GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ HÀ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp kinh tế hà nội_luận văn thạc sĩ (Trang 55)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường trung cấp Kinh tế Hà Nội

Năm 1964, Bộ Đại học và THCN cho phép để Uỷ ban hành chính Thành phố Hà Nội ký quyết định số 5414/QĐ-TCDC ngày 20/10/1964 thành lập trường Trung cấp Tài chính Kế toán Hà Nội, trực thuộc Sở Tài chính Hà Nội.

Năm 1971, UBND thành phố Hà Nội cho phép sát nhập thêm một bộ phận trường Trung cấp Thống kê Hà Nội vào trường trung cấp Tài chính Kế toán Hà nội, trường đổi tên thành trường Trung học Tài chính -Thống kê Hà Nội.

Năm 1987, UBND thành phố Hà Nội lại sắp xếp lại các trường trung cấp chuyên nghiệp nên sát nhập thêm một bộ phận trường Quản lý Kinh tế Hà Nội và đổi tên thành trường Trung học Kinh tế Hà Nội.

Năm 2008, để hoạt động của trường phù hợp với các ngành nghề đào tạo mở rộng, trường được đổi tên thành trường Trung cấp Kinh tế Hà Nội và trường hoạt động cho đến nay trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà nội.

Địa chỉ của trường hiện nay: Số 102 Phố Tân ấp, phường Phúc Xá, Quận Ba Đình,

2.1.2. Khái quát về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Tổ chức bộ máy của Nhà trường được thành lập theo điều lệ trường trung cấp Kinh tế Hà Nội do Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành

- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng và 2 phó Hiệu trưởng.

- 4 phòng chức năng là: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên

- 4 khoa chuyên môn là: Khoa Kế toán, Khoa Kế toán, Khoa Cơ bản, Khoa Kinh tế

- 2 tổ bộ môn: Tổ bộ môn Chính trị, Tổ bộ môn Quân sự - Thể thao

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng của nhà trường

Trường trung cấp Kinh tế Hà Nội là cơ sở đào tạo công lập, trực thuộc Sở giáo dục Đào tạo, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ trung cấp.

Trường là đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo có thu, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng, có con dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ chủ yếu của trường

Trường đào tạo nhân viên kế toán và nhân viên quản lý tài chính có trình độ Trung cấp. Hai chuyên ngành hiện nay:

+ Kế toán Doanh nghiệp trong đó có lớp Kế toán doanh nghiệp chất lượng cao.

+ Kế toán Hành chính sự nghiệp

Ngành đào tạo mũi nhọn: Ngành kế toán doanh nghiệp và kế toán doanh nghiệp chất lượng cao.

- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch bài giảng, học tập đối với ngành nghề mà nhà trường được phép đào tạo theo chương trình khung do Nhà nước quy định.

- Thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý qúa trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục.

- Xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

- Tổ chức các hoạt động in ấn tài liệu, giáo trình phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.

- Phát triển liên kết, liên thông về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. - Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn được Nhà nước giao.

- Quản lý tổ chức, biên chế theo quy định của Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở trong Trường; bảo vệ tài sản và thực hiện các biện pháp bảo hộ, an toàn lao động.

- Báo cáo định kỳ và đột xuất theo chế độ quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ HÀ NỘI TRUNG CẤP KINH TẾ HÀ NỘI

2.2.1. Lập và giao dự toán cho trường trung cấp Kinh tế Hà nội

Trường trung cấp Kinh tế Hà Nội được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và phân loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên theo Quyết định số 675/QĐ-SGDĐT ngày 05/03/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo hướng dẫn của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP

Năm đầu tiên thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, đối với nguồn kinh phí NSNN cấp, và nguồn thu phí lệ phí, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, kết quả hoạt động sự nghiệp, đối tượng thu, mức thu, tình hình thu tài chính của năm trước liền kề, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, năng lực của trường để lập dự toán thu, chi năm kế hoạch gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở Tài chính) theo quy định. Dự toán thu, chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo nội dung. Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh dự toán thu, chi hoạt động sự nghiệp, kinh phí hoạt động thường xuyên đã được giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, gửi Sở Giáo dục và Đào tạo.

Hai năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định: Căn cứ quy định của Nhà nước, trường lập dự toán thu, chi của năm kế hoạch. Trong đó kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên theo mức kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên của năm trước liền kề, cộng (+) hoặc trừ (-) kinh phí của nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Căn cứ vào dự toán NSNN được Sở Tài chính phân bổ, dự toán ban đầu của trường lập và các bản đề nghị điều chỉnh dự toán của trường, SởTài chính xem xét, trình Sở Giáo dục và Đào tạo giao dự toán thu, chi NSNN.

-Dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên:

+ Giao dự toán thu: i)Tổng số thu phí, lệ phí (Học phí; Phí, lệ phí; Thu sự nghiệp khác), ii) Số phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định

của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí.

