0
Tải bản đầy đủ (.doc) (176 trang)

Thực trạng quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO POHE (Trang 151 -151 )

- Những loại hình doanh nghiệp xã hội phổ biến trên thế giới:

3. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Thực trạng quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp tại Việt Nam:

2.1.1.Hoạt động mua lại, sáp nhập diễn ra tại Việt Nam trong các giai đoạn * Trước 2006, có rất ít các thương vụ M&A tại Việt Nam

+ Dù hoạt động M&A trên thế giới đã diễn ra từ đầu thế kỷ 20, nhưng tại Việt Nam lại diễn ra rất muộn màng. Thương vụ M&A đầu tiên xuất hiện từ năm 1997 - trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế châu Á - “Ngân hàng TMCP Phương Nam” sáp nhập với “Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp”.

+Đối với hoạt động M&A xuyên quốc gia, thương vụ đầu tiên tại Việt Nam được ghi nhận từ năm 1998 khi Colgate - Palmolive mua lại kem đánh răng Dạ Lan

+ Đến năm 2006 cả nước đã có 38 thương vụ với tổng giá trị là 299 triệu đô la. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ diễn ra một cách nhỏ lẻ và cục bộ.

* Kể từ 2006, hoạt động M&A diễn ra sôi động hơn nhất là sau sự kiện mang tính chất lịch sử Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007. Nhà nước ban hành hàng loạt các bộ luật bắt đầu có hiệu lực trong năm 2006 khiến cho thị trường trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường mua bán, sáp nhập ở Việt Nam “hút” mạnh vốn đầu tư nước ngoài.

+ Năm 2006, bốn doanh nghiệp lớn trong ngành phân phối Việt Nam bao gồm: Tổng công ty thương mại Sài gòn (Satra), Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Coop) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phú Thái (Phú Thái Group) đã ký bản hợp tác về việc thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên lĩnh vực phân phối

+ Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng tới hoạt động tái cơ cấu ở Việt Nam. Một số giao dịch mua bán lớn có tốc độ chậm lại và tốc độ cổ phần hóa chậm do hầu hết các giao dịch mua bán lớn trong năm 2007 liên đới tới nhiều doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hoá.

+ Trong các năm từ 2009-2011, hoạt động M&A là lựa chọn phù hợp nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này, bỏ qua các giải pháp khác như thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,phát triển các chi nhánh. Điều này dẫn đến làn sóng mua lại cổ phần của các Ngân hàng thương mại cổ

phần Việt Nam diễn ra khá sôi động. Vì vậy, trong thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều hoạt động hợp tác kinh doanh giữa các Ngân hàng trong nước với các Ngân hàng nước ngoài như sự hợp tác của HSBC và Techcombank, Habubank và Deutsche Bank, ANZ và Sacombank, Standard Chartered Bank và ACB...

Dù kinh tế toàn cầu và các vấn đề kinh tế vĩ mô trong nước hiện tại còn nhiều bất ổn nhưng các giao dịch M&A trong năm 2011 tại Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển và nở rộ. Số vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam gia tăng mạnh từ 146 vụ năm 2008 lên tới con số 295 vào năm 2009 với tổng giá trị đạt trên 1,14 tỷ USD. Năm 2010, con số này là 345 và tổng giá trị giao dịch đạt 1,75 tỉ USD. Năm 2011, tuy không có sự tăng mạnh về số lượng các giao dịch M&A nhưng giá trị giao dịch thì ghi nhận sự tăng vọt so với năm 2010 đạt gần 4 tỷ USD.

+ Năm 2011 – Năm của M&A trong ngành tài chính và tiêu dùng. Dẫn đầu các ngành với số lượng và giá trị giao dịch lớn là ngành dịch vụ tài chính. Đứng thứ hai sau ngành tài chính là ngành sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng. Năm 2011, giá trị các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) ước đạt gần 4 tỷ USD thì trong đó hơn 1 tỷ USD thuộc lĩnh vực hàng tiêu dùng.

+ Một lĩnh vực không thể thiếu đó là sự sôi động của thị trường M&A trong ngành viễn thông với những cái tên như Viettel - Teleco, CMC - Netnam… các công ty trong ngành viễn thông bị tác động cạnh tranh khốc liệt từ thị trường trong nước và áp lực từ đổi mới công nghệ đáp ứng những như cầu cao hơn của khách hàng đã rất chú trong vào tìm mua các công ty tiềm năng và coi đây như một trong những nhiệm vụ mang tình chiến lược lâu dài cho sự phát triển của công ty.

+ Tích cực nhất trong việc tìm kiếm đối tác và chủ động mua lại các công ty khác là công ty Vinamilk với 3 thương vụ tiêu biểu là mua lại công ty sữa Lam Sơn (2010), F&N VN và Miraka (Newzealand).

+ Phân chia M&A theo nước đầu tư vốn Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu trong việc tham gia vào các thương vụ M&A tại Việt Nam. Điển hình là thương vụ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) bán cho Tập đoàn tài chính Mizuho của Nhật Bản 15% vốn tính trên số cổ phiếu đã phát hành và đang lưu hành.

+ Tiếp theo là Mỹ với các thương vụ tiêu biểu như KKR – một trong những công ty đầu tư vốn cổ phần lớn nhất thế giới – đã bỏ ra 159 triệu USD để mua 10% cổ phần của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer), hay Công ty quản lý quỹ của Mỹ Mount Kellett Capital Management LP đã mua lại 20% cổ phần (tương đương 100 triệu USD) tại Masan Resources – công ty thành viên của Masan Group- công ty đang sở hữu 100% quyền khai thác mỏ vonfram Núi Pháo nằm ở tỉnh Thái Nguyên phía Bắc Hà Nội.

Singapore với 16 giao dịch trong năm 2011 cùng chiếm một tỷ lệ lớn về giá trị các giao dịch M&A, hầu hết là thông qua các công ty đầu tư vốn cổ phần

+ M&A đã manh nha xuất hiện ở Việt Nam cách đây không lâu và chỉ thực sự sôi động khoảng 5 năm trở lại đây nhưng nó cũng đã để lại dấu ấn đậm nét như là một kênh đầu tư quan trọng của giới đầu tư Việt Nam. 5 năm qua chúng ta cũng đã chứng kiến sự trưởng thành mạnh mẽ trong việc chủ động tiếp cận và làm chủ M&A của giới doanh nghiệp Việt Nam mà cụ thể là số liệu cho thấy tỷ lệ hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò là người đi mua (acquirer) ngày càng tăng, năm 2009 là 45% và năm 2010 tăng lên 69% là một tỷ lệ khá cao.

+ Quản trị: hệ thống quản trị mạnh, ban quản trị có tầm nhìn dài hạn và mong muốn vươn lên mạnh mẽ mang tầm quốc tế. các công ty này xem M&A như là 1 nhiệm vụ chiến lược cần chú trọng, sử dụng M&A như một định hướng chiến lược chứ không phải 1 giải pháp tình thế. M& Quản A được xem như là biện pháp đi tắt đón đầu giúp DN có thể tăng trưởng nhanh theo cơ học chứ không phải cơ chế tăng trưởng sinh học như các lộ trình tự nhiên.

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO POHE (Trang 151 -151 )

×