2.1.2.1. Quy mô phát triển năm học 2010-2011 * Giáo dục Mầm non
- Toàn thành phố có 274 trường mầm non (234 trường công lập, 40 trường ngoài công lập), gồm 2697 lớp (2040 lớp mẫu giáo, 657 lớp nhà trẻ). Mạng lưới trường lớp mầm non Hải Phòng phát triển mạnh, số trẻ đến lớp tăng vượt bậc (tăng 10.216 cháu; mẫu giáo tăng 7.998, trẻ nhà trẻ tăng 2.218 so với năm học trước), riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi huy động là 24.885, đạt tỷ lệ 100,6%
- Số lượng trẻ đến trường : 89.025 trẻ
+ Trẻ nhà trẻ : 18.729, đạt tỷ lệ 26,6% + Trẻ mẫu giáo : 70.296, đạt tỷ lệ 90,1%.
* Giáo dục Tiểu học
- Số trường: 232 trường có cấp tiểu học (không có trường tiểu học ngoài công lập), trong đó có 2 trường chuyên biệt (Khiếm thính, Khiếm thị); 124 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
- Số lớp : 3.855 lớp.
- Số học sinh : 119.541 hs - Tỷ lệ huy động trẻ vào lớp 1 : 100%
* Giáo dục Trung học
* Giáo dục Trung học cơ sở
- Tổng số trường THCS : 203, trong đó 49 trường đạt chuẩn - Tổng số lớp : 2535 lớp.
- Tổng số học sinh : 90.215 (nữ 46.150, tỷ lệ 50,43%) * Giáo dục Trung học phổ thông
- Tổng số trường: 56 trường, trong đó công lập: 40; ngoài công lập: 16 - Tổng số lớp: 1.299 lớp công lập - Tổng số lớp: 1.299 lớp công lập
- Tổng số học sinh: 68.852, so với năm học trước giảm: 2.276 học sinh
* Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp và giáo dục đại học
- Trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 4 trường Đại học (1 trường dân lập), 9 trường cao đẳng (nâng cấp từ trường trung cấp 04 trung tâm), 8 trường
trung cấp (2 trường tư thục) với trên 50 mã ngành đào tạo, thu hút trên 53.000 sinh viên. Số lao động qua đào tạo ở Hải Phòng đạt trên 47%.
* Giáo dục thường xuyên
- Bên cạnh hệ thống giáo dục phổ thông, hệ thống giáo dục thường xuyên cũng phát triển với 15 trung tâm GDTX (trong đó có 01 trung tâm GDTX cấp thành phố), 222 trung tâm học tập cộng đồng, 10 trung tâm tin học- ngoại ngữ, 15 cơ sở tin học- ngoại ngữ
- Tổng số học viên bổ túc THCS: 279 học viên - Tổng số học viên bổ túc THPT: 5.080 học viên
Bảng 2.1. Quy mô giáo dục- đào tạo Hải Phòng (từ năm 2007-2011)
STT Quy mô Năm học 2007 -2008 2008 -2009 2009- 2010 2010- 2011 Đơn vị
1 Nhà trẻ, mẫu giáo trường mầm non 250 252 264 274 - Trong đó ngoài công lập 177 179 189 40
2 Trường tiểu học 218 218 219 219
3 Trường trung học cơ sở 204 204 204 203
4 Trường trung học phổ thông 60 60 56 56
- Trong đó ngoài công lập 25 21 17 16
5 Trường trung cấp chuyên nghiệp 8 8 8 8
6 Trung tâm giáo dục thường xuyên 14 14 15 15
7 Phòng giáo dục và đào tạo 14 14 14 14
Học sinh 8 Nhà trẻ 19.252 20.570 21.049 18.729 9 Mẫu giáo 58.126 61.391 64.792 70.296 10 Tiểu học 113.106 112.149 117.996 119.541 11 Trung học cơ sở 111.972 103.387 95.715 90.215 12 Trung học phổ thông 78.283 76.169 71.182 68.852 - Trong đó ngoài công lập 20.407 12.250 10.514 10.996
Biểu đồ 2.2: Quy mô học sinh phổ thông ở Hải Phòng (từ năm 2007-2011) 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 MÇm non TiÓu häc Trung häc c¬ së Trung häc phæ th«ng
Theo dõi bảng 2.1 và đồ thị trên ta nhận thấy: Số lượng học sinh của thành phố có sự biến động. Số lượng trẻ mầm non và học sinh tiểu học tăng dần so với các năm, học sinh trung học cơ sở và học sinh của trung học phổ thông giảm. Sự biến động học sinh của các ngành học có ảnh hưởng đến số lượng học viên vào học ở giáo dục thường xuyên.
