0
Tải bản đầy đủ (.doc) (176 trang)

Hình 2.6: Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp xã hội (Nguồn CSIP)

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO POHE (Trang 140 -140 )

- Những loại hình doanh nghiệp xã hội phổ biến trên thế giới:

Hình 2.6: Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp xã hội (Nguồn CSIP)

Để có thể phát triển một cách bền vững, mọi loại hình doanh nghiệp đều cần một quy chuẩn pháp lý rõ ràng, đặc thù riêng biệt từ phía nhà nước, các cấp chính quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam vẫn đang hoạt động mà chưa hề có một khuôn khổ pháp lý riêng biệt nào dành cho loại hình doanh nghiệp này.

Chính vì khó khăn này mà nhiều doanh nghiệp xã hội hiện nay bị cản trở trong việc huy động nguồn vốn không hoàn lại – nguồn vốn được coi là một trong những thuận lợi lớn nhất của doanh nghiệp xã hội. Cũng bởi lý do chưa có khuôn khổ pháp lý rõ ràng riêng biệt cho doanh nghiệp xã hội nên niềm tin đối với loại hình doanh nghiệp này chưa vững chắc. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức còn e ngại, do dự trong việc đầu tư vào loại hình doanh nghiệp này.

2.2.2 Sự nhận thức cũng như sự quan tâm của cộng đồng về doanhnghiệp xã hội còn rất hạn chế: nghiệp xã hội còn rất hạn chế:

Cách nhìn nhận mang tính định kiến từ phía cộng đồng có thể là nguyên nhân cơ bản thai nghén cho thực trạng đáng lo ngại này.Hơn thế, doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam còn rất “trẻ”, tài liệu liên quan đến loại hình doanh nghiệp này còn rất hạn chế, và hầu như có rất ít tài liệu được dịch ra tiếng việt. Thậm chí, nếu sử dụng công cụ tìm kiếm trên mạng internet với từ khóa “doanh nghiệp xã hội” thì hầu như kết quả không như mong muốn. Ngoài ra, những phương tiện thông tin đại chúng cũng rất it khi đưa tin hay quảng bá về doanh nghiệp xã hội cũng như những doanh nghiệp xã hội khá thành công tại Việt Nam.

Thực trạng này dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng không mong muốn khác. Nhiều khi doanh nhân không muốn chấp nhận sự mạo hiểm để bắt đầu một loại hình doanh nghiệp còn rất mới như vậy. Nhũng ảnh hưởng tiêu cực này còn xuất phát từ phía các cơ quan chức trách khi mà việc xin giấp cấp phép cho doanh nghiệp xã hội gặp khó khăn hay việc xin trợ cấp từ phía cơ quan chính quyền.

2.2.3 Năng lực của doanh nhân xã hội còn hạn chế:

Có thể nói doanh nhân xã hội tại Việt Nam đang gặp không ít trở ngại trên hành trình cống hiến cho xã hội và cộng đồng. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên thực trạng hạn chế về năng lực của những doanh nhân xã hội này chính là tại Việt Nam, sự hỗ trợ mang tính nền tảng và định hướng cho doanh nhân xã hội còn quá nghèo nàn. Thêm vào đó, mạng lưới doanh nhân xã hội tại Việt Nam chưa bao quát, chưa phủ sóng được toàn bộ. Vì vậy, DNhXH ít có cơ hội được tiếp xúc và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

Khó khăn này gây cản trở rất lớn trong việc vận hành DNXH một cách hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của làn sóng DNXH tại Việt Nam.

2.2.4 Khó khăn về việc huy động nguồn lực:

Vấn đề về tài chính đang là rào cản rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. Một trong những nguyên nhân gây nên thực trạng này là do khả năng tiếp cận nguồn vốn còn hạn chế. Bên cạnh đó, các nhà tài trợ như Ford Foundation, SNV, Ngân hàng Thế giới cũng có những khoản tài trợ nhỏ hỗ trợ doanh nghiệp xã hội trong quá trình khởi sự. Tuy nhiên, những hỗ trợ này vẫn mang tính tạm thời và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nhận hỗ trợ.

