MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên chương trình tiên tiến, chất lượng cao POHE (Trang 116)

I Capital based

MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Đề tài đạt giải Ba NCKH cấp Khoa, đạt giải Khuyến khích NCKH cấp Trường

Đặng Ngọc Anh Đỗ Thị Phương Hà Tiến Thành Lại Ngọc Cẩm Nhung Nguyễn Ngọc Bích

Lớp Kế toán Tiên tiến K52

GV hướng dẫn: TS. Lê Thị Hương Lan

Viện Ngân hàng – Tài chính

Một số lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Các khái niệm cơ bản

Khái niệm cạnh tranh

Với tư cách là động lực nội tại trong mỗi một chủ thể kinh doanh, cạnh tranh được cuốn Black’Law Dictionary diễn tả là “sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba”.

Với tư cách là hiện tượng xã hội, theo cuốn Từ điển Kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992, cạnh tranh được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.

Khái niệm năng lực cạnh tranh

Cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chưa được hiểu thống nhất. Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ.

Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành về các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản

phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.

Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và cả những phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế.

Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Đối với lĩnh vực ngân hàng, tài chính, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại có thể được tóm tắt lại như sau: “Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đông thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường xung quanh”.

Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại không chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu và mức độ an toàn vốn

Nguồn vốn chủ sở hữu: Là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên,...

Khả năng sinh lời

Nếu tỷ lệ lợi nhận của một công ty tụt xuống dưới mức có thể chấp nhận được, thì P/E (giá trên thu nhập) và giá trị các cổ phiếu của công ty giảm xuống – điều đó giải thích tại sao việc đánh giá khả năng sinh lời lại đặc biệt quan trọng đối với một công ty.

Khả năng ứng dụng công nghệ

Ngân hàng thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính, hầu hết các mảng hoạt động của khu vực ngân hàng đề gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin, do vậyviệc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững và có hiệu quả của từng ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng

nói riêng.

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.

Trình độ quản lý và cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức là một khái niệm cơ bản của khoa học quản lý, cơ cấu tổ chức được nhiều tác giả quan tâm đề cập đến.Từ những cách tiếp cận khác nhau mà mỗi tác giả lại có những quan niệm khác nhau về cơ cấu tổ chức.

Thương hiệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm.Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Hệ thống phân phối

Có rất nhiều khái niệm về hệ thống kênh phân phối. Tuỳ theo những góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta có thể đưa ra nhữngkhái niệm khác nhau về kênh phân phối.

Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại.

Môi trường kinh tế.

Sự phát triển của nền kinh tế trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng sẽ tác động đến khả năng thu hút tiền gửi, khả năng cho vay đầu tư và phát triển các dịch vụ ngân hàng của ngân hàng thương mại..

Đối thủ cạnh tranh.

Trong phạm vi quốc gia, đối thủ cạnh tranh của các ngân hàng chính là các ngân hàng khác, ngoài ra còn có các định chế tài chính phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, công ty tiết kiệm bưu điện, quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính.

Hệ thống luật pháp trước hết tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh và cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Hệ thống luật pháp tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và cạnh tranh của ngân hàng mại. Luật quy định những điều kiện cần thiết về mặt pháp lý để một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh, những lĩnh vực kinh doanh hợp pháp, giới hạn về quy mô huy động vốn, khả năng cấp tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, các quy định đảm bảo an toàn. Ngoài ra, những quy định của luật cũng tác động đến khả năng tham gia cạnh tranh của các chủ thể trên thị trường tài chính, gia tăng hay kìm hãm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên thị trường quốc tế

Đặc điểm văn hóa xã hội.

Trước hết, những đặc điểm xã hội ảnh hưởng cầu đối với các dịch vụ ngân hàng như lòng tin của dân chúng; thói quen tiêu dùng và tiết kiệm của người dân; trình độ dân trí và khả năng hiểu biết về các dịch của ngân hàng; mức thu nhập của người dân. Ngân hàng là một ngành có nhiều rủi ro, dám chấp nhận rủi ro, đồng thời là người có sự thận trọng cần thiết, tôn trọng các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp. Việc coi trọng đạo đức là cơ sở để ngân hàng giữ chữ tín đối với khách hàng, gây dựng niềm tin của công chúngMột xã hội coi trọng việc học tập và rèn luyện cũng mang lại thuận lợi đối với ngành ngân hàng.