+ Giao dự toán chi: i) Giao dự toán chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí, ii) Giao dự toán chi hoạt động thường xuyên từ nguồn kinh phí NSNN cấp.

-Đối với hoạt động không thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo giao dự toán cho trường thực hiện theo quy định hiện hành.

Sau khi có quyết định giao dự toán của trường, đơn vị gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để theo dõi, quản lý, thực hiện thu, chi và kiểm soát chi qua Kho bạc nhà nước.

2.2.2. Tự chủ các nguồn thu

2.2.2.1. Cơ cấu nguồn thu của trường

Nguồn thu của trường gồm: - Kinh phí NSNN cấp

- Thu từ hoạt động sự nghiệp: chủ yếu từ nguồn thu phí, lệ phí của học sinh chính quy và hoạt động liên thông, liên kết.

Bảng 2.1 - Nguồn thu của Trung cấp Kinh Tế Hà Nội giai đoạn 2009- 2011

Đơn vị tính: nghìn đồng

STT Nội dung Năm

2009 2010 2011

Dự toán Thực hiện %

TH/DT Dự toán Thực hiện %TH/DT Dự toán Thực hiện %TH/DT

1 NSNN cấp 3.812.24 8 3.391.852 100 4.400.56 6 4.400.566 100 7.476.627 7.538..640 100,8 2 Thu phí, lệ phí 1.550.00 0 1.663.600 107,3 3.050.00 0 2.576.800, 5 84,5 3.630.000 2.448.817 75,7 3 Thu hoạt động sự nghiệp khác 1.136.00 01.579.602,5 139,05 1.300.00 0 1.072.815 82,5 1.000.000 406.045 40,6 Tổng cộng 6.498.248 6.308.054, 5 8.750.56 6 8.050.181, 5 12.106.67 2 10.393.50 2

Số liệu bảng 2.1 cho thấy trong tổng nguồn thu của đơn vị thì kinh phí NSNN cấp hàng năm vẫn chiếm một tỷ lệ lớn. Năm 2009 chiếm 51,1%, năm 2010 chiếm 54,6% và năm 2011 tăng lên đến 72,5% và tương ứng phần thu phí và lệ phí hoạt động sự nghiệp giảm nhanh chóng, năm 2009 đạt 48,7% , năm 2010 đạt 45,3% đến năm 2011 chỉ còn 27,4%. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ của đơn vị còn thấp, Nhà trường chưa thực sự nỗ lực khai thác nguồn thu ngoài NSNN.

2.2.2.2. Nguồn kinh phí NSNN cấp

Nguồn kinh phí NSNN cấp hàng năm gồm:

- Kinh phí chi hoạt động thường xuyên: Chi đào tạo

- Kinh phí không thường xuyên: Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình mục tiêu đưa tin học vào nhà trường, chương trình mục tiêu đào tạo bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý, chương trình mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất các trường học); Chi đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ viên chức.

Đối với nguồn NSNN cấp, hiện Sở Giáo dục và Đào tạo giao tự chủ đối với các khoản chi thường xuyên theo định mức phân bổ ngân sách, một số nội dung công việc đã xác định ổn định thường xuyên của đơn vị và cấp ổn định trong thời kỳ 3 năm. Kinh phí chưa giao tự chủ gồm các nội dung chi đặc thù, chi mua sắm, sửa chữa tài sản, chi chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, đề án, đề tài, chi khoa học công nghệ.

Bảng 2.2 - Tổng hợp nguồn kinh phí NSNN cấp cho Trường Trung cấp Kinh tế Hà Nội giai đoạn 2009 -2011

Đơn vị tính: nghìn đồng

TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DT TH DT TH DT TH

1 NSNN cấp cho chi thường xuyên 3.812.248 3.391.852. 3.567.632 3.567.632 7.055.754 7.437.640

2

NSNN cấp cho chi đầu tư xây dựng cơ bản

- - - - 8.000.000 8.000.000

3 NSNN cấp cho chi không thường

xuyên

2.099.341 2.099.341 2.053.643,379 2.053.643,379 101.000 101.000

Tổng 5.911.589 5.491.193 5.621.275,379 5.621.275,379 15.156.754 15.538.640

Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy tổng nguồn kinh phí của trường tăng lên qua từng năm. Ngân sách năm 2010: tăng 2,4% so với năm 2009. Năm 2011 tăng: +169,6% so với năm 2010. Trong đó, kinh phí từ NSNN năm 2010 tăng: +5,2% so với năm 2009, sang tới năm 2011 nguồn kinh phí này đã tăng: +97,8% so với năm 2010. Nguyên nhân do mức độ trượt giá và các cơ chế, chính sách, định mức chi của nhà nước thay đổi và phần tăng thêm chủ yếu là để thực hiện cải cách tiền lương, trích lập các quỹ của đơn vị.

