Tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt thời gian qua được thể hiện trong các bảng sau:
Bảng 3.7 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2009-2011
Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Giá trị (đồng) Tỷ lệ
(%)
Năm 2011
Giá trị (đồng) Tỷ lệ
(%) 1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 52.596.813.231 91.220.980.636 38.624.167.405 73,43 118.230.116.677 27.009.136.041 29,61 2. Giá vốn hàng bán 30.863.321.488 61.717.073.819 30.853.752.331 99,97 78.663.005.579 16.945.931.760 27,46 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 21.733.491.743 29.503.906.817 7.770.415.074 35,75 39.567.111.098 10.063.204.281 34,11
4. Doanh thu từ hoạt động tài chính 163.932.670 164.996.242 1.063.572 0,65 197.651.350 32.655.108 19,79
5. Chi phí tài chính 165.445.818 554.120.442 388.674.624 234,93 793.112.021 238.991.579 43,13
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 12.900.794.939 18.262.959.390 5.362.164.451 41,56 19.432.189.058 1.169.229.668 6,40
7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
5.845.083.877 6.735.842.827 890.758.950 15,24 8.654.321.973 1.918.479.146 28,48
8. Thu nhập khác 362.554.613 214.022.374 (148.532.239) -40,97 206.345.112 (7.677.262) -3,59
9. Chi phí khác 379.555.610 123.191.646 (256.363.964) -67,54 100.543.097 (22.648.549) -18,38
10. Lợi nhuận khác 17.000.997 90.830.728 73.829.731 434,27 120.321.543 29.490.815 32,47
11. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
5.828.082.880 6.826.655.555 998.572.675 17,13 8.298.765.490 1.472.109.935 21,56
12. Thuế thu nhập doanh nghiệp - - - -
Bảng 3.8 Bảng chi tiết doanh thu các chỉ tiêu của công ty từ 2009-2011
Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Giá trị (đồng) Tỷ lệ
(%)
Năm 2011
Giá trị (đồng) Tỷ lệ
(%)
1. Kinh doanh khách sạn Resort 42.156.573.270 78.652.255.855 36.495.682.585 94,49 102.455.327.123 23.803.071.268 88,13 2. Khu vui chơi giải trí 10.440.239.961 12.467.158.571 2.026.918.610 5,25 15.098.678.472 2.631.519.901 9,74
3. Ban QLDA Sân Golf - 101.566.210 101.566.210 0,26 676.111.082 574.544.872 2,13
Doanh thu của công ty liên tục tăng trong những năm vừa qua. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm trên 50%. Và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân của cả công ty cũng gần 20%. Đây là mức tăng trưởng đáng khích lệ, trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay.
Doanh thu của công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011 chủ yếu là từ lĩnh vực kinh doanh khách sạn Resort. Đến năm 2011, dự án sân Golf đưa vào hoạt động cũng đã đóng góp doanh thu cho công ty nhưng mức đóng góp còn hạn chế.
Kết cấu tài sản:
Hình 3.3. Đồ thị cơ cấu tài sản giai đoạn 2009-2011
Bảng 3.9 Kết cấu tài sản
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 91% 44% 42%
Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 9% 56% 58%
Hình 3.3 và báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy, trong cơ cấu tài sản của công ty qua các năm, tài sản ngắn hạn của công ty giảm dần và ngược lại, tài sản dài hạn có xu hướng tăng lên. Cụ thể, năm 2009, tài sản ngắn hạn chiếm 91%, tài sản dài hạn chiếm 9%. Nhưng đến năm 2011, tài sản ngắn hạn giảm xuống 42% và tài sản dài hạn tăng lên 58%. Cơ cấu tài sản thay đổi nguyên nhân là do công ty đầu tư tài chính mạnh vào cơ sở vật chất ban đầu của khu resort, khu du lịch giải trí, khu khu sân golf trong những năm vừa qua.