2.1.2.2. Đội ngũ giáo viên và CBQLGD các cấp học
Bảng 2.2: Số lượng đội ngũ CBQL và GV tại thành phố Hải Phòng (năm học 2011-2012) STT Đội ngũ Tổng số Mầm non Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Giáo dục thƣờng xuyên 1 Tổng số CBGVNV 25520 6468 7493 7683 3544 391 - Biên chế 18179 1687 6301 6592 3306 293 - Hợp đồng 7400 4781 1192 1091 238 98
Bảng 2.3: Chất lượng của đội ngũ giáo viên (năm học 2010-2011)
Trình độ
giáo viên Mầm non Tiểu học
Trung
học cơ sở Trung học phổ thông
Giáo dục thƣờng xuyên Đạt chuẩn 98,9% 99,96% 99,6% 99,7% 97,2% Trên chuẩn 63,2% 82,8% 58,6% 12% 1,3% Chưa đạt chuẩn 1,1% 0,04% 0,04% 0,3% 2,8%
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng) 2.1.2.3. Điều kiện về kinh phí hoạt động của ngành GD-ĐT Hải Phòng
* Tổng ngân sách GD Hải Phòng năm 2010 : 1.389.475 ( triệu đồng) * Ngân sách địa phương chi thường xuyên : 1.249.863 (triệu đồng)
Được phân bổ như sau :
1. Chi thường xuyên: 1.165.863 Trong đó:
- Chi thường xuyên (từ MN, PT, BT...): 1.054.163
- Chi sự nghiệp tại Sở GD ĐT 4.500
- Trang thiết bị dạy học và sách theo Thông tư 30 18.000
- Thưởng thi đua 1.200
- Lệ phí thi các cấp 3.000
- Phổ cập giáo dục 1.000 2. Hỗ trợ các trung tâm ngoài công lập 16.500 3. Chi nâng cấp, sửa chữa, trường chuẩn... 10.000 4. Nâng cấp, sửa chữa các trường 4.000 5. Hỗ trợ sắp xếp giáo viên theo chế độ 10.000 6. Tiết kiệm làm lương 43.500 * Ngân sách địa phương chi xây dựng cơ bản: 125.212 * Chương trình mục tiêu quốc gia GDĐT: 14.400
2.1.2.4. Cơ sở vật chất
Năm học 2010-2011 đảm bảo đủ số phòng học cho các cấp học, ngành học. Không có phòng học 3 ca. Tất cả các phòng học đều từ cấp 4 trở lên. Số phòng học kiên cố, cao tầng ở nội thành đạt 95%, ở ngoại thành đạt 80%. Cụ thể:
- Tổng số phòng học hiện có : 10 925 phòng - Tổng số phòng học xây mới năm học 2010-2011 : 350 phòng - Tổng số phòng học sửa chữa là : 516 phòng - Tổng kinh phí xây dựng sửa chữa dự toán là: 191 600 000 000 đ - Trong đó ngân sách Nhà nước cấp: 145.000.000.000 đ - Xã hội hóa: 25.000.000.000 đ - Chương trình mục tiêu quốc gia: 9.500.000.000 đ - Còn lại tiếp tục huy động các nguồn lực khác: 12.100.000.000 đ
Năm học 2010-2011 ngành đầu tư 23 tỷ đồng cho mua sách giáo khoa, trang thiết bị đồ dùng dạy học bổ sung phục vụ đổi mới chương trình và thay sách cho tất cả các khối lớp, chiếm 3% nguồn ngân sách thành phố chi thường xuyên cho giáo dục với số lượng cụ thể như sau:
TT Hàng hoá Số tiền đầu tư lượng Số
Số trung tâm được cấp
1 Máy vi tính. 4 746 000 000 495 47
TB hiclass-v. 834 724 000 06 06
2 Bảng điện tử thông minh dạy học 795 000 000 05 05
3 Phần mềm QLTV 696 000 000 448 448 4 Sách thư viện 4 260 318 605 126 217 91 5 TB âm nhạc (Đàn Organ) 157 434 000 30 06 6 Máy chiếu 783 000 000 30 29 7 TBDH tiểu học 813 400 600 442 26 8 TBDH trung học cơ sở 829 979 700 108 15 9 TBDH trung học phổ thong 1 010 734 615 120 13 10 TBĐC ngoài trời lớp PCMN 5 tuổi 2 276 745 000 113 45
TT Hàng hoá Số tiền đầu tư lượng Số Số trung tâm được cấp 11 TBĐC trong nhà lớp PCMN 5 tuổi 550 000 000 2 550 27 12 TB phòng Lý, Hóa, Sinh 949 991 000 14 07
13 TB thư viện (Bàn ghế, TV, giá sách) 1 002 680 000 850 29
Tổng số tiền mua sắm: 23 706 007 520 794
2.1.2.5. Công tác xã hội hoá giáo dục
Công tác xã hội hóa giáo dục đã góp phần ổn định và phát triển trường lớp đồng đều ở các địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân, hạn chế việc học sinh bỏ học, củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục ở các cấp học; bổ sung, hoàn thiện CSVC đơn vị, trang thiết bị giảng dạy ngày càng tăng trưởng theo hướng hiện đại góp phần đẩy nhanh tiên độ xây dựng đơn vị đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2010-2011các địa phương, các trường đã tích cực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Phong trào xây dựng phòng thí nghiệm, thực hành, phòng học bộ môn phát triển mạnh. Nhiều xã đã dành nhiều tỉ đồng cho xây dựng trường. Năm học 2010-2011, có 13 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 01 trường đạt chuẩn mức độ 2, đưa tổng số trường đạt chuẩn quốc gia của Hải Phòng lên 230 trường.