Trong số các nhiệm vụ chi không thường xuyên, điểm nổi bật trong cơ cấu chi không thường xuyên năm 2009 và năm 2010 Nhà trường sửa chữa tài sản cố định và cấp bù thực hiện điều chỉnh lương và tinh giản biên chế theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP ban hành ngày 08 tháng 08 năm 2007, chương trình mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất cho trường học với mức kinh phí rất lớn. Đây cũng là khoản chi tất yếu vì với khả năng tài chính hạn chế của đơn vị không thể tiến hành đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất cho chính mình.

2.2.2.3. Nguồn thu sự nghiệp

Đây là nguồn thu chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số nguồn thu hàng năm của trường. Sau khi được giao tự chủ, việc giảm dần tỷ trọng của nguồn Ngân sách nhà nước cấp trong tổng số nguồn thu thì nguồn thu sự nghiệp đóng vai trò chính trong việc cung cấp nguồn tài chính để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của trường.

Việc được giao tự chủ về tài chính đồng nghĩa với việc trường sẽ phải dần dần tự trang trải các khoản chi thường xuyên của đơn vị mình từ các nguồn thu ngoài NSNN và chủ yếu là các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Chính vì vậy, việc nâng cao nguồn thu sự nghiệp của đơn vị là hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đơn vị.

Tuy vậy, nguồn thu sự nghiệp của đơn vị đã không tăng mà còn giảm nhiều qua từng năm. Năm 2009 nguồn thu sự nghiệp chỉ chiếm 23,7% tổng nguồn kinh phí của trường và năm 2010 chỉ chiếm 13,3% và năm 2011 giảm quá nhiều chỉ còn chiếm 3,9% tổng nguồn thu của trường. Đây là xu hướng đáng lo ngại vì khả năng tự chủ tài chính của trường giảm dần khó củng cố niềm tin của cán bộ giáo viên, nhân viên và cơ quan quản lý cấp trên.

Nguồn thu học phí

Cơ chế thu học phí đối với Nhà trường thực hiện theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Thông tư liên Bộ số 54/1998/TTLT Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính ngày 31/3/1998 hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Năm học 2009-2010 thực hiện Quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009-2010. Từ đó, Nhà trường ra Quyết định số 17/QĐ – TCKT, ngày 22 tháng 02 năm 2009 về việc mức thu học phí của học sinh chính quy dài hạn năm học 2009-2010 như sau:

Học sinh chính quy: 100.000đ/tháng/1hs và 120.000đ/tháng/1hs Học sinh lớp chất lượng cao: 130.000đ/tháng/1hs

Học sinh ngoại tỉnh: 130.000đ/tháng/1hs

Từ năm học 2010 -2011 thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2014-2015. Từ đó, Nhà trường ra Quyết định số 61/QĐ-TCKT ngày 23 tháng 06 năm 2010 về mức thu học phí của học sinh chính quy dài hạn năm học 2010-2011 như sau:

Học sinh chính quy: 200.000đ/tháng/1hs

Học sinh lớp chất lượng cao: 275.000đ/tháng/1hs

Và Quyết định số 79/QĐ-TCKT ngày 21 tháng 06 năm 2011 về mức thu học phí của học sinh chính quy dài hạn năm học 2011-2012 như sau:

Học sinh chính quy: 240.000đ/tháng/1hs

Học sinh lớp chất lượng cao: 320.000đ/tháng/1hs

Theo quy định, Nhà trường thu học phí từng học kỳ và vào đầu mỗi học kỳ. Đối tượng thu học phí là học sinh trung cấp chính quy. Lệ phí tuyển sinh:

30.000 đ/hs. Số tiền thu từ lệ phí tuyển sinh, học phí được để lại sử dụng làm nguồn đảm bảo cho các nhu cầu chi của nhà trường. phần thu từ học phí để lại 40% bù đắp quỹ tiền lương còn lại chi hoạt động của Nhà trường.

Từ bảng 2.1 cho thấy nguồn thu từ phí, lệ phí năm 2010 tăng so với năm 2009 về số tuyệt đối: + 913.200,5 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 54,89%. Nhưng đến năm 2011 giảm so với năm 2010 về số tuyệt đối: -127.983,5 triêụ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm: -4,5%. Nguyên nhân giảm số tiền thu phí, lệ phí năm 2011 là do số lượng học sinh giảm.

 Các khoản thu khác

Ngoài học phí, các nguồn thu khác chủ yếu là từ thu hoạt động đào tạo liên thông, liên kết trong đó có liên kết đào tạo từ chỉ tiêu của trường với các đơn vị bên ngoài trường. Căn cứ vào nhu cầu của người học và khả năng liên kết của nhà trường và các đơn vị ngoài trường, nhà trường ký hợp đồng đào tạo với các đơn vị có năng lực đào tạo hoặc tự tổ chức đào tạo theo kế hoạch. Nhà trường ký hợp đồng liên kết đào tạo với Cục Tài chính – Bộ quốc phòng. Nguồn thu từ dịch vụ đào tạo theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp kinh tế hà nội_luận văn thạc sĩ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w