Quy hoạch, tạo nguồn cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm giáo dục thường xuyên tại Thành phố Hải Phòng (Trang 27 - 29)

Đảng ta đã xác định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ III BCH TW Đảng khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước: Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. [22]

Quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển giáo dục Trung tâm GDTX, tình hình đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX của thành phố, tìm ra những điểm mạnh, những điểm yếu, những thuận lợi và khó khăn…Từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.

Xây dựng đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX là phải tạo được đội ngũ Giám đốc, Phó Giám đốc các Trung tâm GDTX đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Về số lượng CBQL phải đủ so với định biên quy định, phải có cơ cấu hợp lý. Độ tuổi và tỉ lệ cán bộ nữ phải phù hợp với điều kiện của từng Trung tâm và của toàn ngành để đảm bảo tốt tính kế thừa và phát triển. Số lượng CBQL được quy định theo loại hình trung tâm, cụ thể như sau (Theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Quyết

định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):

- Đối với Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh: có 1 giám đốc, 1 hoặc 2 phó giám đốc.

- Đối với Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện: có 1 giám đốc, 1 hoặc 2 phó giám đốc;

Nghị quyết số 42/NQ-TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đã nêu: Mục đích của công tác quy hoạch cán bộ là tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ, sự ổn định chính trị; chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Công tác quy hoạch cán bộ phải tạo được đội ngũ cán bộ kế cận, đáp ứng yêu cầu chung đảm bảo đúng tinh thần Quyết định số 51/TW, Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy chế bổ nhiệm CBQL, tuy nhiên quy hoạch đội ngũ phải tính đến đội ngũ cán bộ đương chức, cán bộ kế cận, dự nguồn để chủ động trong bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm. Trong quy hoạch cần thể hiện tính kế thừa, phát triển và chuyển tiếp liên tục, vũng vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vũng đoàn kết nội bộ.

Về số lượng mỗi chức danh CBQL phải có ít nhất 2 cán bộ kế cận, đồng thời đội ngũ cán bộ kế cận cũng phải có cơ cấu hợp lý. Sau khi quy hoạch tạo nguồn cán bộ quản lý, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, giao nhiệm vụ cho cán bộ dự nguồn để rèn luyện, thử thách.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm giáo dục thường xuyên tại Thành phố Hải Phòng (Trang 27 - 29)