34 GĐ quản lý nguồn lực tài chính
3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL Trung tâm GDT
3.2.1.1. Ý nghĩa của biện pháp
Quy hoạch cán bộ là một chủ trương lớn của Đảng ta, được khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TW Đảng khóa VIII và được nhấn mạnh trong kết luận Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khóa IX về công tác tổ chức cán bộ. Xây dựng quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ những quan điểm cơ bản về công tác cán bộ của Đảng ta là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ tổ chức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; phải giữ vững nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; Đảng lãnh đạo công tác cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tôn trọng pháp luật Nhà nước và Điều lệ của các tổ chức quần chúng.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quy hoạch CBQL Trung tâm GDTX là tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong đơn vị và địa phương nơi trung tâm đóng.
Nội dung quản lý Nhà nước về giáo dục đã được ghi rõ trong Điều 86 của Luật Giáo dục. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giáo dục nói chung và công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trung tâm GDTX nói riêng, trước hết phải xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục. Chỉ đạo xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về công tác giáo dục.
Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Sở GD&ĐT cùng các Sở ngành có liên quan xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn thành phố, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.
Mục tiêu của giải pháp: Thành ủy Hải Phòng có Nghị quyết về thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo, CBQL giáo dục, đề ra công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL; Ngành GD-ĐT phải xây dựng quy hoạch CBQL, chỉ đạo triển khai và
kiểm tra việc thực hiện công tác quy hoạch tới các đơn vị trực thuộc Sở, trong đó có GDTX.
Mục đích của giải pháp: Tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị; là căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ CBQL đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị trực thuộc Sở vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục thành phố trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Thành ủy ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị để cụ thể hóa các Nghị quyết của TW về công tác quản lý cán bộ và quy hoạch CBQL đối với các đơn vị trực thuộc Sở nói chung, Trung tâm GDTX nói riêng. Trên cơ sở Nghị quyết của Thành ủy, các huyện ủy và cấp ủy cơ sở triển khai thực hiện, lãnh đạo công tác quy hoạch CBQL; phát huy dân chủ, thu hút sự tham gia của chi bộ, Đảng viên và quần chúng trong việc đánh giá cán bộ và phát hiện nguồn dự bị.
Theo định kỳ hàng năm, cấp ủy của các đơn vị phải kiểm điểm công tác quy hoạch CBQL, có ý kiến nhận xét của cấp ủy cấp trên trực tiếp và báo cáo cho lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm điểm công tác quy hoạch CBQL các đơn vị và báo cáo Thành ủy theo định kỳ hàng năm.
Các cấp ủy có trách nhiệm xét duyệt nhân sự để bổ nhiệm CBQL các đơn vị chủ yếu phải theo quy hoạch; ngăn ngừa, đấu tranh những nhận thức về việc làm lệch lạc trong công tác quy hoạch CBQL và bổ nhiệm CBQL.
UBND thành phố Hải Phòng tăng cường chỉ đạo xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL các đơn vị, tổ chức kiểm tra định kỳ và chỉ ra quyết định bổ nhiệm những người trong diện quy hoạch.
Để biện pháp này có đầy đủ các nội dung và kết quả cho một quy hoạch hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, Sở GD&ĐT cần tiến hành những việc sau:
- Xác định số lượng dự nguồn cần có: xây dựng dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ CBQL theo quy mô phát triển để xác định nguồn quy hoạch; hàng năm Sở GD-ĐT thực hiện rà soát và nhận xét đánh giá đội ngũ CBQL về độ tuổi, về phẩm chất đạo đức và năng lực công tác, sức khoẻ, để xác định nguồn bổ sung.
- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ thuộc diện quy hoạch CBQL.
- Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ quy hoạch và chuẩn y danh sách, cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tổ chức hội nghị 1 (hội nghị mở rộng)
+ Thành phần: Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị.
+ Nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu quy hoạch các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc.
+ Giới thiệu danh sách nguồn quy hoạch theo hình thức bỏ phiếu kín.
Bước 2: Tổ chức hội nghị 2 (hội nghị chủ chốt)
+ Thành phần: Cấp uỷ, lãnh đạo đơn vị, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện Công đoàn, Đoàn thanh niên trong trung tâm
+ Nội dung: Căn cứ vào kết quả giới thiệu ở hội nghị toàn thể cán bộ, giáo viên, hội nghị chủ chốt thảo luận, xác định yêu cầu, phương hướng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, tiếp tục giới thiệu và bỏ phiếu kín giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh CBQL.
Bước 3: Tổ chức hội nghị 3 (tại Sở GD-ĐT)
+ Thành phần: Lãnh đạo Sở, Trưởng các phòng chức năng Sở của Sở thảo luận nguồn quy hoạch các chức danh CBQL ở các đơn vị trên cơ sở danh sách đã có từ kết quả hội nghị 2.
- Đối với công tác quy hoạch cán bộ quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo luôn rất cẩn trọng, sau mỗi đợt rà soát quy hoạch, Sở GD&ĐT tiến hành tổng kết, kiểm tra các bước thực hiện đảm bảo đúng quy trình, khách quan, quy hoạch đã được bổ sung đầy đủ theo nhu cầu chưa, tự điều chỉnh hoặc có khuyến nghị. Trên cơ sở danh sách đã chuẩn y, Sở GD-ĐT có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dự nguồn.