34 GĐ quản lý nguồn lực tài chính
3.2.2. Đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL Trung tâm GDT
CBQL Trung tâm GDTX
3.2.2.1. Ý nghĩa của biện pháp
Để đáp ứng yêu cầu phát triển GDTX, cần khuyến khích những người có tài năng và phẩm chất tốt tham gia vào công tác quản lý, điều hành hoạt động của trung tâm; kịp thời bổ sung, thay thế cho CBQL do nghỉ hưu, thuyên chuyển công tác; đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong công tác cán bộ và từng bước thực hiện tốt quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính hoạt động của trung tâm; từng bước trẻ hóa CBQL, tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL kế cận, dự nguồn có cơ hội và điều kiện để phát triển, phát hiện những nhân tố mới, bổ sung cho nguồn quy hoạch đôi ngũ CBQL trung tâm GDTX.
Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và điều động cán bộ cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo về số lượng và chất lượng CBQL của từng đơn vị
- Chọn được người tiêu biểu, có đủ năng lực phẩm chất, đảm nhận cương vị mới
- Góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ giáo viên trung tâm
- Động viên khuyến khích những người tốt, chọn lọc những cán bộ tốt từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận dự nguồn
- Đảm bảo tập trung dân chủ
- Cán bộ quản lý đã hết 1 nhiệm kỳ 5 năm nhất thiết phải có đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
Thực hiện biện pháp này giúp cho ngành GD-ĐT xây dựng được đội ngũ CBQL đủ số lượng, đảm bảo chất lượng. Bổ nhiệm CBQL Trung tâm GDTX là cơ hội để cán bộ giáo viên cố gắng phấn đấu, rèn luyện bản thân, đáp ứng nhu cầu chung của đơn vị và sự phát triển của mỗi cán bộ, giáo viên.
Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, nâng cao hiệu quả giáo dục các đơn vị. CBQL có dịp nhìn lại chính mình để tiếp tục khẳng định và phát huy. Song cũng chính nhờ quy trình này, CBQL được đồng nghiệp và các cấp quản lý chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoàn thiện bản thân; giúp mỗi CBQL luôn phải tích cực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây cũng là điều kiện để các cấp quản lý giáo dục điều chỉnh trong quá trình quản lý, điều chỉnh công tác xây dựng đội ngũ CBQL, định ra nội dung đào tạo bồi dưỡng phù hợp, sát thực tiễn, khắc phục tình trạng trì trệ trong đội ngũ CBQL.
Điều động, luân chuyển CBQL nhằm khắc phục sự trì trệ, khép kín, tư tưởng cục bộ trong công tác và tăng cường tính năng động sáng tạo, đổi mới tư duy của cán bộ, đặc biệt tạo cho đơn vị giáo dục xây dựng xây dựng được một tập thể đồng thuận, đoàn kết. Điều động, luân chuyển CBQL là cơ sở đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ, nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm của từng cán bộ. Điều động, luân chuyển cũng là cơ hội để mỗi CBQL rèn luyện bản lĩnh chính trị, phát huy tài năng trình độ. Thông qua điều động, luân chuyển để bố trí sắp xếp CBQL phù hợp với trình độ, hoàn cảnh, nhằm gắn kết sức mạnh cá nhân đơn lẻ của mỗi người thành sức mạnh tổng hợp chung của CBQL.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện. * Bổ nhiệm CBQL trung tâm GDTX
Đối với nguồn tại chỗ, bổ nhiệm CBQL cụ thể như sau:
Đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm CBQL họp, thành phần gồm: cấp ủy, Ban Giám đốc, tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn họp giới thiệu nhân sự trong quy hoạch đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm. Trên cơ sở đó, Thủ trưởng đơn vị gửi tờ trình về Sở Giáo dục và Đào tạo. Tờ trình nêu rõ yêu cầu, số lượng và dự kiến phân công đối với viên chức sẽ được bổ nhiệm.
Sau khi được Sở Giáo dục và Đào tạo đồng ý, nhân sự được đề nghị bổ nhiệm hoàn tất hồ sơ (xem phụ lục 4) theo quy định.
Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với Thủ trưởng đơn vị phối hợp với cấp ủy, Ban Giám đốc, tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn họp nghe nhân sự thông qua chương trình công tác (nếu bổ nhiệm cấp phó), đề án công tác (nếu bổ nhiệm cấp trưởng); trên cơ sở đó tập thể đơn vị nhận xét góp ý về nhân sự, về chương trình công tác; sau đó tổ chức lấy phiếu tín nhiệm: của tập thể đơn vị, của cán bộ cốt cán, của cấp ủy, của Ban Giám đốc Trung tâm về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm, đồng thời mời đại diện Ban Tổ chức huyện ủy (nếu bổ nhiệm cấp trưởng).
Giám đốc Sở ra quyết định bổ nhiệm, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp đơn vị tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ quản lý. Thời hạn bổ nhiệm là 1 nhiệm ký 5 năm (60 tháng); đối với trường hợp cán bộ đang giữ chức vụ được điều động, luân chuyển giữ chức vụ mới thì thời hạn bổ nhiệm chức vụ mới được tính từ khi quyết định bổ nhiệm chức vụ mới có hiệu lực. Thời gian cán bộ được giao quyền hoặc phụ trách không tính vào thời hạn bổ nhiệm.
