Khái niệm nhà đầu tư chiến lược trong M&A ngân hàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên chương trình tiên tiến, chất lượng cao POHE (Trang 46)

b. Lịch sử FAHP Model

3.2. Khái niệm nhà đầu tư chiến lược trong M&A ngân hàng ở Việt Nam

3.1. Thực trạng M&A ngân hàng ở Việt Nam

3.1.1. Quy trình chào bán M&A ngân hàng và các vấn đềrà soát đặc biệt rà soát đặc biệt

Bước 1 Đưa ra quyết định bán Bước 2 Tổ chức lại công việc

Bước 3 Thực hiện chiến lược marketing Bước 4 Lựa chọn đối tác

Bước 5 Thực hiện giao dịch Bước 6 Kết thúc giao dịch

Bước 7 Giải quyết vấn đề sau giao dịch

Bảng 7: Quy trình chào bán cho M&A ngân hàng ở Việt Nam 3.1.2.Thực trạng M&A ngân hàng hiện nay

3.1.2.1. Áp lực tái cơ cấu ngân hàng3.1.2.2. Thực trạng M&A ngân hàng 3.1.2.2. Thực trạng M&A ngân hàng

3.2. Khái niệm nhà đầu tư chiến lược trong M&A ngânhàng ở Việt Nam hàng ở Việt Nam

Theo cam kết WTO, Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổ phần của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại các ngân hàng quốc doanh được cổ phần hoá. Mức góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức và cá nhân nước ngoài tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tối đa bằng 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó.

Theo Nghị định 9/2011/NĐ-CP thì nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài: có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa về: chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Cũng theo Nghị định này, số lượng nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại mỗi doanh nghiệp cổ phần hóa tối đa là 03 nhà đầu tư, với thời gian cam kết nắm

giữ tối thiểu 05 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

Đối với các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 10/2011/TT-NHNN quy định về các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa.

Theo đó, các tiêu chí chủ yếu mà nhà đầu tư chiến lược nước ngoài phải đáp ứng gồm có:

· Là tổ chức tín dụng/tài chính có tổng tài sản tối thiểu tương đương 20 tỷ đô la Mỹ.

· Có trên 5 năm kinh nghiệm hoạt động quốc tế.

· Được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập quốc tế (Moody’s, Standard & Poor, Fitch Rating …) xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi.

· Không là nhà đầu tư chiến lược, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên chương trình tiên tiến, chất lượng cao POHE (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w