2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô 2.2.1.1. Môi trường kinh tế
Công cuộc đổi mới đã làm cho đời sống kinh tế nước ta khởi sắc và ngày càng năng động hơn. Kết quả đại được từ năm 1991 đến 2005 cho thấy nền kinh tế Việt
Nam tăng trưởng cao và ổn định. Nhưng sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đã chững lại ở năm 2008 bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nợ công Châu Âu. Từ năm 2010 đền nay, GDP có xu hướng tăng nhẹ trở lại. Tuy nhiên, theo dự báo của các chuyên gia, tình hình kinh tế Việt Nam vẫn sẽ còn gặp khó khăn trong giai đoạn sắp tới cho đến năm 2015.
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm của Việt Nam
(Nguồn: http://phongthuychungkhoan.blogspot.com/2012_07_01_archive.html)
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh mẽ về nhiều mặt, đặc biệt là tái cấu trúc nền kinh tế thế giới, đòi hỏi các quốc gia, lãnh thổ phải thích ứng theo xu hướng mới. Các nước, nhất là những nước đang phát triển đều tìm kiếm các giải pháp khôn kéo hơn, dựa vào lợi thế so sánh quốc gia về tài nguyên độc đáo, bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển văn hóa du lịch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực dịch vụ cao và có xu hướng tiếp tục tăng trong những năm gần đây.
Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế và các khu vực kinh tế
Cùng với việc tăng tới 9 bậc trong báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch trên thế giới và đóng góp vào GDP cả năm 2012 hơn 6 tỷ USD, ngành du lịch đang dần khẳng định vị thế mũi nhọn kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt là Nha Trang, với lợi thế về cảnh đẹp thiên nhiên (năm 2003, Nha Trang được thế giới công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới) và điều kiện khí hậu thuận lợi (chỉ có 2 mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài 8-9 tháng, mùa mưa ngắn chỉ trong 3-4 tháng; nhiệt độ trung bình hàng năm thường trên 260C). Năm 2011, tỉnh Khánh Hòa đã đón gần 2,2 triệu lượt du khách lưu trú, nghỉ dưỡng và hơn 8 triệu lượt du khách đến tham quan, doanh thu đạt trên 2.200 tỷ đồng. Chỉ tính 5 tháng đầu năm 2012, tổng số du khách chọn Khánh Hòa làm điểm đến và lưu lại đạt gần 1 triệu lượt, riêng khách quốc tế đạt trên 222 nghìn lượt, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, theo nguồn của Economist Intelligence Unit, lạm phát của Việt Nam cao nhất trong số 8 nước Châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Malaysia, Philipin, Singapo và Thái Lan trong những năm vừa qua. Theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội, tình hình lạm phát hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến khách du lịch quốc tế đến Việt Nam mà còn ảnh hưởng tới cả lượng khách nội địa.Các hãng hàng không, ô tô vận chuyển du lịch, cơ sở lưu trú,… tăng giá do giá nguyên, nhiên liệu tăng cao đã đẩy giá tour vượt lên so với trung bình của khu vực, khiến khách du lịch quốc tế chuyển hướng, ảnh hưởng lượng khách đến Việt Nam. Cũng theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội, giá vé máy bay đến Việt Nam cao cũng là một nguyên nhân đẩy giá tour du lịch Việt Nam tăng cao và ảnh hưởng tới lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Giá vé máy bay tới Việt Nam cao do về địa lý chúng ta nằm xa so với các trung tâm du lịch ở Bắc Mỹ, châu Âu,… Chính vì thế rất khó để kêu gọi giảm giá. Ngay như với một số tour du lịch nước ngoài đến Việt Nam đã đặt sẵn trước thời kỳ lạm phát, nếu đòi tăng giá thì cũng rất khó khăn để đàm phán hoặc khách sẽ bỏ tour.
Sau khi phân tích yếu tố kinh tế xảy ra ở hiện tại và nhận định xu hướng xảy ra trong tương lai tác động đến sự phát triển của du lịch, tác giả đưa ra bảng tổng hợp các cơ hội, nguy cơ như sau:
Yếu tố Ảnh hưởng đến Công ty O/T
1. Ngành du lịch tăng trưởng ở
mức cao - Kích thích nhu cầu du lịch và giải
trí với tốc độ cao O
2. Hội nhập kinh tế thế giới - Kích thích nhu cầu du lịch quốc tế. O
3. Lạm phát tăng cao
- Ảnh hưởng quyết định chi tiêu cho du lịch, giải trí
- Giá cả đầu vào tăng – làm giảm khả năng cạnh tranh
T
2.2.1.2. Môi trường văn hóa xã hội
Chương trình hành động quốc gia về du lịch được triển khai hiệu quả đã tạo tiền đề chuyển biến về chất trên diện rộng cho ngành du lịch. Sự phối kết hợp liên ngành, liên vùng chặt chẽ đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các tầng lớp xã hội về du lịch. Kết quả cụ thể của công trình là đã phát triển công tác xã hội hóa du lịch, giải phóng được các nguồn lực trong nước, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch. Cùng với sự phát triển của đất nước đời sống của nhân dân được tăng cao, dẫn đến nhu cầu du lịch cũng tăng.
