Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá đội ngũ CBQL Trung tâm GDT

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm giáo dục thường xuyên tại Thành phố Hải Phòng (Trang 94)

34 GĐ quản lý nguồn lực tài chính

3.2.3. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá đội ngũ CBQL Trung tâm GDT

CBQL Trung tâm GDTX

3.2.3.1. Ý nghĩa của biện pháp

Trong những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tích cực tổ chức thanh tra toàn diện, thanh tra theo chuyên đề đối với Trung tâm GDTX, song do lực lượng chuyên trách mỏng, công tác viên kiêm nhiệm được trưng dụng từ các đơn vị nên nhiều khi bị động, thực hiện thanh tra, kiểm tra hai năm một lần ở 1 Trung tâm GDTX. Vì vậy, cần phải có biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá thường xuyên đối với hoạt động quản lý của CBQL Trung tâm GDTX. Thông qua thanh tra, kiểm tra các cơ quan quản lý cấp trên đánh giá đúng đội ngũ CBQL để từ đó giúp cho quy trình bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại được chính xác, khách quan, tránh được những thiếu sót, sai lầm trong quá trình bố trí, sử dụng đội ngũ CBQL.

Vấn đề đánh giá cán bộ nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có một vị trí cực kì quan trọng. Vì nó là điểm khởi đầu làm cơ sở cho việc bố trí, sử dụng đúng cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Đánh giá cán bộ là xác định đúng ai tốt, ai xấu, mặt nào mạnh, mặt nào yếu; khả năng công tác của họ thế nào để từ đó mà bố trí, sử dụng cho "đúng người, đúng việc". Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải đi liền với đánh giá. Thanh tra, kiểm tra mà không có đánh giá thì coi như không có thanh tra, kiểm tra. Việc đánh giá qua kiểm tra, thanh tra sẽ chỉ ra được những ưu điểm, khuyết điểm trong hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học, từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm, giúp cho CBQL Trung tâm GDTX tự đánh giá bản thân và có biện pháp hoàn

thiện bản thân mình; thúc đẩy việc phấn đấu rèn luyện nâng cao chất lượng CBQL và góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp GD-ĐT. Khi đánh giá cán bộ phải có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng và làm thường xuyên để gắn với quá trình hoạt động của người cán bộ. Vì vậy thanh tra, kiểm tra, đánh giá góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL ở Trung tâm GDTX ngày một tốt hơn.

Để thanh tra, kiểm tra, đánh giá luôn gắn với thực tiễn, các hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá cũng phải phù hợp với giai đoạn lịch sử và nhiệm vụ giáo dục khác nhau của từng giai đoạn. Vì vậy, việc cải tiến nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL ở Trung tâm GDTX là quan trọng, cần thiết đối với Sở GD-ĐT. Cải tiến nội dung, hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá là để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục, thúc đẩy và phát huy vai trò của đội ngũ CBQL ở Trung tâm GDTX.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Đối với việc giám sát:

Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBQL là việc làm thường xuyên, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy CBQL trong việc thực thi nhiệm vụ. Để làm tốt công tác giám sát, Sở GD-ĐT phải thành lập được các tổ chuyên gia giỏi, am hiểu về các lĩnh vực của công tác quản lý để thường xuyên giám sát, hỗ trợ công tác quản lý của đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX.

* Đối với công tác thanh tra, kiểm tra:

Sở GD-ĐT về cơ bản là thanh tra, kiểm tra năng lực của đội ngũ CBQL ở các trung tâm GDTX ở 3 lĩnh vực: Thực hiện các chức năng quản lý trong việc thực hiện các nhiệm vụ năm học bên trong đơn vị; lĩnh vực quản lý nhằm thực thi pháp luật, chính sách, qui chế điều lệ và các qui định nội bộ; quản lý tài chính, cơ sở vật chất thiết bị trường học phục vụ cho hoạt động dạy và học bên trong đơn vị. Vì vậy, bên cạnh nội dung trên chúng tôi thấy cần phải thanh tra,

kiểm tra thêm 2 lĩnh vực khác đó là: vận động các lực lượng xã hội tham gia quản lý và phát triển trung tâm; thiết lập, điều hành hệ thống thông tin và truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục. Cần kiểm tra sự tiến bộ của bản thân trong sự học tập rèn luyện, kiểm tra việc tự bồi dưỡng của mỗi người.

