Loại hình đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp kinh tế hà nội_luận văn thạc sĩ (Trang 45)

Chức năng nhiệm vụ đào tạo của mỗi trường quyết định các ngành đạo tạo hay lĩnh vực đào tạo của trường. Ví dụ như một trường có chức năng đào tạo cử nhân kinh tế thì không thể có ngành đào tạo về kỹ thuật cơ khí được. Tuy nhiên, số lượng ngành đào tạo của mỗi trường không chỉ phụ thuộc vào

chức năng đào tạo của trường mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trình độ, năng lực và uy tín của ban lãnh đạo, quy mô, chất lượng trang thiết bị cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng viên….

Mỗi lĩnh vực đào tạo của trường nếu như phù hợp với nhu cầu của người học, rộng hơn đó chính là phù hợp với nhu cầu của xã hội sẽ mang lại nguồn thu quan trọng cho trường và ảnh hưởng trực tiếp tới cơ chế quản lý tài chính của trường đó. Còn ngược lại, nếu một ngành học mà lại không phù hợp với nhu cầu của người học hay nói cách khác là không thu hút được người học thì không những không mang lại nguồn thu cho trường mà còn gặp phải khó khăn trong cân đối thu chi trong chính ngành học đó. Rõ ràng rằng vẫn phải đầu tư hợp lý chi phí cho việc thiết kế các chương trình môn học cho ngành học, chi phí cho việc biên soạn giáo trình, bài giảng, ra đề thi… Trên thực tế, có ngành do không thu hút được người học dẫn đến không có được nguồn thu cần thiết để trang trải các chi phí cần thiết nêu trên.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp do nhu cầu phát triển toàn diện nên một số trường vẫn cho tồn tại những ngành đào tạo không phù hợp, bám sát với chức năng, nhiệm vụ của trường. Trong trường hợp đó, thì chủ thể sử dụng cơ chế quản lý tài chính sẽ phải có thêm nhiệm vụ cân đối thu chi giữa các ngành đào tạo, và một khi số lượng các ngành đào tạo càng lớn, thì cơ hội phát triển của nhà trường sẽ được mở rộng, thương hiệu của nhà trường càng được khẳng định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp kinh tế hà nội_luận văn thạc sĩ (Trang 45)