34 GĐ quản lý nguồn lực tài chính
2.3.4. Đánh giá chung chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm GDTX tại thành phố Hải Phòng
GDTX tại thành phố Hải Phòng
Căn cứ số liệu khảo sát về năng lực của đội ngũ Giám đốc Trung tâm GDTX tại thành phố Hải Phòng, chúng tôi có những nhận định chung như sau:
2.3.4.1 Những điểm mạnh
Công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng về các văn bản chỉ đạo liên quan, đặc biệt là Chỉ thị 11-CT/TW đã giúp cho các tầng lớp xã hội nhận thức rõ hơn về vai trò của giáo dục nói chung, giáo dục thường xuyên nói riêng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Giáo dục- Đào tạo Hải Phòng nói chung, ngành học giáo dục thường xuyên đã đạt được nhiều thành tích, có nhiều thay đổi, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội; đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm GDTX không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của giáo dục thường xuyên tại thành phố Hải Phòng.
Bên cạnh sự lãnh đạo chỉ đạo, tạo điều kiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng, các ban ngành thành phố, sự chỉ đạo của đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX là yếu tố quan trọng giúp ngành học GDTX phát triển. CBQL một số trung tâm GDTX năng động tìm và lựa chọn hướng phát triển phù hợp với từng trung tâm trên địa bàn.
Về cơ bản đội ngũ CBQL giáo dục có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn sư phạm cao (do đây đều là những nhà giáo được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý), có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục, tận tụy, tâm huyết với nghề, có ý thức phấn đấu và rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
Đội ngũ cán bộ quản lý GDTX có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tích cực và có năng lực triển khai các nhiệm vụ trong công
tác quản lý giáo dục, đào tạo ý thức trách nhiệm cao; động viên đội ngũ CBGVNV của đơn vị tiếp tục giữ vững phẩm chất đoàn kết nhất trí, quyết tâm cao, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. 100% có trình độ đạt chuẩn. Số lượng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm GDTX nhìn chung là đủ so với định mức.
Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch triển khai và tổ chức công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên thông qua các hình thức: bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, tập huấn, hội thảo, thi giáo viên dạy giỏi, tổ chức đi tìm hiểu mô hình, nghiên cứu thực tế, học tập và trao đổi kinh nghiệm các thành phố lớn. Trên cơ sở đó, các đơn vị rút kinh nghiệm và lựa chọn các giải pháp phù hợp để thực hiện nhiệm vụ của trung tâm trong tình hình mới, nâng cao năng lực quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục thường xuyên.
2.3.4.2 Những điểm yếu
Nhận thức chung của các cấp, các ngành, của một số cán bộ quản lý giáo dục về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của hệ thống các cơ sở giáo dục thường xuyên chưa đầy đủ.
Sự quan tâm của các Sở, ngành trong thành phố về lĩnh vực đầu tư CSVC, phát triển quy mô hệ thống, biên chế đội ngũ GVNV, nguồn tài chính của ngành học vẫn còn hạn chế so với các ngành học khác.
Chất lượng ”đầu vào” thấp, mâu thuẫn giữa việc nâng cao chất lượng với việc duy trì sĩ số và phổ cập giáo dục là khó khăn lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Học viên học chương trình GDTX hệ THPT ngày càng có xu hướng giảm về số lượng.
Cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu; sự
quan tâm, đầu tư các nguồn lực cho hệ thống các cơ sở giáo dục thường xuyên còn hạn chế.
Những sự yếu kém và tồn tại của giáo dục thường xuyên, một phần bắt nguồn từ cán bộ quản lý của GDTX. Một số CBQL Trung tâm GDTX chưa nhận thức đúng đắn về các nhiệm vụ của Trung tâm GDTX, đa số chú trọng đến nhiệm vụ dạy chương trình THPT tại trung tâm mà chưa quan tâm đúng mức đến các nhiệm vụ khác.
CBQL Trung tâm GDTX chưa năng động, còn nặng tư tưởng bao cấp, chưa mạnh dạn thử nghiệm, tìm các hướng phát triển phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đơn vị; một số cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện chạy theo những tiêu cực của kinh tế thị trường, chưa tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; một số CBQL còn yếu về trình độ nghiệp vụ quản lý, năng lực điều hành thiếu tính chuyên nghiệp, công tác quản lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác còn nhiều hạn chế, chưa bắt nhịp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Một số cán bộ quản lý còn hạn chế về kỹ năng quan hệ giao tiếp, chưa năng động, chủ động liên hệ phối hợp với các cấp các ngành, địa phương cùng quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục của trung tâm, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa trong giáo dục, tăng cường trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trung tâm
Công tác kiểm tra, đánh giá chưa được quan tâm một cách đúng mức, trong nội bộ đơn vị vẫn còn hiện tượng bao che khuyết điểm, những hành vi vi phạm về quy chế chuyên môn, nội quy...chưa được xử lý kịp thời.
Kỹ năng lập kế hoạch còn nhiều lúng túng, một số cán bộ quản lý năng lực quản lý còn hạn chế, chưa được qua các lớp bồi dưỡng về quản lý nên còn bỡ ngỡ trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo chưa sát với tình hình thực tế của trung tâm và địa phương một cách hiệu quả nhất.
Năng lực tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác đối với cán bộ, giáo viên trong trung tâm còn nhiều lúng túng, bất cập; có khi chưa đúng các văn bản chỉ đạo, đây là khâu quan trọng trong việc chấn chỉnh kỷ cương nền nếp và tạo nên chất lượng thực chất trong trung tâm.
2.3.4.3 Nguyên nhân của những yếu kém
Tình hình kinh tế khó khăn trong giai đoạn hiện nay phần nào ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực của các tổ chức kinh tế - xã hội cùng tham gia phát triển giáo dục.
Một số số cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ, thiếu quyết tâm, cố gắng chưa cao; chưa mạnh dạn sáng tạo trong công tác quản lý, dạy và học. Đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm GDTX nhìn chung chưa chủ động và cố gắng học tập để nâng cao trình độ và tầm nhìn, đại bộ phận chưa năng động, sáng tạo trong quản lý.
Vấn đề xây dựng đội ngũ chưa được quan tâm đúng mức; Công tác quy hoạch, kế hoạch còn mang tính hình thức; công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chưa đổi mới; công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa sát thực tế; Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên, việc giải quyết sau kiểm tra chưa kịp thời, đồng bộ.