Môi trường công nghệ.

Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra như vũ bão trên toàn thế giới, công nghệ quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp nói chung và một ngân hàng nói riêng, nếu ngân hàng có công nghệ lạc hậu hơn đối thủ cạnh tranh thì sớm muộn cũng bị đối thủ cạnh tranh đánh bật ra khỏi thị trường. Một ngân hàng chú trọng đến công nghệ của mình sẽ làm cho khách hàng tin tưởng và từ đó có thể dễ dàng thu hút khách hàng mới hay lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh.

Vai trò của Nhà nước và Ngân hàng trung ương.

Vai trò của Nhà nước là một yếu tố mang chất xúc tác rất quan trọng với sự phát triển của bất kỳ ngành nào ở một nướcBỐI CẢNH NỀN KINH TẾ VÀ ThỰc trẠng năng lỰc cẠnh tranh cỦa các ngân hàng thương mẠi trong nưỚc

Quy định và chính sách của nhà nước khi Việt Nam gia nhập WTO Qui định và chính sách của nhà nước

Thông tư số 05/2012/TT-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2012:Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 5%/năm.

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 13%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 13,5%/năm.

Sự hợp tác của bộ tài chính và ngân hàng nhà nước

Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước “bắt tay” hoạch định chính sách

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã ký quy chế về phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa hai bên, hôm 29/2/2012. Nội dung hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính sẽ tập trung vào phối hợp xây dựng và điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, trong đó tập trung vào xây dựng và điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ.

2.1.3. Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với ngân hàng

Về việc thành lập ngân hàng liên doanh:

Về việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài:

Về chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam:

Bối cảnh nền kinh tế năm 2012 Bối cảnh kinh tế vĩ mô

Năm 2011, trước khá nhiều tác động bất lợi từ trong và ngoài nước, lạm phát và bất ổn tỷ giá nổi lên như là 2 thách thức lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam.

Trong 3 tháng đầu năm, chúng ta đã chứng kiến nhiều diễn biến có lợi cho thị trường tiền tệ. Sau khi ngân hàng nhà nước quyết định hạ một loạt các Lãi suất chủ chốt 1%, thì về căn bản thị trường chưa có dấu hiệu nào xáo trộn. Thị trường ngoại tệ giữ vững được trong biên độ, và SBV đang chứng minh VND chỉ bị phá giá tối đa 3% trong năm nay.Chúng ta hãy cùng điểm lại một số diễn biến thị trường tiền tệ trong 3 tháng đầu năm.

Bối cảnh tái cấu trúc:

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sẽ giúp giải quyết được 3 vấn đề còn tồn tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam: chất lượng tài sản kém, thanh khoản khó khăn và quy mô vốn tự có nhỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng lực tài chính

Về quy mô – số lượng ngân hàng và hệ thống kênh phân phối - Quy mô – số lượng ngân hàng

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện có quá nhiều ngân hàng có qui mô nhỏ, có tốc độ tăng trưởng tài sản và danh mục cho vay phát triển quá nóng. Kèm theo đó là hệ thống quản lý rủi ro và kỹ năng quản lý hoạt động ngân hàng còn tương đối kém, gây tác động không tốt đến sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

Về quy mô và năng lực tài chính - Quy mô vốn chủ sở hữu

Mặc dù tổng tài sản tăng trưởng nhanh, qui mô của các NH Việt Nam vẫn nhỏ hơn nhiều so với các nước trong khu vực

Theo số liệu được công bố, trong những năm qua các NHTM Việt Nam không ngừng nâng cao sức mạnh tài chính của mình. Quy mô vốn điều lệ của những NHTM (nhà nước và cổ phần) đã có sự tăng nhanh, đặc biệt là khối cổ phần.

Qua điều hành, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng nâng vốn điều lệ nhiều lần, song so với các ngân hàng quốc tế còn rất thấp.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên chương trình tiên tiến, chất lượng cao POHE (Trang 116)