Những quyết định dựa trên nhiều yếu tố giới thiệu mô hình FAHP

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên chương trình tiên tiến, chất lượng cao POHE (Trang 41)

ÁP DỤNG MÔ HÌNH FAHP (FUZZY AHP) NHẰM CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC TRONG M&A NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

2.1. Những quyết định dựa trên nhiều yếu tố giới thiệu mô hình FAHP

thiệu mô hình FAHP

a. AHP model

Cụ thể hơn, những tình huống có thể áp dụng mô hình này như sau:

- Lựa chọn – từ một tập hợp các phương pháp cần phải chọn ra phương pháp tốt nhất, thường những phương pháp này lại liên quan nhiều yếu tố phức tạp khác nữa.

- Xếp hạng – Đặt các yếu tố theo thức tự từ tốt nhất đến ít mong muốn nhất. - Tìm ra đối tượng ưu tiên – Quyết định phương thức nào là ưu tiên số một - Phân bổ nguồn lực – dựa trên trọng số của từng thành phần một để đưa ra mức độ nguồn lực phân bổ cho các thành phần đó

- So sánh – So sánh các quy trình của tổ chức mình với những tổ chức hàng đầu khác

- Quản trị chất lượng – giải quyết các khía cạnh trong việc quản trị và nâng cao chất lượng

Phương pháp AHP đưa ra một khung làm việc tổng thể cho việc cấu trúc ra một vấn đề, xếp đặt các yếu tố, sự liên quan giữa các yếu tố với nhau và với mục tiêu cuối cùng, và cân đo các phương pháp giải quyết cuối cùng.

Nguyên tắc cơ bản của AHP là đơn giản hóa một vấn đề phức tạp thành các tầng (giống như nhánh cây). Với việc xếp vấn đề ở trên cùng, phân chia các yếu tố vào các nhóm, các tầng (level) khác nhau, các yếu tố sau đó sẽ được so sánh theo cặp để đánh giá được trọng số của nó đối với từng quyết định (dựa trên sự so sánh và tính tóan)

Mục đích

Cấu thành yếu tố 1 Cấu thành yếu tố 2 Cấu thành yếu tố 3

Bảng 2: Cây yếu tố

Các bước của quy trình AHP:

- Đưa ra vấn đề cần giải quyết, tìm ra mục đích thực sự cần đạt tới - Xem xét các yếu tố lớn gây ảnh hưởng lên mục đích chung - Chia nhỏ các yếu tố lớn thành các yếu tố nhỏ hơn cấu thành

- Chọn một phương pháp chấm điểm, so sánh theo cặp từng yếu tố một, nhập số liệu vào các ma trận

- Cân đo trọng số của các yếu tố (ở các tầng) bằng cách dùng phương pháp giá trị eigen hoặc trung bình nhân

- Tính toán ra hệ số cuối cùng, kết hợp ý kiến của các chuyên gia bằng cách sử dụng phương pháp COG

- Sai số chấp nhận được (độ lệch trong đánh giá của các chuyên gia) hay sử dụng nhất là 5%

Trong đó, ma trận so sánh cặp là quan trọng nhất vì đó là chìa khóa cho việc chuyển đối các đánh giá chủ quan thành các giá trị cân đong đo đếm được.

Những kết quả so sánh cặp này thường được đưa ra bởi chuyên gia nhờ các bảng hỏi hoặc phương pháp Delphi. Chúng được quy đổi ra một thang nào đó, thường là từ 1 – 9 theo AHP cổ điển.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên chương trình tiên tiến, chất lượng cao POHE (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w