Thu nhập tăng thêm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp kinh tế hà nội_luận văn thạc sĩ (Trang 83)

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm đơn vị được quyết định sử dụng như sau:

- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động: Nhà trường áp dụng công thức tính tăng thu nhập:

Thu nhập tăng thêm = Ltt * (K1 + K2 + K3* K1) *K4* Hs

Trong đó:Ltt - Mức lương tối thiểu của Nhà nước hiện hành.

K1 - Hệ số lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức.

K2 - Hệ số chức vụ theo quy định của Nhà nước.

K3 - Hệ số thâm niên vượt khung theo quy định của Nhà nước.

K4 - Hệ số ưu đãi nghề

Hs - Hệ số : Căn cứ vào số chênh lệch thu lớn hơn chi để trả

thu nhập tăng thêm nhà trường sẽ đưa ra mức hệ số phù hợp.

Đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm là CBGVNV và người hợp đồng lao động có tên trong bảng lương kỳ , bảo đảm ngày công, chất lượng lao động và đủ định mức giờ giảng trong năm theo quy định. CBGVNV có thời gian công tác tại trường chưa đủ 12 tháng chỉ hưởng 50% thu nhập tăng thêm.

- Kết thúc năm, trước ngày 31/01 năm sau, Nhà trường xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm của năm trước theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để thanh toán thu nhập tăng thêm cho người lao động đảm bảo không vượt quá mức theo chế độ quy định.

- Căn cứ quyết toán của Nhà trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi thực tế cao hơn số Nhà trường tự

xác định và kinh phí chi thu nhập tăng thêm (theo chế độ quy định) cao hơn số kinh phí đã chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, tiếp tục chi trả thu nhập tăng thêm theo chế độ quy định. Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi thực tế thấp hơn số Trường tự xác định và kinh phí đã thanh toán thu nhập tăng thêm cho người lao động lớn hơn số kinh phí được chi trả thu nhập tăng thêm (theo chế độ quy định) thì số chi vượt Trường phải sử dụng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập (nếu có) để bù đắp, trường hợp sau khi dùng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bù đắp vẫn còn thiếu hụt thì trừ vào chênh lệch thu, chi dành chi trả thu nhập tăng thêm của năm sau; trường hợp năm sau không có chênh lệch thu lớn hơn chi chi, thì trừ vào Quỹ tiền lương của Trường. Tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm tối đa không quá 02 lần quỹ lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định.

Từ khi thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP, thu nhập tăng thêm của cán bộ, giáo viên của trường đã có sự tăng trưởng khá ổn định, đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cán bộ, giáo viên.

Bảng 2.9: Tình hình chi trả tiền lương tăng thêm giai đoạn 2009 -2011

Đơn vị tính: đồng

TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Số tiền chi TN tăng

thêm 214.250.627 501.240.386 1.074.801.625

2 Bình quân người/tháng 266.481 642.616 1.444.626

Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2009-2011. Trường trung cấp Kinh tế Hà Nội

Qua bảng 2.9 cho thấy, chi tiền lương tăng thêm ở trường tăng dần qua các năm và đặc biệt tăng cao trong năm 2011. Thu nhập tăng thêm bình quân của Nhà trường năm 2011 tăng gấp đôi so với năm 2010. Điều này phản ánh rõ rệt sự phụ thuộc của thu nhập tăng thêm chi cho cán bộ, giáo viên với kết quả hoạt động của đơn vị. Năm 2011, Nhà trường tăng cường khai thác nguồn thu từ hoạt động liên kết. Tiền lương tăng thêm năm 2011 bình quân là 1.444.626 đồng/người/tháng.

Thu nhập bình quân tháng năm 2009 là: 1,647 triệu đồng/người, năm 2010 là 1,868 triệu đồng/người, năm 201 là: 2,857 triệu đồng/người. Thu nhập bình quân của trường có xu hướng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Thu nhập bình quân tháng năm 2010 tăng: +13% so với năm 2009, năm 2011 tăng: +53% so với năm 2010. Ngoài việc tăng thu nhập cho cán bộ viên chức nhà trường tăng thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị, nhân tố chủ yếu tác động tới việc tăng thu nhập bình quân tháng qua các năm là mức lương cơ bản tăng hàng năm, từ 650.000đồng/tháng năm 2009 tới 730.000đồng/tháng năm 2010 và 830.000 đồng/tháng năm 2011.

Việc áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại trường vừa là nhu cầu khách quan vừa tạo cơ hội để trường phát huy nội lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời tăng thu, tiết kiệm chi nhằm tăng thu nhập cho cán bộ viên chức của đơn vị. Kết quả hoạt động sự nghiệp của trường ngày càng nâng cao. Tình hình tiền lương, thu nhập của cán bộ, giảng viên, viên chức được cải thiện một bước.

Tuy nhiên, nhìn vào công thức xác định thu nhập tăng thêm hàng tháng, hàng quý thì mức chi trả vẫn dựa hoàn toàn vào hệ số lương, thâm niên, phụ cấp chức vụ của người lao động. Như vậy sẽ có tình trạng cán bộ trẻ có năng lực nhưng thời gian công tác ít sẽ nhận thu nhập ít hơn những người làm việc lâu năm, bậc lương tăng theo hình thức “đến hẹn lại lên”. Rõ ràng trường

chưa vận dụng được nguyên tắc: “người nào có hiệu suất công tác cao, đóng

góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn” theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp kinh tế hà nội_luận văn thạc sĩ (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w