Kết cấu nguồn vốn
Hình 3.4 Đồ thị cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2009-2011
Bảng 3.10 Kết cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 49% 58% 58%
Vốn chủ sở hữu/Tông nguồn vốn 51% 42% 42%
Hình 3.4 và báo cáo kết qủa kinh doanh công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang các năm 2009-2011 cho thấy, trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, nợ phải trả có xu hướng tăng lên và nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống. Cụ thể, năm 2009, nợ phải trả chiếm 49%, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 51%. Đến năm 2011, nợ phải trả tăng lên 58% và nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống 42%. Cơ cấu nguồn vốn thay đổi là do công ty vay vốn ngần hàng ở thời điểm lãi suất cao để đầu tư vào cơ sở vật chất, làm cho số nợ tăng lên và vốn chủ sở hữu giảm xuống.
Để đánh giá chính xác và toàn diện hơn về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta cần xem xét 4 nhóm chỉ tiêu sau:
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán - Liquidity ratios
Hình 3.5 Đồ thị các chỉ tiêu khả năng thanh toán
Bảng 3.11 Các tỷ số khả năng thanh toán của Công ty
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2009 Năm 2010 Năm 2011 1
Tỷ số thanh toán hiện hành Lần 1,74 1,73 1,75
2
Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn Lần 13,07 2,23 2,13
3 Tỷ số thanh toán nợ dài hạn Lần 0,18 1,48 1,56
4
Tỷ số thanh toán nhanh Lần 0,01 0,01 0,01
Hệ số thanh toán hiện hành - Current ratio (Rc) Công thức:
Tổng tài sản Rc =
Tổng nợ phải trả
Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán của công ty, trong những năm 2009, 2010 và 2011 hệ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty có xu hướng không đổi. Năm 2009 là 1,74 lần đến năm 2010 là 1,73 lần có giảm hơn so với năm 2009 nhưng không đáng kể. Và năm 2011 hệ 1,75 lần điều này cho ta biết trong năm 2011 Công ty đã dùng toàn bộ tài sản của mình để trang trải tất
cả các khoản nợ gấp 1,75 lần. Có thể thấy rằng hệ số thanh toán hiện hành qua các năm cao và đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ Công ty có thể dùng toàn bộ tài sản để trang trải tất cả các khoản nợ tốt, việc kinh doanh của Công ty diễn ra bình thường và làm ăn ngày càng có hiệu quả.
Hệ số thanh toán ngắn hạn - Short-term ratio (Rs) Công thức:
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn trên cho ta biết doanh nghiệp có thể dùng toàn bộ tài sản ngắn hạn của mình để trang trải tất cả các khoản nợ ngắn hạn trong năm 2009 là 13,07 lần, trong năm 2010 là 2,23 lần đến năm 2011 là 2,13 lần. Nhìn chung khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty đã giảm đáng kể, nhưng đều lớn hơn 2. Điều này chứng tỏ công ty có thể dùng tài sản ngắn hạn để trang trải tất cả các khoản nợ ngắn hạn gấp 2 lần, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn rất tốt.
Hệ số thanh toán dài hạn. Công thức:
Hệ số thanh toán dài hạn
Hệ số khả năng thanh toán dài hạn trên cho ta biết doanh nghiệp có thể dùng toàn bộ tài sản dài hạn của mình để trang trải tất cả các khoản nợ dài hạn trong năm 2009 là 0,18 lần, trong năm 2010 là 1,48 lần đến năm 2011 là 1,56 lần. Nhìn chung khả năng thanh toán nợ dài hạn của Công ty đã được cải thiện và tăng đáng kể trong năm 2010 và 2011. Tỷ số này đều lớn hơn 1cho thấy, công ty có thể dùng tài sản dài hạn để trang trải tất cả các khoản nợ dài hạn. Khả năng thanh toán nợ dài hạn là ngày càng lành mạnh.
