chính tại nhà trường
Để thực hiện tốt quá trình kiểm soát việc chi tiêu ngân sách tại các đơn vị dự toán thì phải gắn với việc thực hiện quy trình ngân sách từ khânu lập dự toán thu chi, chi tiêu và quyết toán ngân sách. Cụ thể:
- Đối với các khoản chi thường xuyên: kiểm soát việc tuân thủ Quy chế chi tiêu nội bộ do Nhà trường ban hành; các nội dung chi đã có định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành cho nên phải kiểm soát việc chi tiêu đối với các nội dung được khoán, các nội dung chi phải có chứng từ...
- Đối với các khoản chi không thường xuyên, việc tăng cường quản lý và kiểm soát quá trình chi tiêu ngân sách theo Luật NSNN và đảm bảo chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính trong các đơn vị dự toán.
Thứ nhất, Để công tác kiểm soát quá trình chi tiêu ngân sách theo Luật NSNN được thực hiện có hiệu quả và chất lượng cao thì phải tiến hành kiểm soát chi một cách liên tục từ khâu lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán ngân sách.
- Lập dự toán ngân sách
- Luật NSNN năm 2002 quy định “Dự toán được duyệt là điều kiện đầu tiên để thực hiện chi NSNN”. Dự toán ngân sách được duyệt thực chất là kế hoạch chi NSNN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cần phải nhận thức rằng kế hoạch hoá là yêu cầu có tính khách quan, là phương thức quản lý kinh tế
- xã hội nói chung và lĩnh vực quản lý tài chính nói riêng. Công tác kế hoạch hoá thực hiện tốt sẽ là cơ sở cho việc giám sát, kiểm soát trước khi chi ngân sách, đảm bảo phân phối ngân sách một cách hợp lý cho các đơn vị dự toán.
- Để công tác lập dự toán ngân sách thực hiện được chức năng giám sát trước khi chi, làm cơ sở cho quá trình chấp hành và quyết toán ngân sách, cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:
+ Đặt công tác lập dự toán ngân sách vào đúng vị trí là khâu đầu tiên. Chấm dứt tình trạng tùy tiện, thiếu trách nhiệm trong việc lập dự toán ngân sách hàng năm của các đơn vị dự toán hoặc yêu cầu các đơn vị dự toán lập dự toán ngân sách theo đúng nhu cầu hoạt động của trường và các chế độ định mức Nhà nước quy định.
+ Thực hiện đúng quy trình xây dựng dự toán ngân sách về thời gian, nội dung lập dự toán ở các đơn vị dự toán với các biểu mẫu thống nhất và các định mức, tiêu chuẩn rõ ràng, biên chế phù hợp với nhiệm vụ được giao. Dự toán thu, chi ngân sách phải có thuyết minh một cách đầy đủ, chi tiết cơ sở tính toán, trong đó thuyết minh rõ về biên chế, tiền lương, số học sinh được cấp trên giao, những chế độ phụ cấp, trợ cấp.
+ Dự toán ngân sách của các đơn vị phải thể hiện được đầy đủ, chi tiết nội dung thu, chi (kể cả thường xuyên và không thường xuyên), vì trên cơ sở đó mới có thể xác định được kế hoạch ngân sách tương đối chính xác và tạo cơ sở cho việc kiểm soát chi tiêu ở các khâu tiếp theo.
+ Dự toán đưa ra phương án tiết kiệm chi thường xuyên - Chấp hành dự toán
+ Kiểm soát chi trong quá trình chấp hành dự toán ngân sách thực chất là việc kiểm soát trong quá trình giao dự toán và sử dụng kinh phí.
+ Đối với quá trình giao dự toán, phòng Tài chính với vai trò là bộ phận tham mưu của lãnh đạo Nhà trường cần tham mưu công tác này được đổi mới theo hướng sau:
• Chủ động giao dự toán sớm, kịp thời để các đơn vị dự toán tự chủ
• Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn hay kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định nên thực hiện đều các quý, không nên để dồn vào cuối năm.
Tuy nhiên, để làm được như vậy thì phòng Tài chính phải cập nhật số liệu thường xuyên, rà soát các khoản chi, bố trí lại tổ chức bộ máy của phòng và phân công công việc phù hợp với trình độ năng lực của từng cán bộ.
- Phòng Tài chính cần phối hợp với Kho bạc nhà nước các cấp trong việc kiểm soát chi ngân sách tại kho bạc để đảm bảo nguyên tắc tất cả các khoản chi đều được kiểm soát, chấm dứt tình trạng bảng kê thanh toán không đúng với thực tế các khoản chi tại đơn vị dự toán.
- Kế toán, quyết toán ngân sách
+ Công tác hạch toán kế toán là công cụ quan trọng hàng đầu đối với công tác tài chính. Nội dung của giai đoạn này của chu trình ngân sách là phản ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình lập và chấp hành ngân sách. Việc cần thiết trước mắt là đưa công tác kế toán của các đơn vị đi vào nề nếp, thực hiện nghiêm quy định của Luật Kế toán, Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các văn bản pháp quy có liên quan.
+ Với trình độ cán bộ làm công tác kế toán của đơn vị như hiện nay, bên cạnh việc rà soát, sắp xếp lại, tổ chức, đào tạo, tập huấn... cần thiết phải nghiên cứu, lựa chọn phương pháp hạch toán và hệ thống sổ kế toán theo quy định và phù hợp với đặc thù của ngành, không đòi hỏi quá nhiều mẫu biểu, đơn giản tiện lợi...
- Phải thực sự coi trọng công tác quyết toán ngân sách, đánh giá đúng công tác quyết toán là hoạt động kiểm soát sau khi chi ngân sách, cụ thể:
+ Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tài chính định kỳ với đầy đủ các mẫu biểu theo quy định.
+ Cải tiến công tác thẩm tra xét duyệt quyết toán hàng năm đối với các đơn vị dự toán. Để khắc phục hạn chế về thời gian kiểm tra xét duyệt quyết toán hàng năm cần thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên trong năm.
+ Thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ, hoạt động độc lập với phòng Tài chính nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, gian lận trong quản lý, mua sắm vật tư hoá chất, trang thiết bị, điều hành hoạt
động tài chính kế toán. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhân lực, tiền vốn; hạn chế lãng phí, tham nhũng, góp phần hoàn thiện công tác tự chủ tài chính.
Thứ hai, Để công tác chấp hành kỷ luật tài chính trong các đơn vị dự toán từng bước đi vào nề nếp, Nhà trường cần thực hiện các biện pháp sau:
- Quy định rõ chế độ trách nhiệm đối với các cán bộ làm công tác tài chính kế toán, tăng cường kiểm soát trước khi duyệt chi.
- Sử dụng phương thức thanh toán chuyển khoản, uỷ nhiệm chi là chủ yếu, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt nhằm tránh được hiện tượng tham ô, tham nhũng và cũng là theo quy định của nhà nước.
- Có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm kỷ luật tài chính như: các khoản thu để ngoài sổ kế toán, lập chứng từ thanh toán không đúng với thực tế...