34 GĐ quản lý nguồn lực tài chính
3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng CBQL trung tâm GDTX theo hướng chuẩn hóa
3.2.4.1. Ý nghĩa của biện pháp
Chất lượng đội ngũ CBQL được hình thành do nhiều yếu tố tác động, trong đó phần lớn thông qua con đường đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Đào tạo, bồi dưỡng là nhu cầu thường xuyên của mỗi người, đặc biệt càng quan trọng hơn trong xã hội học tập hiện nay. Chính vì vậy, để phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX thành phố Hải Phòng cần chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cho học.
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX vừa là mục tiêu, vừa là biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Do đó công tác đào tạo, bồi dưỡng vô cùng quan trọng, để CBQL hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp trước thực tiễn mỗi đơn vị trong bối cảnh xã hội đầy biến động hiện nay.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Để thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng CBQL đương chức và nguồn kế cận CBQL Trung tâm GDTX theo hướng chuẩn hóa, Sở GD-ĐT phải thực hiện đổi mới công tác này theo các nội dung sau:
- Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX theo Chuẩn Giám đốc Trung tâm GDTX theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Đây là một công việc mà Sở GD-ĐT cần tiến hành thường xuyên hàng năm hoặc trước yêu cầu đột xuất của công tác cán bộ. Yêu cầu của khảo sát đánh giá
phải chính xác, khách quan, có hồ sơ lưu lại theo một hệ thống (nội dung, thời gian). Khảo sát, đánh giá CBQL không thể theo ý kiến một cá nhân mà phải căn cứ vào kết quả công việc, tiêu chuẩn cán bộ và dựa vào ý kiến tập thể, tránh định kiến cá nhân hoặc có tư tưởng “dĩ hoà vi quý”. Công tác khảo sát đánh giá CBQL làm đúng yêu cầu là cơ sở cho cơ quan quản lý có những thông tin cần thiết để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý. Vì vậy, Sở GD-ĐT căn cứ: Tiêu chuẩn CBQL; Chuẩn Giám đốc Trung tâm GDTX; chất lượng, hiệu quả công việc CBQL để xây dựng tiêu chí đánh giá.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể: Theo giai đoạn 5 năm và hàng năm cho từng đối tượng CBQL (đối tượng đương chức, đối tượng dự nguồn) với các nội dung và kế hoạch bồi dưỡng khác nhau theo tiêu chuẩn cần đạt được. Mặt khác, cần mạnh dạn đưa CBQL trẻ đi đào tạo bài bản để sẵn sàng thay thế số cán bộ về hưu hoặc luân chuyển chuyển công tác. Bên cạnh đó, cần tăng cường nguồn kinh phí và có chế độ chính sách hợp lý cho các cán bộ tham gia đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đơn vị.
- Cần phải đảm bảo các nguyên tắc căn bản về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý:
+ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải đảm bảo tính thực tiễn: Các phương thức đào tạo, huấn luyện phải cụ thể, thiết thực, phải căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của nghề nghiệp, trình độ cán bộ để tiến hành. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là khâu có ý nghĩa quyết định đến trình độ và chất lượng cán bộ. Thực tiễn không ngừng vận động biến đổi, do vậy lý luận (nội dung đào tạo) cũng phải thường đổi mới, bổ sung, phát triển và như thế cán bộ phải xuyên “học, học nữa, học mãi”. Tính thực tiễn trong việc đào tạo, bồi dưỡng xuất phát từ đòi hỏi của công tác đào tạo, bồi dưỡng CB. Từ thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng không chỉ đào tạo, bồi dưỡng CB cho đủ đòi hỏi trong hiện tại mà công tác ĐT, BD còn phải “nhìn xa trông rộng”, đón bắt được xu thế chủ động tạo nguồn.
