để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên cho từng tháng, học kỳ và năm học. Tuy nhiên, với các hoạt động nhằm tăng cường tính tự chủ trong quản lý tài chính, phòng Tài chính kế toán, Ban Kế hoạch Tài chính như đã trình bày trong phần trên và phòng Tổ chức Hành chính cần nghiên cứu để xây dựng và ban hành quy định hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao đối với các hoạt động: sử dụng biên chế, hoạt động mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản …, đây sẽ là thước đo hiệu quả hoạt động và cũng là thước đo quản lý và sử dụng kinh phí được giao.

+ Thông qua công tác đánh giá sẽ cho phép xác định đúng đắn những mặt tích cực, những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN, cũng như những mặt tích cực, các hạn chế trong hoạt động của trường , để trên cơ sở đó đề xuất, bổ sung, hoàn thiện, hoặc xây dựng cơ chế quản lý mới

phù hợp hơn.

+ Trên cơ sở đánh giá những mặt tích cực, những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN cũng như đánh giá được mức thu từ hoạt động sự nghiệp, nhà trường sẽ triển khai công tác lập dự toán hàng năm một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp kinh tế hà nội_luận văn thạc sĩ (Trang 105)