2.1.2.6. Chất lượng giáo dục * Giáo dục Mầm non
Tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN mới. Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ trong các cơ sở GDMN; 100% số trường MN tổ chức ăn bán trú cho trẻ với tỷ lệ trẻ được ăn tại trường đạt 99,5% (tăng 3,5% so với cùng kỳ); Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm là 2,3%.
Công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm, các cơ sở GDMN tiếp tục được qui hoạch xây dựng theo hướng tập trung, kiên cố đạt chuẩn và hiện đại.
Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ ăn, ngủ được tăng cường đầu tư, đảm bảo vệ sinh an toàn. 100% số bếp nấu ăn được sắp xếp sử dụng đảm bảo qui trình bếp 1 chiều đáp ứng yêu cầu tổ chức nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới ở các độ tuổi tại 249/274 trường mầm non chiếm 90,87% (tăng 45,87% so với năm học trước), số trẻ tham gia chương trình GDMN mới: 78.405 (88%).
* Giáo dục Tiểu học
Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, nhiệm vụ Giáo dục tiểu học và kế hoạch thời gian năm học. Tích cực tăng tỷ lệ học 2 buổi/ngày đảm bảo cân đối hài hòa chương trình chính khóa theo quy định và các hoạt động giáo dục. Kết quả: 83.900 HS học 2buổi/ngày - 2749 lớp - 201 trường, đạt tỷ lệ 69.9%, tăng 7.6% so với năm học trước.
Chỉ đạo tổ chức nuôi, dạy bán trú phù hợp với điều kiện thực tế của trung tâm. Kết quả: 27.343 HS ăn bán trú - 739 lớp, đạt tỷ lệ 22.9%.
Tổ chức bồi dưỡng cho 136 cán bộ quản lý và 178 nhân viên nhà bếp (hoặc bếp trưởng) về công tác nuôi, dạy bán trú trong trường tiểu học, xây dựng khẩu phần ăn đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh bếp ăn bán trú.
Tập trung chỉ đạo dạy học, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình thông qua nhiều hoạt động; Tích cực đẩy mạnh việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bằng nhiều biện pháp; Chỉ đạo dạy tích hợp các nội dung giáo dục; Tiếp tục triển khai các hoạt động về giáo dục An toàn giao thông (Pokemon, Toyota cùng học An toàn giao thông), chăm sóc sức khỏe, chăm sóc răng miệng, giáo dục thể chất theo hướng lồng ghép vào các môn học; tiếp tục triển khai dạy học ngoại ngữ ở tiểu học. Tổng số HS học Tiếng Anh: 74.564, đạt tỷ lệ 61.9%, tăng so với năm học trước 7,7%; Tiếp tục thực hiện chương trình dạy tăng cường Tiếng Pháp và bằng Tiếng Pháp giai đoạn 2011-2015 theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT với tổng số 355 học sinh/10 lớp. Học sinh khối song ngữ
Tiếng Pháp đã tham gia Olympic Tiếng Pháp tiểu học khu vực phía Bắc tại Hà Nội đạt giải xuất sắc.
Thực hiện bàn giao chất lượng học tập của HS lớp dưới lên lớp trên, làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ HS yếu.