Trong những năm qua, Sở GD-ĐT chủ yếu thực hiện thanh tra, kiểm tra đội ngũ CBQL bằng con đường gián tiếp. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động chuyên môn của đơn vị, kiểm tra trên hồ sơ sổ sách lưu. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy: Cần có kiểm tra trực tiếp nhiều hơn thông qua các hình thức như: Hội thi CBQL giỏi, Hội thảo các lĩnh vực công tác quản lý, viết sáng kiến kinh nghiệm…Thông qua nhiều hoạt động kết hợp nhiều hình thức khác nhau để kiểm tra đội ngũ CBQL, quan trọng hơn khi Thanh tra, kiểm tra cần phải sử dụng kết hợp linh hoạt 3 hình thức thanh tra, kiểm tra :

- Thanh tra, kiểm tra thường xuyên:

Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra có hiệu quả nhất. Sở GD-ĐT cần có kế hoạch thanh tra toàn diện các đơn vị ít nhất 3 năm một lần; thanh tra chuyên đề đảm bảo đơn vị trong năm học đều được thanh tra 100% các chuyên đề theo quy định của Sở GD-ĐT về chủ đề năm học và nhiệm vụ năm học. Thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị luôn phải có quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra; các biên bản thanh tra, kiểm tra mẫu qui định chung của Bộ GD&ĐT.

- Thanh tra, kiểm tra định kỳ:

Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra được tiến hành theo chương trình kế hoạch. Thông thường thanh tra kiểm tra định kỳ được tiến hành: kết thúc mỗi học kỳ, mỗi năm học.

- Thanh tra, kiểm tra bất thường:

Cần phải thanh tra, kiểm tra đột xuất, bất thường. Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra quan trọng để đảm bảo tính khách quan hoặc do thực tế đòi hỏi.

Để phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX tại thành phố Hải Phòng, Sở GD-ĐT cần phải thực hiện đúng qui trình thực hiện thanh tra, kiểm tra, cụ thể:

+ Xây dựng tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra của toàn ngành trong năm học. + Củng cố, kiện toàn thanh tra của Sở GD-ĐT và đội ngũ cộng tác viên thanh tra.

+ Xây dựng lịch thanh tra, kiểm tra và nội dung thanh tra, kiểm tra theo từng kỳ; ra thông báo thanh tra, kiểm tra cho các đơn vị chuẩn bị.

+ Ra quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra. + Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra.

+ Nghiệm thu kết quả thanh tra, kiểm tra; đánh giá kết quả làm việc của đoàn thanh tra, kiểm tra.

+ Thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra.

Công tác thanh tra, kiểm tra gắn liền với việc đánh giá, do đó Sở GD-ĐT cần chú ý thực hiện nội dung thanh tra, kiểm tra phải thiết thực; gắn với công tác thanh tra, kiểm tra các tập thể đơn vị với thanh tra, kiểm tra đội ngũ CBQL, từ đó làm cơ sở để thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, luân chuyển CBQL. Tiến hành thanh tra, kiểm tra phải đúng quy trình đồng thời phải đảm bảo tính trung thực, công tâm, khách quan và hiệu quả. Hệ thống hồ sơ thanh tra, kiểm tra phải đúng, đầy đủ và làm tốt công tác lưu trữ các hồ sơ này. Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chúng ta phải chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ của ngành.

* Đối với công tác đánh giá:

Trong những năm vừa qua Sở GD-ĐT đánh giá đội ngũ CBQL chủ yếu về năng lực quản lý theo kết quả thanh tra, kiểm tra 3 lĩnh vực như trên. Về phẩm

chất đạo đức CBQL được đánh giá dựa trên nhận xét chung của tập thể giáo viên qua các đợt bình xét cuối học kỳ, cuối năm học. Để đánh giá toàn diện, khách quan về phẩm chất đạo đức, năng lực công tác của đội ngũ CBQL ở Trung tâm GDTX tại thành phố Hải Phòng, chúng tôi tiến hành đưa ra các nội dung cần đánh giá như sau:

+ Đánh giá theo chuẩn Giám đốc Trung tâm GDTX. + Đánh giá hiệu quả quản lý.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm giáo dục thường xuyên tại Thành phố Hải Phòng (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)