Đối với trường trung cấp Kinh tế Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp kinh tế hà nội_luận văn thạc sĩ (Trang 124)

- Nhà trường phải chủ động tích cự hơn nữa trong việc triển khai thực hiện toàn diện Nghị định 43/CP của Chính phủ, chú trọng việc xây dựng phương thức trả tiền lương, tiền công, thu nhập tăng thêm, chế độ chi trả tiền giờ giảng...

dài hạn. Trong quy chế chi tiêu nội bộ phải thể hiện một cách chi tiết rõ ràng về hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của từng cá nhân, tập thể. Việc chi trả thu nhập phải tuân theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn thu hút người có năng lực, có trình độ và công bố công khai tới cán bộ viên chức. Có như vậy Nhà trường mới tập trung được trí tuệ và tạo sự chung sức, chung lòng của cán bộ giáo viên và nhân viên trong việc khai thác, nâng cao hiệu quả chi, tiết kiệm, chống lãng phí để tạo nguồn tài chính cho duy tu, cải tạo, mua sắm đầu tư thêm cơ sở vật chất và nâng cao đời sống cán bộ viên chức của nhà trường.

- Hoàn thiện bộ máy quản lý và công tác tổ chức trong đơn vị

Đi đôi với việc tăng cường quyền tự chủ về tài chính, tổ chức bộ máy, thực hiện nhiệm vụ và biên chế tại đơn vị sự nghiệp công lập là tăng cường chịu trách nhiệm về hoạt động của đơn vị, trong đó có quản lý tài chính. Hiệu trưởng Nhà trường là người đầu tiên chịu trách nhiệm về quản lý tài chính trong đơn vị do vậy cần phải nâng cao nhận thức về công tác quản lý tài chính cho các thành viên trong Ban lãnh đạo Nhà trường. Bên cạnh đó, phải tổ chức các phòng ban phù hợp với chuyên môn, nhiệm vụ để bộ máy hoạt động có hiệu quả. Tuyển dụng, bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, chuyên môn. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban trong việc lập kế hoạch, thực hiện công tác chuyên môn và công tác quản lý tài chính của đơn vị.

- Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học: Xu hướng xã hội hóa giáo dục đòi hỏi các cơ sở giáo dục không ngừng nâng cao chất lượng để khẳng định uy tín, vị trí của mình. Chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định sự tồn tại của mỗi trường, đồng thời cũng là yếu tố giúp Nhà trường có thể mở rộng nguồn thu của mình để tái đầu tư trở lại cho giáo dục. Tăng cường sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong quản lý tài chính và quản lý đào tạo thông qua ứng dụng phần mềm kế toán, phần mềm quản lý đào tạo, phần mềm quản lý thông tin thư viện. Các ứng dụng này giảm thiểu tiêu hao thời gian và nhân lực, cung cấp thông tin và hệ thống báo cáo kịp thời, chính xác, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý của Nhà trường.

- Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập: Hiện nay, tại Nhà trường chưa có hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập. Do có quy mô nhỏ nên các hoạt động tài chính của Nhà trường nhìn chung tự kiểm tra là chính, kết hợp với kiểm tra kiểm soát của các cơ quan quản lý tài chính ngoài đơn vị. Nếu trong thời gian tới, Nhà trường xây dựng được hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập thì chắc rằng quản lý tài chính của Nhà trường sẽ càng chặt chẽ hơn.

- Cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm tạo ra sự thống nhất chỉ đạo từ Đảng ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn và các đoàn thể khác tới toàn thể cán bộ viên chức nhà trường trong quá trình triển khai Nghị định 43/CP ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2006. Hàng năm, cần có báo cáo đánh giá riêng tại Hội nghị cán bộ viên chức để có giải pháp kịp thời cho việc cải thiện và nâng cao tính tự chủ tài chính trong từng cá nhân và tập thể.

- Nhà trường phải tích cực thu hút nguồn lực tài chính từ liên thông, liên kết đào tạo...

KẾT LUẬN

Thực hiện tự chủ tài chính là sự đổi mới về phương thức quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, là quá trình chuyển từ cơ chế tài chính bao cấp sang thể chế tài chính phù hợp với nguyên tắc thị trường. Việc thực hiện quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập là tạo môi trường tài chính thuận lợi để các đơn vị hoạt động trong điều kiện cơ chế kinh tế mới.

Nghị định 43/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ đã mở ra cơ chế quản lý mới cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và hệ thống giáo dục đào tạo nói riêng. Đối với trường Trung cấp Kinh tế Hà Nội, có thể nói, việc trao quyền tự chủ tài chính đã cho phép trường chủ động trong việc sắp xếp tổ chức, biên chế hợp lý hóa các quy trình nghiệp vụ; chủ động trong việc sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất và năng lực hiện có để nâng cao chất lượng đào tạo; cải thiện thu nhập cho cán bộ công nhân viên nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng. Cùng với hoạt động chuyên môn thì công tác quản lý tài chính đang ngày càng thể hiện rõ vai trò vô cùng quan trọng của mình trong sự phát triển của nhà trường.

Để góp phần vào việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại nhà trường, đề tài “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp Kinh tế Hà Nội” đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

Đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.

Đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại trường Trung cấp Kinh tế Hà Nội. Chỉ ra được những kết quả và những hạn chế cũng như những vướng mắc trong việc triển khai thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính tại nhà trường.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, xem xét nguyên nhân, mục tiêu và định hướng của trường, luận văn cũng

đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại trường Trung cấp Kinh tế Hà nội.

Luận văn cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính về những điểm bất cập nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài và khả năng của tác giả, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nhưng hy vọng những giải pháp trên nếu được quan tâm và thực hiện thận trọng sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại trường Trung cấp Kinh tế Hà nội, thực hiện thành công chiến lược phát triển trường thành một trường cao đẳng, phù hợp với hướng cải cách về tài chính công trong giai đoạn hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài Chính, Thông tư liên tịch

50/2008/TTLT- BGDĐT- BNV-BTC Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập

2. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/6/2006 của

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/NĐ−CPcủa Chính Phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiện công lập, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của

Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của

Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/NĐ−CPcủa Chính Phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiện công lập, Hà Nội.

5. Bộ Tài Chính (2011), Kỷ yếu hội thảo:” Đổi mới cơ chế tài chính đối

với cơ sở giáo dục đại học công lập”

6. Chính phủ (1998), Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của

Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Chính phủ (2005), Nghị Quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi

mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-

2020, Hà Nội.

8. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

9. Chính phủ (2009), Quyết định số 1310/2009/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm 2009-2010, Hà Nội.

10. Chính phủ (2010), Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngafyy 14/5/2010 của

Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Học viện Hành chính (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về tài chính,

NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

13. Viện khoa học Tài chính (2003), Đổi mới quản lý chi tiêu công cộng ở

Việt Nam,

14. Bùi Tiến Hanh (2010), “Một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường Đại học công lập khối kinh tế”,

Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập khối kinh tế”, Học viện Tài chính, Hà Nội.

15. PGS.TS Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Lê Thị Thanh (2010), “Xem xét vấn đề tự chủ tài chính của trường Đại

học công lập khối kinh tế dưới góc độ pháp lý”, Kỷ yếu hội thảo khoa

học: “Tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập khối kinh tế”, Học viện Tài chính, Hà Nội.

17 PGS.TS Trần Đình Ty (2003), Quản lý tài chính công, NXB Lao động, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp kinh tế hà nội_luận văn thạc sĩ (Trang 124)