Khi được giao tự chủ, việc huy động ngày càng nhiều các nguồn thu đã khó, việc sử dụng có hiệu quả các nguồn thu đã huy động được đó lại càng khó hơn. Khi thực hiện các khoản chi đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Thực hiện và quyết toán các khoản chi theo Mục lục Ngân sách nhà nước. - Thực hiện đúng nguyên tắc và tuân theo các quy định của Nhà nước. - Thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ đã được xây dựng trong đơn vị. Để thực hiện chi và tiến hành quản lý các khoản chi một cách có hiệu quả, đơn vị đã đưa ra Quy chế chi tiêu nội bộ - Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để nhà trường điều hành việc sử dụng và quyết toán kinh phí từ nguồn NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên và nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị, là cơ sở pháp lý để Kho bạc nhà nước kiểm soát chi.
Để phù hợp với sự thay đổi của những quy định của Nhà nước, phù hợp với sự phát triển nói chung của xã hội, Nhà trường thường xuyên có những thay đổi hợp lý hoặc bổ sung thêm trong quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng tăng thu nhập cho người lao động để khuyến khích người lao động tăng hiệu suất lao động, yên tâm công tác lâu dài tại trường. Hiện nay, Nhà trường đang áp dụng quy chế chi tiêu nội bộ được ban hành vào ngày 01 tháng 12 năm 2010 nhưng như trên vừa trình bày, Nhà trường cũng áp dụng những thay đổi, bổ sung cho phù hợp với thời điểm hiện tại. Quy chế chi tiêu nội bộ được ban hành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; căn cứ nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, căn cứ thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43; Thông tư 113/2007/TT – BTC ngày 24/09/2007 sửa đổi bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006; Thông tư số 81/TT-BTC ngày 06/9/2006 của BTC hướng dẫn kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế tài chính; Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 49/2010/NĐ- CP ngày 14/05/2010 Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2010-2011 đến năm học 2014-2015; căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; căn cứ Nghị quyết hội nghị viên chức ngày 10/11/2010 của Trường trung cấp Kinh tế Hà Nội; Theo đề nghị của Phụ trách phòng Tài chính – Kế toán và Chủ tịch công đoàn Nhà trường.
Thực hiện quy chế chi tiêu của trường có nhiều ưu điểm:
- Tạo quyền chủ động trong quản lý, chỉ đạo, điều hành chi tiêu tài chính
- Tạo quyền chủ động cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính trong trường. Thực hiện công khai, công bằng, dân chủ nhằm tăng thu, tiết kiệm chi; sử dụng tài chính đúng mục đích, có hiệu quả trong quản lý.
- Làm căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện tốt chương trình hành động tiết kiệm chống lãng phí.
- Làm căn cứ để các cơ quan kiểm soát chi: kiểm soát chi của kho bạc nhà nước, các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính, các cơ quan thanh, tra kiểm toán.
Yêu cầu: Các phòng, khoa, tổ bộ môn và từng cá nhân cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhận thức được việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế quản lý tài sản công. Có ý thức xây dựng, thực hiện nghiêm túc nội dung quy chế được nhà trường ban hành.
Phạm vi thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ: Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo chế độ hiện hành của Nhà nước và Thu nhập tăng thêm của Nhà trường; công tác phí trong nước; chi tiêu hội nghị; chi phí điện thoại công vụ và điện thoại di động; chi phí trang bị và sử dụng điện chiếu sáng; sử dụng văn phòng phẩm; chi hoạt động thường xuyên; trích lập và sử dụng các quỹ.
Quy chế chi tiêu nội bộ của trường bao gồm những nội dung sau:
- Quy chế chi tiêu nội bộ gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong nhà trường, đảm bảo đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đào tạo của trường, nhằm sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả và tăng cường công tác quản lý, phát huy quyền tự chủ về tài chính của đơn vị.
- Những nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ căn cứ vào các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành và nhu cầu thực tế của nhà trường để xây dựng.
- Quy chế nội bộ được thảo luận công khai trong toàn trường, có ý kiến tham gia và thống nhất của tổ chức công đoàn trường.
Những nội dung, định mức chi phải thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Nhà nước hiện hành:
- Kinh phí các đề tài khoa học
- Kinh phí mua sắm và sửa chữa lớn tài sản cố định: chỉ áp dụng đối với tài sản mua sắm, sữa chữa thuộc nguồn kinh phí dự án.
- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô - Tiêu chuẩn định mức sử dụng nhà làm việc - Vốn xây dựng cơ bản, vốn đối ứng dự án - Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
Trường đã xây dựng quy chế chi têu nội bộ một cách chi tiết nội dung thu và chi dựa trên những quy định của Nhà nước, của bộ Tài chính… và những yêu cầu cụ thể của nhà trường vào từng thời điểm, quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường cũng được vận dụng một cách linh hoạt. Nội dung của quy chế được trình bày dưới đây:
Quản lý chi từ nguồn ngân sách nhà nước cấp
Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp được dùng để chi lương và trích theo lương, chi tăng cường cơ sở vật chất, chi thường xuyên phục vụ hoạt động để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.