Với tốc độ tăng dân số bình quân của thế giới hàng năm là 1,35% như hiện nay và đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu du lịch của thế giới cũng tăng một cách rõ rệt. Bên cạnh đó, dân số thế giới ngày càng tăng đã cung cấp một nguồn lao động dồi dào cho ngành du lịch. Theo báo cáo năng suất Việt Nam 2010, tỷ trọng lao động của các khu vực kinh tế thể hiện xu hướng biến động rất rõ nét, đó là sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực Nông Lâm nghiệp, Thủy sản sang khu vực Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ. Đây là kết quả của chủ trương chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, chuyển lao động từ những ngành có năng suất lao động thấp sang những ngành có năng suất lao động cao, tiến tới nước ta về cơ bản là nước công nghiệp vào năm 2020.
Hình 2.3: Tỷ trọng lao động qua các thời kỳ theo khu vực kinh tế
(Nguồn:báo cáo năng suất Việt Nam 2010)
Yếu tố Ảnh hưởng đến Công ty O/T
1. Thu nhập người dân không ngừng
tăng lên - Tăng nhu cầu du lịch O
2. Lao động trong du lịch tăng đều qua các năm
- Dễ dàng trong việc lựa chọn nhân viên có trình độ cao, phù hợp nhu cầu của Công ty
O
3. Nhu cầu du lịch và xu thế tổ chức sự kiện hội nghị tầm quốc gia và quốc tế ngày càng cao
- Làm tăng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí O
2.2.1.3. Môi trường chính trị pháp luật
Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới có tình hình an ninh chính trị ổn định và được xếp hạng khá cao bởi WEF và theo đáng giá của ngân hàng thế giới.
Về mặt đối ngoại, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, nhất là trong thời điểm bất ổn như hiện nay. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 11 tháng giêng năm 2007 và là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Việt Nam đã bình thường hóa mối quan hệ thương mại vĩnh viễn với Hoa Kỳ… Đặc biệt có mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước láng giềng, các nước ASEAN.
Sự ổn định chính trị là điều kiện tốt để các nhà đầu tư, các du khách chọn Việt Nam để đầu tư kinh doanh và nghỉ ngơi.
Hiện nay, để vực dậy nền kinh tế Việt Nam do chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã đưa ra các gói kích cầu trị giá hàng tỷ USD để cho các doanh nghiệp vay dài, trung hạn với lãi suất ngân hàng được điều chỉnh ngày càng thấp, đồng thời giảm và giãn thuế cho các doanh nghiệp.
Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp nói chung, của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nói riêng.
Công tác quản lý của nhà nước về du lịch dần được đổi mới: luật du lịch và các luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành dần hoàn thiện và áp dụng trong thực tế. Nhiều chính sách được tháo gỡ tạo thuận lợi cho phát triển du lịch, các thủ tục thông thoáng hơn.
Theo quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011,Thủ tướng Chính phủ đã thông qua chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu đến năm 2020, du lịch Việt Nam cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đến năm 2030, Việt nam sẽ trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 11,5 đến 12% năm thời kỳ 2011-2020. Phát huy thế mạnh du lịch các vùng miền hướng tới hình thành các sản phẩm đặc trưng theo vùng. Khu vực Nam Trung Bộ phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, gắn liền với di sản, tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển.
Sau khi phân tích yếu tố chính trị, pháp luật đang tồn tại và nhận định xu hướng xảy ra trong tương lai tác động đến sự phát triển của ngành du lịch, tác giả đưa ra bảng tổng hợp các cơ hội, nguy cơ như sau:
Yếu tố Ảnh hưởng đến công ty O/T
1. Môi trường chính trị ổn định, luật pháp từng bước hoàn thiện nên thu hút đầu tư nước ngoài
- Cơ hội kinh doanh và hợp tác đầu tư O
2. Các chính sách phát triển du lịch của Chính phủ
- Cơ hội để công ty mở rộng sản xuất
kinh doanh. Thu hút khách quốc tế O 3. Chính sách kích cầu nền kinh tế
của Chính phủ
- Được vay vốn với lãi suất thấp, giảm
2.2.1.4. Môi trường tự nhiên
Khánh Hòa là một tỉnh Nam Trung Bộ với 385km bờ biển có rất nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh, có nhiều hòn đảo gần bờ, có những rặng sa hô đẹp và hấp dẫn, nhiều kỳ quan thiên nhiên với các đầm, vịnh kín gió. Khánh Hòa có khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm hai màu nắng mưa rõ rệt, trong năm có 9 – 10 tháng chan hòa ánh nắng. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi như vậy, Khánh Hòa có thể phát triển các loại hình du lịch đa dạng phong phú. Không chỉ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà di tích lịch sử, văn hoá cũng phong phú, đặc biệt là vịnh Vân Phong được xem là một trong những điểm du lịch đẹp nhất Việt Nam và có tầm cỡ thế giới, có điều kiện đầu tư để phát triển kinh tế đa ngành, trở thành khu du lịch sinh thái tầm cỡ. Với diện tích 200 ha, tại vùng bán đảo Hòn Gốm sẽ xây dựng làng du lịch.