+ Xác định đúng mục tiêu, nội dung, phương pháp trong đào tạo, bồi dưỡng. Mối quan hệ giữa phương pháp với mục tiêu, nội dung, các hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và tính thực tiễn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Về
mục tiêu: nâng cao kiến thức kỹ năng, thái độ của người học.Về nội dung chương trình: nâng cao năng lực thực hiện, coi trọng tính ứng dụng, học để làm. Đó là hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ có liên quan đến công việc mà cán bộ đang thực hiện, hàm lượng các loại kiến thức mà người học phải lựa chọn và thực hiện: Loại kiến thức nên biết là loại kiến thức bổ trợ, ngoài học tập chính khóa, người học có thể cập nhật và trang bị cho mình để tăng thêm vốn hiểu biết; loại kiến thức cần biết là loại kiến thức cần cho công việc để có thể thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả hơn; loại kiến thức phải biết lại loại kiến thức phải được tran bị để đáp ứng yêu cầu công việc đang làm.
Đào tạo, bồi dưỡng ở nhiều lĩnh vực, cụ thể như sau: + Đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục:
Đào tạo trình độ Thạc sỹ Quản lý Giáo dục tại các trường Đại học và Học viện Quản lý giáo dục. CBQL Trung tâm GDTX trong nguồn quy hoạch CBQL của ngành phải được đào tạo trình độ Thạc sỹ quản lý giáo dục, mới có thể đáp ứng được yêu cầu ở những cương vị cao hơn.
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý:
Bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý giáo dục, quản lý nhà nước, bồi dưỡng kiến thức về các lĩnh vực khác như: Thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học; quản lý thu chi tài chính; quản lý dạy thêm, học thêm; quản lý tài sản, thiết bị dạy học; quản lý, tổ chức sinh hoạt chuyên môn; công tác tham mưu, xã hội hoá giáo dục…
+ Bồi dưỡng kỹ năng quản lý:
Để CBQL thực hiện tốt các chức năng quản lý cần bồi dưỡng cho họ những kỹ năng như sau: Kỹ năng, kỹ thuật quản lý; Kỹ năng nhân sự; Kỹ năng nhận thức.
+Bồi dưỡng lý luận chính trị:
Bồi dưỡng lý luận chính trị cho CBQL và đội ngũ kế cận, theo chương trình trung cấp, cao cấp, cử nhân chính trị do trường Chính trị Tô Hiệu và Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia tổ chức đào tạo.
Ngày nay, tin học có ý nghĩa. CBQL phải biết vi tính văn phòng, biết sử dụng và khai thác internet, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực quản lý, giúp CBQL ứng dụng thực hiện các chức năng quản lý, đem lại sự tự tin, hoà nhập và thích ứng với sự phát triển xã hội.
Kiến thức về ngoại ngữ cũng cần được đào tạo, bồi dưỡng, Sở GD-ĐT khuyến khích giáo viên trẻ trong qui hoạch đi học ngoại ngữ, đưa ra tiêu chuẩn khi bổ nhiệm chức vụ QL có ưu tiên người có trình độ ngoại ngữ.
+ Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn:
Trong nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBQL, kiến thức chuyên môn là nền tảng tư duy và là phương pháp luận khoa học cho công tác quản lý. Do vậy, CBQL đương chức và những người kế cận có trình độ cần phải học lên trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ. Ngoài ra, Sở GD-ĐT cần chú ý bồi dưỡng cho CBQL chỉ đạo thực hiện các chuyên đề như: Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học; sử dụng đồ dùng dạy học theo từng bộ môn; chuyên đề chỉ đạo đổi mới GD phổ thông; chuyên đề tổ chức hoạt động ngoài giờ cho. Các chuyên đề bồi dưỡng về giáo dục đạo đức cho học sinh; phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi; phụ đạo cho học sinh yếu, kém…
+Bồi dưỡng các kiến thức khác:
Những kiến thức về phong tục tập quán địa phương; về bản sắc và văn hoá dân tộc; kiến thức cơ bản về an ninh quốc phòng; về tôn giáo, giao thông, phòng cháy chữa cháy…
Tóm lại: Tri thức từ lâu đã được ví như chiếc chìa khoá vạn năng. Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng trên đây không tách rời mà gắn bó, bổ trợ cho nhau, giúp người cán bộ quản lý thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý của mình.
- Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng:
+ Đào tạo chính quy: Cử cán bộ quản lý đương nhiệm và cán bộ quản lý có triển vọng phát triển đi học lớp Cử nhân quản lý giáo dục hoặc Thạc sỹ quản lý giáo dục.