Kinh phí NSNN cấp thực hiện qua Kho bạc nhà nước. Đơn vị thực hiện chi và kế toán, thanh quyết toán theo các mục của mục lục NSNN tương ứng với từng nội dung chi.
Đối với kinh phí chưa được giao tự chủ tài chính, đơn vị lập kế hoạch chi tiêu trình Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện. Nội dung và định mức chi được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước về quản lý tài chính.
Đối với kinh phí giao tự chủ tài chính, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu, đơn vị lập Giấy rút dự toán NSNN kèm hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để rút kinh phí. Các định mức chi tiêu thực hiện theo quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
Bảng 2.3- Cơ cấu chi thường xuyên từ kinh phí NSNN giai đoạn 2009-2011
TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
1 Chi thanh toán
cá nhân 2.097.890.139 61,85 2.033.024.216 57 3.728.284.260 50,12 2 Chi nghiệp vụ chuyên môn 762.208.778 22,47 1.028.640.834 28,7 1.661.888.035 22,34 3 Chi mua sắm, sửa chữa 450.000.000 13,3 396.336.600 11,1 18.240.000 0,25 4 Chi khác 81.753.083 2,38 126.724.000 3,2 .029.227.705 27,29 Tổng cộng 3.391.852.000 100 3.584.725.650 100 7.437.640.000 100
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009-2011. Trường trung cấp Kinh tế Hà Nội
Nhìn chung mức chi cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2009 là: 3.391.852.000 đồng, năm 2010 là: 3.567.632.000 đồng, năm 2011 là: 7.437.640.000 đồng. Mức chi thực tế ở các nhóm mục chi đều dựa trên cơ sở dự toán, trong đó nhóm mục chi thanh toán cho cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đi sâu phân tích từng nhóm mục chi cụ thể ta thấy:
- Đối với nhóm mục chi thanh toán cá nhân
Trong cơ cấu chi thường xuyên từ nguồn ngân sách qua bảng 2.3 cho thấy, thanh toán cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, bao gồm chi tiền lương, tiền thưởng, các khoản trích nộp theo lương (bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, phúc lợi xã hội, học bổng sinh viên…). Đây là các khoản chi nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của cả một hệ thống đào tạo mà trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ giáo viên. Trong cơ cấu chi ta thấy đây là nhóm chi quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất, nó có tính chất quyết định vì nó là nguồn động viên để cho giáo viên yên tâm công tác.
Tỷ trọng chi thanh toán cá nhân chiếm khoảng: 50,12% - 61,85% tổng chi, năm 2009 là cao nhất chiếm 61,85% tổng chi và giảm xuống khoảng 57% tổng chi trong năm 2010 và 50,12% trong năm 2011. Về số tuyệt đối, năm
2010 giảm so với năm 2009: - 64.865.923 đồng nguyên nhân tiền lương tăng nhưng do phụ cấp lương giảm, số học sinh được học bổng giảm, năm 2011 tăng so với năm 2010: +1.695.260.044 đồng do số học sinh được nhận học bổng tăng và do Nhà nước điều chỉnh tăng lương tối thiểu chung và đơn vị đã tiết kiệm chi, trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.
Thực trạng chi của nhóm này được thể hiện ở bảng 2.4
Bảng 2.4 - Cơ cấu chi thanh toán cá nhân từ kinh phí NSNN giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: đồng
TT Nội dung
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Tiền lương 967.419.819 46,1 999.222.778 49 1.924.175.562 51,6 2 Phụ cấp lương 312.754.543 14,9 262.028.491 13 562.473.299 15,1 3 Học bổng học sinh 125.125.000 6 120.375.000 5,9 289.750.000 7,8 4 Tiền thưởng 14.540.000 0,7 14.045.000 0,7 23.310.000 0,6 5 Phúc lợi tập thể 21.800.150 1 25.382.907 1,2 36.964.040 1 6 Các khoản đóng góp 442.000.000 21,1 409.433.000 20,1 469.000.000 12,6 7 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân 214.250.627 10,2 202.537.040 10,1 422.611.359 7,3 Tổng cộng 2.097.890.139 100 2.033.024.216 100 3.728.284.260 100
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009-2011. Trường trung cấp Kinh tế Hà Nội
Trong tổng số các khoản chi thanh toán cho con người thì chi lương và phụ cấp lương là hai khoản chi chủ yếu. Những năm qua nhà trường luôn cố gắng đảm bảo đùng 100% dự toán về các khoản chi cho con người.
Mục chi tiền lương: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nhóm mục chi thanh toán cho cá nhân. Thực tế những năm qua, khoản chi này đã tăng lên nhanh chóng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Cụ thể, chi lương năm 2009 là: 967.419.819 đồng (chiếm 46,1%), năm 2010 là: 999.222.778 đồng
(chiếm 49%), năm 2011 là: 1.924.175.562 đồng (chiếm 51,6%). Chi lương năm 2010 tăng hơn so với năm 2009: +31.802.959 đồng (+3,3%) và năm 2011 tăng so với năm 2010: + 924.952.784 đồng (+0,9%). Có thực tế này là do cán bộ giáo viên trong trường tăng lên cùng với đó là chính sách tăng lương của Nhà nước nên tổng tiền lương của trường tăng lên đáng kể.