Chất lượng giáo dục năm học 2010-2011: Hạnh kiểm: Đạt 99.8%; Chưa đạt: 0.2%
Môn Tiếng Việt: Giỏi: 45.4%; Khá: 39.8%; TB: 13.9%; Yếu: 0.9% Môn Toán: Giỏi: 54.1%; Khá: 32.5%; TB: 12.9%; Yếu: 0.5% Toán tuổi thơ cấp Quốc gia: 6 học sinh tham gia; Tiếng Anh qua mạng cấp Quốc gia: 32 giải; Giao lưu tiếng Anh Phonics toàn quốc: 17 giải
Tổ chức tốt các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, CBQL, tổ chức tốt các kỳ thi giáo viên giỏi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD, cụ thể:
* Giáo dục Trung học - Trung học cơ sở
Đánh giá xếp loại hạnh kiểm và học lực cấp trung học cơ sở
Xếp loại hạnh kiểm: Tốt: 88,1%; khá: 8,45%; trung bình: 3,33%; yếu: 0,1%
Xếp loại học lực: Giỏi 18,9%; khá: 43,8%; trung bình 30,5%; yếu: 6,8%; kém 0,1%
Duy trì kết quả phổ cập trung học cơ sở : 14/14 quận, huyện
Tỷ lệ phổ cập giáo dục THCS: Số đối tượng 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS (2 hệ)/ tổng số đối tượng (15-18 tuổi): 97,6%; tỉ lệ huy động: 95,7%; tỉ lệ hiệu quả: 91,8%
Tổ chức thi học sinh giỏi thực hành lớp 9 cấp thành phố các môn: Lý, Hoá, Sinh, Công nghệ; Tổ chức cho học sinh THCS tham gia thi Olympic Tiếng Anh trên mạng; Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp THCS năm học 2010-2011
- Trung học phổ thông
+ Xếp loại hạnh kiểm: Tốt: 76,13%; khá: 19,35%; trung bình: 4,12%; yếu: 0,4%
+ Xếp loại học lực: Giỏi: 11,86 %; khá: 48,18%; trung bình: 39,90%; yếu: 4,93%; kém: 0,14%
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm học 2010-2011 đạt 97,85% trong đó 2,33% đạt loại giỏi, 16,78% đạt loại khá;
Công tác học sinh giỏi được lãnh đạo ngành cũng như thành phố rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Ngay từ đầu năm học, Sở GD&ĐT đã ban hành các văn bản hướng dẫn công tác bồi dưỡng HSG và tổ chức thi HSG, giúp các trường sớm phát hiện các em học sinh có năng khiếu, có khả năng vượt trội để tổ chức, chăm lo, bồi dưỡng nhân tài cho thành phố và đất nước.
Kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2010-2011, Hải Phòng có 75/88 (85,2%) đoạt giải quốc gia, đặc biệt môn Tiếng Trung đoạt cả 2 giải Nhất của toàn quốc. Có 8 học sinh được tham gia thi chọn đội tuyển dự thi quốc tế; 01 học sinh dự thi Vật lý Châu Á Thái Bình Dương; Học sinh Phạm Đăng Huy trường THPT chuyên Trần Phú đoạt huy chương Bạc Olympic quốc tế Hoá học. Hải Phòng giữ vững thành tích địa phương duy nhất trong cả nước 16 năm liền có học sinh đoạt giải quốc tế. Học sinh Phạm Thị Ngọc Oanh, trường THPT Tiên Lãng, Hải Phòng đã xuất sắc trở thành nhà vô địch “Đường lên đỉnh Olympia 2011” .
Xác định đổi mới công tác quản lý là giải pháp đòn bẩy xây dựng nền nếp, nâng dần chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ, đáp ứng với chủ đề năm học; đặc biệt trong năm học này Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các phòng giáo dục, các trường THPT tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong các đơn vị coi đây là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học.
Sở GD&ĐT đã triển khai tới các trường thực hiện nghiêm túc việc “dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng”, yêu cầu các trường coi đây là những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá, xếp loại giáo viên;
* Giáo dục chuyên nghiệp
Tổ chức hoạt động đào tạo ở các trường theo hướng đa cấp, đa ngành; căn cứ vào nhu cầu đào tạo nghề của thị trường lao động và năng lực đáp ứng, một số trường đã, đang tiếp tục xây dựng đề án đổi tên hoặc mở mã ngành đào tạo TCCN mới cho phù hợp, đúng quy định; ngoài nhiệm vụ đào tạo TCCN chính quy, vừa làm vừa học, hầu hết các trường có hệ dạy nghề dài hạn và ngắn hạn. Nhiều trường thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đã liên kết với các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài thành phố mở lớp đào tạo đại học vừa làm vừa học.
Trong năm học, các trường tiếp tục triển khai thực hiện quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục của mình gắn với chuẩn nghề nghiệp theo vị