+ Đào tạo tại chức (đào tạo bằng 2): Mở các lớp cử nhân quản lý hệ tại chức đối với cán bộ quản lý đương nhiệm.
+ Đào tạo từ xa: Khuyến khích CBQL và đội ngũ kế cận không có điều kiện theo học lớp chính qui, tại chức tham gia các lớp đào tạo từ xa.
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và các nội dung khác theo các hình thức: Cử CBQL đi học các lớp ngắn hạn tại Học viện Quản lý Giáo dục; Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tại địa phương để bồi dưỡng theo chuyên đề những kiến thức kỹ năng mà CBQL Trung tâm GDTX còn thiếu hụt hoặc đã quá cũ kỹ và lạc hậu. Đối với các lớp này, cần khảo sát cụ thể đối tượng, có kế hoạch sớm và hợp lý để liên hệ mời giáo viên thỉnh giảng, có thể sử dụng một số CBQL giỏi của ngành đã được học tập những nội dung cần bồi dưỡng ở các đơn vị, hoặc đã tham gia tập huấn trước đó, lên lớp bồi dưỡng.
+ Ngoài ra còn bồi dưỡng thông qua các hình thức sau: tổ chức tham quan thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý các trường tiên tiến trong thành phố, ngoài thành phố và các nước trong khu vực. Sở GD-ĐT tổ chức hội thảo về công tác quản lý để CBQL có điều kiện nghiên cứu trình bày và tiếp nhận, cập nhật thông tin quản lý đồng thời qua hội thảo để trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Bên cạnh đó còn bồi dưỡng thông qua tổng kết sáng kiến kinh nghiệm, hội thi CBQL giỏi. Thực hiện bồi dưỡng kiến thức tin học bằng cách: Sở GD- ĐT nối mạng Internet cho các trường và yêu cầu bắt buộc các trường báo cáo qua mạng, khuyên khích các trường mở các trang Website riêng của đơn vị.
+ Kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng với tự đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ quản lý và cán bộ kế cận theo các hình thức tự học như sau: Sở GD-ĐT nêu yêu cầu, hướng dẫn tài liệu, nội dung để cán bộ quản lý nghiên cứu và tiến hành tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng của mình; Quy định các chuyên đề phải học tập, nghiên cứu để CBQL Trung tâm GDTX đăng ký thực hiện trong năm học, tổ chức hội thảo báo cáo đề tài nghiên cứu, tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài; Đưa chỉ tiêu đào tạo tự học, tự bồi dưỡng vào nội dung
đánh giá thi đua khen thưởng hàng năm để tạo thêm động lực tự học và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX.
Tóm lại, để đào tạo bồi dưỡng đem lại hiệu quả cao cần phải phối kết hợp nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng.
- Xác định nguồn kinh phí và các điều kiện khác cho công tác đào tạo, bồi dưỡng: Hàng năm, Sở GD-ĐT lập kế hoạch tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Có biện pháp tham mưu với UBND thành phố hỗ trợ kinh phí cho công tác này.
* Xây dựng qui trình đào tạo, bồi dưỡng:
- Lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch thực hiện đào tạo, bồi dưỡng; đề ra mục tiêu dự kiến nguồn nhân lực, dự kiến các biện pháp và cách thức thực hiện mục tiêu. Sở GD-ĐT là cơ quan chủ trì xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện.
- Tổ chức, thực hiện: Điều tra, xác định trình độ của CBQL để tổ chức các lớp bồi dưỡng. Tổ chức việc CBQL tham gia đào tạo lại hoặc bồi dưỡng cập nhập kiến thức quản lý. Tăng cường giao chỉ tiêu, giao đề tài nghiên cứu cải tiến nghề quản lý trong hoạt động tự học nâng cao trình độ. Huy động các nguồn lực để tổ chức đào tạo bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Chú ý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận dự nguồn.
- Chỉ đạo: Xác định công việc, định hướng cách làm, động viên các thành viên tham gia công việc trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- Kiểm tra: Kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ theo các tiêu chí nhất định nhằm so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBQL đã đề ra. Tìm các nguyên nhân tồn tại, hạn chế và ra quyết định điều chỉnh cần thiết.