Phần 2: Nội dung nghiên cứu và Kết quả 2.1 Phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên chương trình tiên tiến, chất lượng cao POHE (Trang 99)

II. Data and methodology

Phần 2: Nội dung nghiên cứu và Kết quả 2.1 Phân tích dữ liệu

2.1. Phân tích dữ liệu

Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm, các kết quả tính toán các chỉ số FSI chỉ dựa trên các thông tin thu thập được từ báo cáo tài chính của 10 ngân hàng thương mại cổ phần có số vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm tháng 12 năm 2011. Dưới đây là tổng hợp các ngân hàng được chọn làm mẫu trong nghiên cứu:

Vốn điều lệ (triệu VND) Tỷ lệ VietinBank 15,172,291 15.88% BIDV 14,599,713 15.28% VietcomBank 13,223,715 13.84% EXIM Bank 10,560,069 11.05% Asia Commercial Bank 9,376,965 9.82% SacomBank 9,179,230 9.61% Military Bank 7,300,000 7.64%

TechcomBank 6,932,184 7.26% Maritime Bank 5,000,000 5.23% Saigon Commercial Bank 4,184,795 4.38% Tổng cộng 95,528,962 100.00%

Dựa trên các số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính của 10 ngân hàng trên trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2010, chỉ số FSI của từng ngân hàng được tính toán theo từng năm theo công thức có trong hướng dẫn về chương trình FSAP của World Bank. Sau đó số liệu chung cho toàn hệ thống được tổng hợp theo công thức:

Với yi là giá trị FSI thứ i của hệ thống ngân hàng

wj là tỷ lệ vốn điều lệ của ngân hàng j (bằng vốn điều lệ của ngân hàng j chia cho tổng vốn điều lệ của cả nhóm)

xi,j là giá trị FSI thứ i của ngân hàng j

Bảng chi tiết kết quả tính toán của 10 ngân hàng cũng như của toàn hệ thống được liệt kê ở Phụ lục 2. Qua phương pháp phân tích xu hướng, các kết quả tính toán thể hiện tương đối chính xác tình hình biến động tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010, đặc biệt là sự đi xuống và những bất ổn của ngành diễn ra trong năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và sự phục hồi ở những năm sau đó.

Bên cạnh phân tính xu hướng, các số liệu, chỉ số FSI của hệ thống ngân hàng 1 số nước ở khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia cũng được thu thập (nguồn của World Bank) để thực hiện phân tích đối chiếu, so sánh. Bảng chi tiết so sánh các chỉ số FSI của Việt Nam, Malaysia, Indonesia được liệt kê ở Phụ lục 3.Kết quả phân tích cho thấy mức độ lành mạnh tài chính của các ngân hàng cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam còn yếu kém so với các nước trong khu vực.

2.2. Đánh giá

Trong những năm qua chính phủ Việt nam đã tiến hành một loạt những cải cách nhằm tăng cường và hiện đại hóa ngành ngân hàng như là một phần của kế

hoạch đưa đất nước hướng tới một nền kinh tế mở và theo định hướng thị trường. Những cải cách chính bao gồm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, mở dần hướng đầu tư nước ngoài, từng bước cổ phần hóa các ngân hàng nhà nước, và các biện pháp để tăng cường vốn của ngân hàng Việt nam và sự cần thiết cho một hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh và hiệu quả. Trong quá trình cải cách đó, ngành ngân hàng Việt nam đã đạt được những thành công xuất sắc nhưng vẫn còn đó những vấn đề và hạn chế cần lưu ý.

2.2.1. Duy trì lợi nhuận tốt ngay cả trong cuộc suy thoái kinh tế

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.Tuy nhiên, ngành ngân hàng Việt nam đã cố gắng để duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tốt.Điều này được thể hiện qua 2 chỉ số ROA và ROE.

Trong năm 2009, các ngân hàng Việt nam có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận xuất sắc, chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA trong năm này đạt đỉnh ở 1.68%. Trong năm 2008, chỉ số này là 1.5%. Tuy nhiên, đến năm 2010, do những khó khăn của nền kinh tế mang lại, đã ảnh hưởng đến tiền gửi khách hàng và các khoản cho vay tại ngân hàng, do đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tài sản. Sáu tháng đẩu năm 2010, nhiều ngân hàng đã không thể đạt được tốc độ tăng trưởng như trong năm 2009.

2.2.2. Kích thước vốn vẫn còn nhỏ so với các nước bạn trong khu vực

Mặc dù các ngân hàng Việt nam trải qua một sự tăng trưởng cao trong tổng tài sản, quy mô vốn của các ngân hàng này vẫn còn khá khiêm tốn so với các nước trong cùng khu vực. Do đó, hệ thống ngân hàng Việt nam hiện đang gặp phải một vấn đề nan giải: có một số lượng lớn các ngân hàng nhưng kích thước và quy mô vốn của từng ngân hàng cá nhân lại khá nhỏ nếu đem so với kích thước trung bình của nhóm các ngân hàng lớn ở các nước đang phát triển trong khu vực như Thái lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Đặc biệt, chỉ có 27.9% trong tổng số các ngân hàng nội có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng. Kích thước nhó của các ngân hàng Việt nam đặt họ dưới áp lực phải mở rộng nguồn vốn và đảm bảo một tỷ lệ an toàn vốn đầy đủ. Hơn nữa, với một nguồn vốn khiêm tốn, các ngân hàng Việt nam sẽ gặp khó khăn trong việc tân dụng tiết kiệm do mở rộng quy mô (Economies of Scale), mở rộng lĩnh vực hoạt động và bảo đảm sự an toàn và lành mạnh của hệ thống.

