0
Tải bản đầy đủ (.doc) (176 trang)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SAU TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO POHE (Trang 156 -156 )

- Những loại hình doanh nghiệp xã hội phổ biến trên thế giới:

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SAU TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP

THƯƠNG HIỆU SAU TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP

3.1. Những yếu tố cần thiết của một thương hiệu mạnh

3.1.1 Sự đột phá để tạo nên sự độc đáo hay khác biệt hoá trong thị trường

Mục tiêu chính yếu của việc xây dựng thương hiệu là làm cho một sản phẩm hay một tổ chức trở nên khác biệt một cách độc đáo so với những sản phẩm (bao hàm cả dịch vụ) và đối thủ cạnh tranh khác.

thì nó chẳng có lý do gì để tồn tại cả".

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều thương hiệu lớn nhất hành tinh đồng thời cũng là những thương hiệu đột phá sáng tạo nhất trong thế giới kinh doanh. Bằng cách sáng tạo ra một chủng loại sản phẩm hoàn toàn mới hay cải tiến một cách căn bản một sản phẩm cũ, một thương hiệu hiện đại đã trở thành một điều gì đó ý nghĩa hơn, chứ không phải là cổ máy tạo ra tiền bạc. Do vậy, thương hiệu ngày nay đã trở thành một thế lực tác động đến xã hội, làm thay đổi bản chất cuộc sống hàng ngày của con người.

3.1.2.Sự tập trung để phân phối các nguồn lực hợp lý cho định vị thương hiệu

Cách để một thương hiệu có được một tính cách rõ ràng là phải thu hẹp tầm mức của nó lại hay “loại bỏ đi những thứ không cần thiết”. Chỉ có điều là ý tưởng này lại đi ngược với quy luật kinh doanh. Vì đa số các doanh nghiệp đều cố gắng mở rộng thương hiệu bằng cách thêm vào chứ không phải loại bớt đi những cung ứng ban đầu của mỗi tổ chức. khi một thương hiệu đã có được một căn bản khách hàng đủ lớn, nó sẽ mở rộng để đạt thêm nhiều khách hàng hơn nữa. nhưng khi thương hiệu càng mở rộng thì khách hàng càng trở nên dễ lẫn lộn hơn về tính cách của nó.

3.1.3 Sự nhất quán để giữ vững vị thế

Mục đích và những giá trị cốt lõi cần được giữ nguyên cho dù chiến lược và chiến thuật kinh doanh có bị sửa lại thường xuyên để tận dụng lợi thế từ các thay đổi lớn, bất ngờ của môi trường kinh doanh và thế giới.

3.2. Vấn đề xây dựng thương hiệu sau tái cơ cấu doanh nghiệp

Có 4 chiến lược thương hiệu cơ bản:

3.2.1 Lỗ đen.

Với chiến lược Lỗ Đen, sẽ có một thương hiệu được sử dụng – thường là thương hiệu mạnh hơn đứng ra mua – và một thương hiệu nhanh chóng mất đi, giống như biến vào một cái lỗ đen. Một minh chứng cho chiến lược này là sự thôn tính của một ngân hàng Mỹ, ngân hàng Fleet Bank.

3.2.2.Thu Hoạch.

Trong chiến lược này, tài sản của một thương hiệu sẽ được rút ra theo thời gian cho đến khi nó chỉ còn là một chiếc vỏ sò rỗng. Với thương hiệu này, sẽ

không có một hoạt động xây dựng thương hiệu hay một nguồn lực, ngân sách nào được cung cấp cho nó

3.2.3.Tạm thời.

Một thương hiệu sẽ kết hợp với thương hiệu khác nhằm tham gia vào thị trường và nhóm khách hàng của thương hiệu đó, sau khi đã có vị trí trong lòng khách hàng sẽ tách ra xây dựng thương hiệu riêng của mình.

Ví dụ: trong thương vụ ANCO mua lại nhà máy sữa của Nestle tại Ba Vì, nhà máy chuyển sang thuộc sở hữu ANCO và thương hiệu sữa được đặt thành ANCO-Nestle nhưng ANCO chỉ tiếp tục sử dụng thương hiệu sữa Nestle trong vòng 1 năm, sau đó sẽ phải phát triển thương hiệu ANCO Milk thay thế

3.2.4.Kết hôn.

Trong chiến lược Kết Hôn, việc kết hợp hai thương hiệu đồng nghĩa với việc tìm kiếm những điểm khác biệt thích hợp và ý nghĩa trong tâm trí khách hàng của cả hai thương hiệu. Ví dụ: khi Morgan Stanley mua 48,33% cổ phần của Công ty chứng khoán Hướng Việt, ngay lập tức công ty chứng khoán này được đổi tên thành Công ty chứng khoán Morgan Stanley - Hướng Việt.

3.2.5.Khởi đầu mới.

Trong chiến lược này, cả hai thương hiệu của hai doanh nghiệp được sáp nhập đều không mang lại tài sản to lớn nào, vì thế họ xây dựng nên thương hiệu mới. Chiến lược này thường thích hợp với những doanh nghiệp nhỏ. Vấn đề xây dựng thương hiệu là một thách thức đối với hợp đồng M&A dạng này.

Một cách tổng quát, những điều mà doanh nghiệp nhất thiết phải chú ý sau khi thực hiện M&A là:

- Nghĩ đến khách hàng đầu tiên

Một hợp đồng M&A thành công là khi các hợp đồng này khởi động bằng việc nhắm vào từng đối tượng khách hàng thích hợp của từng loại nhãn hiệu và của cả nhóm sản phẩm chung.

- Biết cách tổ chức, tạo dựng thành công:

Mua lại thương hiệu là cơ hội to lớn để phát triển kinh doanh đa thương hiệu. CMO (giám đốc marketing) cần hợp sức với CEO (giám đốc điều hành) và các chuyên gia thương hiệu khác để quản lý và giúp đỡ, phát triển xây dựng cấu

trúc thương hiệu công ty trong dài hạn.

KẾT LUẬN

Để việc xây dựng thương hiệu có hiệu quả thì trách nhiệm của những người có chức vụ chủ chốt trong một doanh nghiệp thì rất quan trọng. Xong ở nước ta hiện nay viêc định giá thương hiệu vẫn đang còn mới mẻ, công tác định giá còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, và chưa có quy định rõ về việc này. Với sự nghiên cứu trong phạm vi kiến thức còn hạn hẹp của chúng em, mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng cũng phần nào góp một phần trong công việc xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO POHE (Trang 156 -156 )

×