Hệ số thanh toán nhanh - Quick ratio (Rq) Công thức:
Tiền và các khoản tương đương tiền Rq = Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Rs = Nợ ngắn hạn Tài sản dài hạn = Nợ dài hạn
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thanh toán tức thời khi cần thiết của công ty đối với các khoản nợ đến hạn trả là thấp. Chỉ số này qua các năm 2009, 2010, 2011 đều là 0,01 lần. Những chỉ số này đều nhỏ hơn so với 0,5. Nếu chỉ nhìn vào những tỷ số này ta sẽ khẳng định Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề dùng vốn bằng tiền để phục vụ sản xuất và thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Tuy nhiên điều này không chứng tỏ được doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ đến hạn. Vì hoạt động của công ty là kinh doanh dịch vụ du lịch nên sẽ không có khoản phải thu, và nợ khó đòi nên công ty không cần dự trữ tiền mặt nhiều.
Thông qua việc phân tích các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của Công ty cho ta thấy các chỉ số này có xu hướng gia tăng và lớn hơn 1. Chỉ có các tỷ số đánh giá khả năng thanh toán nhanh của Công ty nhỏ hơn tiêu chuẩn 0,5 chứng tỏ dòng lưu thông tiền mặt của công ty kém nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất của công ty.
Các chỉ tiêu biểu hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp - Profitability ratios
Các chỉ tiêu này có tầm quan trọng rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây là bảng tổng hợp các chỉ số và phân tích các chỉ số đó.
Bảng 3.12 Các tỷ số khả năng sinh lời của công ty STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 0,29 0,32 0,29
2 Tỷ suất lợi nhuân trên tổng tài sản % 0,53 0,47 0,51
3 Tỷ suất lợi nhuân trên vốn chủ sở hữu % 0,96 0,8 0,88
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - (net) profit margin ratio (RP) Công thức:
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu = Doanh thu trong kỳ x 100%
Qua bảng phân tích ta thấy, năm 2009, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,29%, năm 2010 là 0,32% năm 2011 là 0,29%. Có nghĩa là trong 1 đồng doanh thu và thu nhập khác thu được từ hoạt động kinh doanh thì có 0,29% là lợi nhuận của năm 2009, 0,32% của năm 2010 và 0,29% của năm 2011. Thông qua chỉ tiêu này ta thấy rằng hiệu quả kinh doanh trong kỳ là không cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Công thức:
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản = Tổng tài sản bình quân x 100%
Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
Qua bảng trên ta thấy, năm 2009 tỷ suất ROA là 0,53% , năm 2010 là 0,47% và năm 2011 là 0,51%. Tất cả đều lớn hơn 0. Như vậy, công ty làm ăn có lãi. Tuy nhiên, số lãi này chưa tương xứng với số vốn mà công ty bỏ ra.
Tỷ suất lợi nhuân trên vốn chủ sở hữu (ROE) Công thức:
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận
Với chỉ tiêu này, ta thấy năm 2009, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Hoàn Cầu là 0,96%, năm 2010 giảm xuống còn 0,80% và năm 2011 lại tăng lên 0,88%. Có nghĩa là bình quân cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động kinh doanh thì công ty thu được 0,96 đồng năm 2009, 0,80 đồng năm 2010 và 0,88 đồng của năm 2011. Điều này cho thấy công ty sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả.
Tóm lại, với các chỉ tiêu trên, ta thấy lợi nhuận của Hoàn cầu qua các năm có phần sụt giảm, không tăng cao cũng không giảm nhiều nhưng con số thu được là thấp so với số vốn bỏ ra. Do đó, Công ty cần có những biện pháp tích cực trong khâu quản lý, giảm tối đa các chi phí để có thể cải thiện lợi nhuận ở các năm sau.
Điểm mạnh Điểm yếu
Tình hình tài chính của công ty lành mạnh và đang tiến triển theo xu hướng tốt dần lên