* Bổ nhiệm lại CBQL Trung tâm GDTX:
Cán bộ quản lý ở các trung tâm GDTX khi hết thời hạn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ 5 năm phải được đánh giá, xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
- Điều kiện bổ nhiệm lại:
- Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ.
- Đủ tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo tại thời điểm xét bổ nhiệm lại. - Cơ quan, đơn vị có yêu cầu.
- Đủ sức khoẻ để làm việc; không vi phạm kỷ luật Đảng, đoàn thể, kỷ luật cán bộ.
Cán bộ quản lý nếu có thời hạn giữ chức vụ từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày có quyết định định bổ nhiệm chức vụ đều phải tiến hành xem xét bổ nhiệm
lại hoặc không bổ nhiệm lại; nhưng không được giữ quá 02 nhiệm kỳ cùng một chức vụ tại một đơn vị.
Những cán bộ quản lý khi hết thời hạn giữ chức vụ mà còn đủ từ 02 năm đến dưới 05 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu, nếu được xem xét bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo qui định.
Những cán bộ quản lý khi hết thời hạn giữ chức vụ mà còn dưới 02 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu thì do Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định hoặc đề nghị kéo dài thời hạn giữ chức vụ đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo qui định.
Cán bộ khi hết thời hạn giữ chức vụ, nếu không được xem xét bổ nhiệm lại sẽ được cấp có thẩm quyền quyết định phân công nhiệm vụ khác, không phải có văn bản ”quyết định thôi giữ chức vụ”.
- Không thực hiện bổ nhiệm lại đối với trường hợp sau:
+ Chưa hoàn thành chức năng nhiệm vụ, trong thời hạn giữ chức vụ. + Có suy thoái về phẩm chất, đạo đức, không còn đủ tư cách làm CBQL. + Không đủ sức khoẻ để thực hiện chức trách nhiệm vụ của chức danh được bổ nhiệm lại.
+ Có phiếu tín nhiệm giới thiệu bổ nhiệm lại của tập thể lãnh đạo và giáo viên trong nhà trường dưới 50%.
- Trình tự bổ nhiệm lại: Khi hết thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, CBQL làm bản tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ
+ Lãnh đạo đơn vị tổ chức hội nghị, thành phần toàn bộ lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong đơn vị tham gia đóng góp ý kiến với bản tự nhận xét đánh giá của CBQL; sau đó gửi biên bản hội nghị về Sở GD&ĐT.
+ Sở GD-ĐT tiếp tục tổ chức lấy phiếu thăm dò ý kiến của tập thể lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong đơn vị. Nếu số phiếu đồng ý bổ nhiệm lại dưới 50% tổng số phiếu của những người tham gia bỏ phiếu thì không được bổ nhiệm
lại. Nếu số phiếu đồng ý bổ nhiệm lại từ 50% trở lên thì được xem xét bổ nhiệm lại.
* Công tác điều động, luân chuyển CBQL Trung tâm GDTX
Việc điều động, luân chuyển CBQL các đơn vị cần được tiến hành thường xuyên, phổ biến nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Mỗi trung tâm GDTX có 1 giám đốc và từ 1 đến 2 phó giám đốc theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời gian đảm nhận chức vụ này là không quá 2 nhiệm kỳ ở mỗi đơn vị.
Đối tượng thực hiện luân chuyển: CBQLGD đã có thời gian giữ chức vụ Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Trung tâm ở một đơn vị từ 10 năm trở lên thì bắt buộc phải luân chuyển; CBQL đã có thời gian giữ chức vụ đó từ 5 năm trở lên mà năng lực hạn chế, hiệu quả công tác thấp nhưng chưa tới mức phải miễn nhiệm; CBQL có nhu cầu luân chuyển mặc dù thời gian quản lý ở đơn vị chưa đủ 5 năm; CBQL luân chuyển để rèn luyện, bồi dưỡng.
* Công tác miễn nhiệm CBQL Trung tâm GDTX:
Cán bộ đang trong thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo nhưng do yêu cầu của cơ quan, đơn vị hoặc trong các trường hợp: Sức khoẻ không đảm bảo hoặc không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức thì cấp có thẩm quyền có thể xem xét miễn nhiệm và bố trí công tác khác, không chờ hết thời hạn bổ nhiệm.
- Trình tự thủ tục quyết định miễn nhiệm do nhu cầu của đơn vị:
+ Tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận thống nhất chủ trương hoặc xin ý kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo cho chủ trương về miễn nhiệm cán bộ.
+Thủ trưởng đơn vị gặp gỡ CBQL dự kiến miễn nhiệm để trao đổi, thông báo về điều kiện và yêu cầu của đơn vị; đồng thời nghe cán bộ trình bày nguyện vọng. Thủ trưởng đơn vị đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định miễn nhiệm theo phân cấp quản lý.
- Trình tự miễn nhiệm CBQL do sức khoẻ không đảm bảo hoặc không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước.
+ Thủ trưởng đơn vị trao đổi với CBQL, yêu cầu viết bản tự nhận xét, đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ, trong đó có nêu những ưu, khuyết điểm của bản thân và kết luận mức độ hoàn thành hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.
+ Tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận, kết luận.
+ Thủ trưởng đơn vị đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định miễn nhiệm theo phân cấp quản lý.