2.2.3. Tăng trưởng tín dụng cao hơn nhiều so với tốc độ tiền gửi và tăngtrưởng GDP, tỷ lệ LDR (loan-to-deposits ratio) cao trưởng GDP, tỷ lệ LDR (loan-to-deposits ratio) cao

Trong năm 2009, tăng trưởng tín dụng ngân hàng vẫn là vấn đề nóng của toàn nền kinh tế. Các yếu tố chính tạo ra tăng trưởng tín dụng cao trong năm này là chính sách tiền tệ nới lỏng của ngân hàng nhà nước, đồng thời với các chính sách kích thích kinh tế của chính phủ, dẫn đến nhu cầu vay vốn cao. Một số lượng lớn các khoản cho vay với lãi suất thấp đã được giải ngân theo chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng tiền gửi trong năm 2009 đã không bắt kịp với sự tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) vào cuối năm 2009 tăng 105% so với 95% năm 2008.Nhóm các ngân hàng với tỷ lệ LDR cao nhất bao gồm BIDV, Vietibank, và Agribank.Tín dụng tăng trưởng nhanh hơn so với tiền gửi ở hầu hết các năm cùng với tỷ lệ LDR cao khiến các ngân hàng đối mặt với tỷ lệ rủi ro thanh khoàn cao hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao tổ chức đánh giá tín dụng quốc tế Fitch và S&P đã hạ xếp hạng tín dụng Việt nam trong năm 2010, bắt nguồn từ mối lo ngại của họ về tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao.

2.2.4. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng do tăng trưởng tín dụng cao vàquản lý không hiệu quả quản lý không hiệu quả

Tăng trưởng tín dụng cao và quản lý tín dụng không hiệu quả là hai lý do chính gây ra sự gia tăng gần đây của tỷ lệ nợ xấu. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhận thức được vấn đề này và đã khuyến khích các ngân hàng kiểm soát tăng trưởng tín dụng của họ, con số thực tế của toàn ngành là trên 20% trong 5 năm gần đây. Hoạt động cho vay ồ ạt trong những năm gần đây và sự việc VINASHIN đã gây ra nhiều vấn đề cho khu vực ngân hàng, bao gồm sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu.

Đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành là 2.1%, cao hơn 30 điểm (0.3%) so với năm 2009 trong đó các khoản cho vay thuộc nhóm 5 chiếm đến 35% tổng dư nợ và xu hướng tăng được ước tính sẽ còn tiếp tục trong tương lai gần.

2.2.5. Thành phần thu nhập không được đa dạng hóa, chủ yếu là từ thunhập từ lãi nhập từ lãi

Thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng. Trong năm 2010, đóng góp lãi suất trung bình trong tổng thu nhập của 10 ngân

hàng lớn nhất là 76.8%. Con số này thậm chí còn đạt trên 90% đối với các ngân hàng nhỏ như ngân hàng Liên Việt (92.2%), Ocean Bank (103.5%), Navibank (93.1%) và ngân hàng Mekong (98.8) (báo cáo ngành ngân hàng Việt nam, VCBS). Điều này cho thấy thành phần thu nhập của ngành ngân hàng đã không được đa dạng hóa mà chủ yếu từ sự đóng góp của thu nhập từ lãi, dẫn đến khả năng rủi ro tín dụng là cao. Ngoài ra, lợi nhuận ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng và thiệt hại bởi các giới hạn tăng trưởng tín dụng trong năm 2011.

2.2.6. Ngân hàng Việt nam đang phải đối mặt với vấnđề thanh khoản cao đề thanh khoản cao

Tiền gửi là đầu vào quan trọng của các ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh- nguồn chủ yếu của vốn tài chính để tài trợ cho các khoản vay và đầu tư và giúp tạo ra lợi nhuận.So với tiền gửi từ các ngân hàng khác thì tiền gửi khách hàng luôn được coi là loại ổn định và ít biên động nhất, có thể được sử dụng để dành cho việc cho vay dài hạn.Hơn thế nữa, các ngân hàng cũng khá miễn cưỡng trong việc đi vay vốn từ các ngân hàng khác hay từ các nguồn vốn vay khác vì lãi suất họ phải trả cao hơn nhiều so với việc trả cho tiền gửi cá nhân.Tuy nhiên gần đây, tỷ lệ tiền gửi khách hàng so với tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng Việt nam là khá thấp so với các nước trong khu vực như Indonesia và có xu hướng giảm dần kể từ năm 2008.Điều này chỉ ra rằng có một sự phụ thuộc khá lớn vào nguồn vốn không ổn định để hỗ trợ cho các tài sản kém thanh khoản trong danh mục tài sản của các ngân hàng.Trong hoàn cảnh như vậy, tính ổn định và căng thẳng thanh khoản của ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, mặc dù tổng tài sản của hệ thống ngân hàng tăng đáng kể trong quãng thời gian 2006-2010, tỷ lệ của tài sản thanh khoản lại đang có chiều hướng giảm dần và đi xuống.

Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng tài sản là một công cụ quản lý thanh khoản quan trọng để đánh giá mức độ thanh khoản của một ngân hàng trên cơ sở những tài sản thanh khoản có thể hỗ trợ cơ sở tài sản của ngân hàng. Trong khi tỷ lệ này ở Việt nam đang giảm dần thì điều này có thể nguy hại đến sức khỏe tài chính và sự tồn tại của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên chương trình tiên tiến, chất lượng cao POHE (Trang 99)