Mục chi phụ cấp lương: Đây là khoản chi giữ vị trí quan trọng đối với cán bộ giáo viên, hỗ trợ thêm cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ. Khoản chi này bao gồm: chi phụ cấp chức vụ; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp ưu đãi nghề… Khoản chi này năm 2010 có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng so với năm 2009. Cụ thể, năm 2009 là 312.754.543 đồng (chiếm 14,9%), năm 2010 là: 262.028.491đồng (chiếm 13%). Khoản chi này năm 2010 giảm so với năm 2009 là -50.726.052 đồng ( -16,2%). Thực trạng này là do số lao động giảm xuống làm cho khoản chi về ưu đãi nghề nghiệp và phụ cấp thâm niên giảm. Năm 2011 là: 562.473.299 đồng (chiếm 15,1%), tăng so với năm 2010 là: + 300.444.808 đồng (+1,14%). Thực trạng này là do trong những năm 2011, mức lương chính từ Ngân sách nhà nước cấp cho cán bộ giáo viên được tăng lên, đời sống của họ dần được đảm bảo và cải thiện.
Mục chi học bổng học sinh: Đây là khoản chi thưởng cho những sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập khuyến khích sinh viên cố gắng trong học tập và nghiên cứu khoa học. Do số lượng học sinh đạt được học bổng thay đổi theo các năm nên mục chi học bổng cũng thay đổi theo. Cụ thể năm 2009: 125.125.000 đồng (chiếm 6%), năm 2010: 120.375.000 đồng (chiếm 5,9%), năm 2011: 289.750.000 đồng (chiếm 7,8%). Nhà trường hàng năm trích quỹ học bổng: 300.000.000đ/năm. Điều kiện học sinh có điểm tổng kết trung bình của kỳ học từ 7,0 trở lên và không thi lại. Trên thực tế, học sinh còn chưa chăm học nên quỹ học bổng của nhà trường không chi hết.
Mục chi tiền thưởng: Đây là khoản chi thưởng cho cán bộ, giáo viên có thành tích trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ, khuyến khích cán bộ giáo viên nâng cao tinh thần trách nhiệm
trong giảng dạy, và nghiên cứu khoa học. Khoản chi này, năm 2010 có xu hướng giảm không đáng kể so với năm 2009: -495.000 đồng (-3,8%) và tăng lên trong năm 2011 so với năm 2010 về số tuyệt đối: +9.265.000 đồng (+66%). Tuy nhiên mức tăng lên của tiền thưởng vẫn chưa tương xứng với điều kiện thực tế nhất là khi quy mô của trường ngày càng được mở rộng. Vì vậy trong những năm tới trường cần đầu tư thêm cho khoản chi này nhằm khuyến khích tinh thần giảng dạy của giáo viên và thực hiện mục tiêu chung đó là nâng cao chất lượng đào tạo.
Phúc lợi tập thể: Đây là khoản chi tiền tàu xe nghỉ phép năm, tiền thuốc y tế trong cơ quan, tiền khám bệnh định kỳ, tiền nước uống …Những năm qua khoản chi này có xu hướng tăng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu chi điều này chứng tỏ nhà trường thực hiện tự chủ tài chính tốt. Cụ thể, năm 2009 là 21.800.150 đồng (chiếm 1%), năm 2010 là 25.382.907 đồng (chiếm 1,2%), năm 2011là: 36.964.040 đồng (chiếm 1%).
Các khoản đóng góp: Đây là khoản chi theo chế độ quy định của Nhà nước bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn...Trong năm 2010 do số lượng lao động giảm nên các khoản đóng góp so với năm 2009 giảm là: -32.567.000 đồng (-7,4%). Năm 2011 tăng so với năm 2010 là +59.567.000 (+14,5%). Điều này là hợp lý, vì khi nhà trường đầu tư cho khoản chi này sẽ ổn định tư tưởng cho giáo viên ngay cả khi đang công tác cũng như khi nghỉ hưu.
Các khoản thanh toán khác cho cá nhân: Thuộc mục chi này như chi chênh lệch thu nhập thực tế so với lương. Đây là khoản chi cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi thanh toán cho cá nhân, và trong năm 2010 giảm so với năm 2009 là: – 11.713.587 đồng (-5,5%) nhưng lại tăng lên trong năm 2011 và tăng so với năm 2010 là: + 220.537.040 đồng (+108,7%).
Đối với nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn : Đây là nhóm chi quyết định trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học tập. Được xếp vào nhóm chi này ở đơn vị là các khoản chi Thanh toán dịch vụ công cộng; Vật tư văn phòng; Thông tin, tuyên truyền, liên lạc; Sách, báo, tạp chí thư viện, các khoản thông