0
Tải bản đầy đủ (.doc) (176 trang)

Xu hướng xây dựng thương hiệu sau tái cấu trúc tại Việt Nam

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO POHE (Trang 155 -155 )

- Những loại hình doanh nghiệp xã hội phổ biến trên thế giới:

3. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Xu hướng xây dựng thương hiệu sau tái cấu trúc tại Việt Nam

Chúng tôi phải trả lời 3 câu hỏi trọng tâm:

-Các doanh nghiệp thay đổi hay không thay đổi thương hiệu sau tái cơ cấu? -Nếu thay đổi thì thay đổi như thế nào?

-Vì sao doanh nghiệp lại quyết định như vậy?

2.2.1. Sau tái cơ cấu, một doanh nghiệp bị hòa tan hoàn toàn vào doanh nghiệp còn lại

Trong phần này chúng tôi đưa ra 2 thương vụ M&A tiêu biểu ở Việt Nam : Qantas thâu tóm Pacific Airline; Colgate Palmolive mua lại Dạ Lan

2.2.1.1 Tại Việt Nam, ngày 26/4/2007,Pacific Airline (chủ sở hữu là tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước-SCIC) bán 30% cổ phần trị giá 50 triệu USD cho Hãng hàng không Jetstar Airways, thành viên của Tập đoàn hàng không Qantas, Australia. Dù vẫn còn giữ 70% cổ phần nhưng các cổ đông chính của PacificAirline đã đồng thuận đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines vào ngày 23/5/2008.

2.2.1.2 Vào năm 1995. Colgate Palmolive đã bỏ ra 3 triệu USD để mua lại 70% cổ phần của công ty Sơn Hải, chủ sở hữu thương hiệu Dạ Lan,với “lời hứa” rằng sẽ tiếp tục phát triển thương hiệu Dạ Lan. Nhưng cuối cùng thì thương hiệu Dạ Lan cũng chỉ tồn tại được thêm 3 tháng sau vụ mua lại này. Đại diện Colgate Palmolive khai tử Dạ Lan với chỉ một lời giải thích “thương hiệu Dạ Lan khó có thể phát triển tốt”. Không giống như việc Unilever mua lại P/S của Việt Nam và vẫn tiếp tục giữ gìn và phát triển thương hiệu đó như ngày nay chúng ta có thể thấy hàng ngày.

2.2.2. Sau tái cơ cấu, 2 doanh nghiệp lấy điểm mạnh gộp chung lại tạo thành thương hiệu

Trong phần này chúng tôi cũng đưa ra 2 ví dụ tiêu biểu ở Việt Nam : Tái cơ cấu ở Tập đoàn Kinh tế Vinashin (tên giao dịch tiếng Anh: Vinashin Business Group, viết tắt là VINASHIN); Hợp nhất 3 ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn.

2.2.2.1 Vinashin là một tập đoàn kinh doanh của Việt Nam chuyên về hoạt động đóng tàu do Nhà nước Việt Nam nắm quyền sở hữu chi phối, được thành lập năm 2006. Tổng số tài sản của công ty khoảng 90.000 tỷ đồng (nhưng vay nợ

tới hơn 80.000 tỷ). Do những sai lầm của lãnh đạo Vinashin đã đẩy tập đoàn này trước bờ vực phá sản vào cuối năm 2010.

Cụ thể là ngày 18/11/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 2108/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinashin. Từ một tập đoàn với hơn 200 công ty con, hoạt dộng đa lĩnh vực cắt giảm đi chỉ còn 21 công ty con.

Vinashin đã có những biến chuyển lớn lao từ bộ máy cấu trúc đến đội ngũ lãnh đạo cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh nhưng có một thứ mà không được phép thay đổi đó chính là cái tên Vinashin. Thương hiệu Vinashin là kết quả của hơn 5 năm xây dựng cùng rất nhiều tiền của đổ vào mà thành, và giữ lại cái tên Vinashin sẽ giữ chân các đối tác nước ngoài trước đây.

2.2.2.2 Trong hoàn cảnh 3 ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) đang gặp khó khăn về thanh khoản chủ yếu do dùng nhiều vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Khi nguồn vốn ngắn hạn không còn dồi dào, 3 ngân hàng này đã mất khả năng thanh toán tạm thời. 3 ngân hàng này đi đến quyết định tự nguyện hợp nhất, để phát huy thế mạnh của nhau, hỗ trợ cho nhau, đồng thời tiết giảm chi phí vận hành nhằm tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn, với khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, mạng lưới rộng hơn.

Do SCB có tổng tài sản lớn nhất (hơn 50%) nên ngân hàng sau khi hợp nhất có tên là ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, tên giao dịch là SCB. Việc lấy tên của ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong liên minh làm tên của ngân hàng sau sát nhập làm cho người dân tin tưởng hơn vào việc số tiền mà họ gửi vào một trong 3 ngân hàng trước sát nhập vẫn an toàn và sinh lãi liên tục, tránh được tâm lí hoang mang không cần thiết.

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO POHE (Trang 155 -155 )

×