Khi nói đến vấn đề nguồn lực thường người ta chỉ nghĩ đến nguồn lực về tài chính nhưng trên thực tế nguồn lực về con người cũng là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Không chỉ năng lực của doanh nhân xã hội Việt Nam còn hạn chế mà cả nhân viên trong những doanh nghiệp này cũng làm việc chưa hiệu quả do trái ngành trái nghề. Thực tế là rất khó huy động nguồn nhân lực trong lĩnh vực mới mẻ này, hơn thế nguồn lực này không ổn định, và rất khó để tìm được người phù hợp với lĩnh vực mà doanh nhân xã hội đang theo đuổi.

Tất cả nhũng khó khăn trên đang là những rào cản rất lớn trên con đường đưa doanh nghiệp xã hội trở thành “phong trào doanh nghiệp xã hội” tại Việt Nam. Sự ủng hộ từ cộng đồng, sự quan tâm từ chính phủ chính là sự động viên, khích lệ có ý nghĩa nhất đối với loại hình doanh nghiệp đang ở giai đoạn khởi sự này.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT KHÓKHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÃ HỘI KHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

3.1. Hỗ trợ về pháp lý đối với các doanh nghiệp xã hội:

Hiện nay tại VN, chỉ có CSIP là trung tâm duy nhất có hỗ trợ pháp lý cho DNXH. Là một sinh viên kinh tế, nhóm tác giả đề xuất cần phải xem xét DNXH như 1 loại hình DN truyền thống và có những chính sách pháp luật phù hợp. Các trung tâm tư vấn luật cho các DNhXh cần được mở và hoạt động sâu rộng. Các tài liệu pháp luật về DNXH cần được chuẩn hoá và đưa vào hoạt động.

3.2. Nâng cao nhận thức người dân về doanh nghiệp xã hội:

Thông qua các tài liệu về doanh nghiệp xã hội, doanh nhân xã hội, qua các số liệu thống kê, qua các đóng góp của doanh nghiệp xã hội với xã hội, sự hiểu biết của người dân về doanh nghiệp xã hội cũng như doanh nhân xã hội sẽ được

nâng cao. Ngoài ra, sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, cũng góp phần không nhỏ mang doanh nghiệp xã hội lại gần dân hơn. Không những vậy, trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng CSIP liên tục tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm ,các cuộc thi thu hút sự chú ý của người dân đặc biệt là giới trẻ. DNXH cũng cần thiết là một môn học chính thức trong nhà trường, các buổi tập huấn, các hội thảo của các câu lạc bộ trong trường cần được nhân rộng.

3.3. Nâng cao năng lực cho doanh nhân xã hội:

Những người hiện đang là DNhXH, không phải được đào tạo để trở thành DNhXH. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã chia DNhXH thành 4 nhóm sau: những doanh nhân trẻ tuổi, những nhà hoạt động xã hội có vốn xã hội phong phú nhưng ít kinh nghiệm kinh doanh, những người có kinh nghiệm kinh doanh nhưng còn hạn chế về hiểu biết các vấn đề xã hội, những người đi tiên phong trên con đường doanh nghiệp xã hội. Một thực tế có thể nhận thấy chính là không phải mọi doanh nhân xã hội đều hạn chế ở một khía cạnh và đều hiểu biết ở một khía cạnh khác như nhau. Vậy những buổi giao lưu, trao đổi kỹ năng, kiến thức, những buổi tọa đàm giữa những doanh nhân xã hội, hay thậm chí là việc đến thăm, đến học hỏi mô hình kinh doanh của những doanh nghiệp xã hội khác chính là bài học thực tế vô cùng quý giá.

Nhìn ở tương lai xa hơi thì chúng tôi nghĩ rằng Bộ GD-ĐT nên xem xét đến việc đưa những kiến thức nền tảng về DNXH vào ngay các cấp học như đại học, cao đẳng hay trung cấp,…để SV có điều kiện hiểu hơn về DNXH và coi nó như một sự lựa chọn khác nếu có tạo lập doanh nghiệp sau này.

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO POHE (Trang 140 -140 )

×