Tuy nhiên, khi du lịch phát triển lượng du khách tăng nhanh và do thiếu kinh nghiệm, chưa có tầm nhìn dài hạn trong việc khai thác tài nguyên du lịch đã kéo theo các hậu quả là môi trường sinh thái bị xuống cấp, bị ô nhiễm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của tỉnh. Các di sản, di tích đã phát huy giá trị phục vụ du lịch nhưng sự chủ động liên kết khai thác vẫn chưa cao. Công tác bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường đã được chú trong nhưng hiệu quả thực thi thấp. Vấn đề này đòi hỏi các nhà quản lý phải có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, xuống cấp của môi trường.
Khánh Hoà nằm giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, là các trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước và là tỉnh nằm ở một trong các cửa ngõ ra biển của duyên hải nam Trung Bộ, Tây Nguyên và lục địa châu Á nên có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.
Yếu tố Ảnh hưởng đến công ty O/T
1. Nha trang là thành phố du lịch với cảnh quan thiên nhiên đẹp và đa dạng về loại hình
- Thu hút nhiều khách du lịch cả trong và
ngoài nước O
2. Các di tích, di sản mang đậm bản sắc văn hóa
- Thu hút nhiều khách du lịch cả trong và
ngoài nước O
3. Gần các trung tâm lớn của đất nước
- Thuận tiện đi lại cho du khách
- Dễ được lựa chọn bởi các du khách O 4. Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao
2.2.1.5. Môi trường kỹ thuật – công nghệ
Trong thời gian qua, thế giới có những biến đổi sâu sắc với những bước nhảy vọt chưa từng thấy về khoa học và công nghệ. Kinh tế tri thức đang có vai trò ngày càng nổi bật trong phát triển lực lượng sản xuất, sự phát triển của công nghệ thông tin và giao dịch điện tử đã đưa thế giới xích lại gần nhau hơn, đặc biệt là những ứng dụng thông tin trong lĩnh vực du lịch.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, cụ thể là khách sạn và lữ hành, đã có sự phát triển đáng kể, đặc biệt từ năm 2007 đến nay. Khách du lịch tại Tây Ban Nha, Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới có số người đăng ký tour, phòng qua mạng vượt xa số người đăng ký trực tiếp. Với hơn 1,4 tỷ người dùng Internet hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin là nhân tố tạo sức cạnh tranh cho các nước đang phát triển có tiềm năng du lịch cạnh tranh bình đẳng với các cường quốc du lịch.
Nhìn chung, việc ứng dụng công nghệ thông tin của ngành du lịch còn hạn chế, chưa được phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, còn mang tính tự phát và nhỏ lẻ, chưa tập hợp tất cả nguồn lực để tạo nên hình ảnh chung cho du lịch Việt Nam, chưa thống nhất một chuẩn chung về trao đổi dữ liệu. Nếu xây dựng được chuẩn chung này, doanh nghiệp không phải đầu tư mà sẽ tận dụng giới thiệu hình ảnh, sản phẩm từ những chiến dịch quảng bá của Nhà Nước, có môi trường trao đổi dịch vụ giữa các doangh nghiệp. Với các cấp quản lý, dựa trên số liệu thống kê có thể phân tích thị trường để hoạch định chính sách phát triển du lịch.
Yếu tố Ảnh hưởng tới công ty O/T
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào du lịch
- Quảng bá cho toàn thế giới biết đến
- Dễ dàng trong việc đặt phòng, đặt tour
O
2.2.2. Phân tích môi trường vi mô 2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh 2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Du lịch là một ngành quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập và là nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Với bãi biển đẹp và kinh nghiệm tổ chức các sự kiện quốc tế gần đây như Hoa Hậu Hoàn Vũ, Hoa hậu Trái Đất, Khánh Hòa nói
chung và Nha Trang nói riêng đang nổi lên như là một điểm đến cho phân khúc du lịch đáng phát triển nhanh: hội nghị- sự kiện kết hợp với nghỉ dưỡng cao cấp (MICE).
Cùng xác định phân khúc du lịch như vậy, đối thủ cạnh tranh với Diamond Bay bao gồm nhiều khách sạn nghỉ dưỡng nổi tiếng trong nước và khu vực như: Evason Hideaway at Ana Mandara, Sunrise, Vinpearl Land, Six Senses Ninh Van Bay…
Vinpearl Land
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đối với lĩnh vực kinh doanh khu vui chơi giải trí, tổ chức sự kiện và Resort thì Vinpearl là một trong những đối thủ cạnh tranh nặng ký của Hoàn Cầu. Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl tiền thân là Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hòn Tre được thành lập vào ngày 26/07/2006 với mức vốn Điều lệ ban đầu là 290 tỷ đồng. Đến nay vốn Điều lệ của Công ty đã được nâng lên 1000 tỷ đồng, là một trong những Công ty sở hữu và kinh doanh Khu du lịch, vui