Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư. Có kế hoạch tài chính trong từng giai đoạn ngắn và dài hạn phù hợp để thực hiện mục tiêu với hiệu quả cao. Các phòng chức năng cần tham mưu Ban giám đốc về việc sử dung đồng vốn sao cho có lợi nhất.
Thường xuyên cập nhật phân tích giá cả đầu vào, chi phí quản lý để có thể đưa ra giá thành định mức phục vụ cho việc tăng hay giảm giá thành, đưa ra các chương trình khuyến mãi tặng quà… kịp thời để hỗ trợ cho bộ phận kinh doanh trong việc tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận.
Cần xây dựng các định mức cụ thể cho các bộ phận để kiểm soát chi phí, các khoản nợ để đảm bảo nguồn vốn không bị hao hụt trong thời gian kinh doanh.
Nói chung, việc nâng cao chất lượng công tác hạch toán kế toán, thống kê nhằm làm cơ sở phân tích chi phí giá thành dịch vụ, từ đó có biện pháp hữu hiệu giảm giá thành.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Xây dựng chiến lược kinh doanh là công việc quan trọng và hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, các công ty đều phải hoạt động trong môi trường kinh doanh luôn luôn biến động với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Cạnh tranh diễn ra mọi nơi và mọi lúc. Nó là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội.Vì thế, để tồn tại và nâng cao vị thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh hợp lý.
Luận văn đã dược hoàn thành với những đóng góp cơ bản sau :
Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang và chiến lược kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch.
Phân tích, đáng giá thực trạng hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch của Công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang, từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu của Công ty.
Phân tích những tác động của môi trường bên ngoài để tìm ra những thách thức, nguy cơ cũng như các cơ hội có thể ảnh hưởng đế sự phát triển của Công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang.
Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang đến năm 2015, tầm nhìn 2020, đồng thời đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để thực thi chiến lược trong thời gian tới.
Tác giả tin rằng, những chiến lược đề xuất được trình bày trong đề tài có thể đóng góp vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ du lịch của Công ty TNHH Hoà Cầu Nha Trang.
Mặc dù đã rất nỗ lực trong việc hoàn thành luận văn, nhưng do năng lực còn hạn chế và thời gian có hạn, vì vậy, đề tài chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong sự góp ý của Quý Thầy Cô và người đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
Kiến nghị với Chính phủ và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cần bổ sung và hoàn thiện các bộ luật có liên quan, các chính sách thông thoáng hơn, tạo hành lang pháp lý rõ ràng để có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch vừa đúng pháp luật đồng thời đảm bảo quyền lợi của mọi đối tượng tham gia, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh. Cần tăng quỹ đầu tư tôn tạo và giữ gìn, nâng cấp các di tích lịch sử
văn hoá đã được xếp hạng cũng như những di tích có giá trị đặc thù cộng đồng của dân tộc nhằm thu hút khách du lịch đến với Việt nam nói chung và Nha Trang-Khánh Hoà nói riêng.
Cần tăng cường việc xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam, tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tham gia nhiều hơn các hoạt động du lịch quốc tế như các hội chợ du lịch, các chương trình giao lưu gặp gỡ, các sự kiện hội nghị, các lễ hội đặc trưng của các nước, các hoạt động giao lưu kết nghĩa, các chương trình giao lưu ẩm thực, giao thoa văn hoá, nhằm giới thiệu nét văn hoá đặc sắc, hình ảnh, con người Việt Nam đến với Thế giới
Cần hợp tác với các cơ quan, ban ngành liên quan tăng cường an ninh đảm bảo tài sản và tính mạng của du khách, hợp lý hoá gía cả dịch vụ trong toàn quốc tránh tình trạng chặt chém khách du lịch, nhất là trong mùa cao điểm. Hạn chế tình trạng ăn xin, chèo kéo khách ở những điểm đến du lịch làm ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
2.2. Đối với công ty
Cần xác định rõ và kiên trì theo đuổi các mục tiêu chiến lược đã hoạch định. Phải có những phương hướng cũng như tầm nhìn chiến lược cụ thể. Trong suốt quá trình hoạch định, tổ chức, kiểm tra, thực hiện các chiến lược, Ban giám đốc cần phải theo sát từng công đoạn thực hiện, từng bộ phận phụ trách, kịp thời điều chỉnh, sửa đổi khi có trở ngại hoặc biến động đối với quá trình thực hiện và sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận.
Công ty cần có chính sách khuyến khích, chiêu mộ nhân tài cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, giữ chân nhân tài vì mục tiêu lâu dài của công ty.
Để các chiến lược thực hiện mang lại hiệu quả mong muốn, công ty thường xuyên quan tâm, khuyến khích động viên các thành viên thực hiện chiến lược và phát huy các tiềm năng và sáng kiến trong đội ngũ cán bộ nhân viên. Các chiến lược cần được cụ thể hoá thành các mục tiêu ngắn hạn, đảm bảo mọi thành viên đều nắm vững nội dung chiến lược cần triển khai và quyết tâm đồng lòng thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Kim Anh, Quản trị chiến lược (2007), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
2. Nguyễn Thị liên Diệp, Phạm Văn Nam (1994), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Trẻ
3. Cẩm nang kinh doanh Harvard (Biên dịch Trần thị Bích Nga, Phạm Ngọc Sáu, Nguyễn Thu Hà. Hiệu đính TS Nguyễn Văn Quỳ), Chiến lược kinh doanh hiệu quả, 2006. NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Trọng Hoài, Phương pháp nghiên cứu, Tài liệu môn học, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hòang, Phạm Xuân Lan (1998), Quản trị chiến lược-Phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Giáo Dục.
6. Garry D.Smith, Danny R.Arnold, Boby R.Bizzell, Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Lao động và Xã hội.
7. Fred R.David, (Biên dịch: Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như) (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống Kê
8. M. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Kỹ thuật
9. Philip Kotler, (2000), Những nguyên lý tiếp thị, NXB Thống Kê.
Website http://phongthuychungkhoan.blogspot.com/2012_07_01_archive.html