- Chùa Chuông (Kim chung tự)
150 160 170 200 230 330 700 12 Dịch vụ khác 350 360 370 400 430 450
2.2.6. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch văn hóa
Để đạt được kết quả đã nêu ở trên ra, toàn ngành đã tăng cường đẩy mạnh khâu tuyên truyền quảng bá du lịch Hưng Yên trên các phương tiện thông tin đại chúng, các báo, đài trung ương và địa phương nhất là trên báo Hưng Yên, đài phát thanh truyền hình tỉnh. Tỉnh đã có nhiều ấn phẩm về du lịch như báo: Văn Hoá Hưng Yên năm 2010 đã đổi thành báo Văn hoá, Thể thao và Du lich Hưng Yên do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hưng Yên phát hành với những bài có nội dung phong phú hơn, bài viết có tính chất tuyên truyền hơn Ví dụ: bài Bảo tồn nét đẹp văn hoá làng qua việc tổ chức lễ hội mùa xuân của tác giả Kim Oanh hoặc bài công tác quản lý, khai thác di tích tỉnh Hưng Yên năm 2009 đăng trên báo Văn hoá, Thể
thao và Du lịch Hưng Yên số 1- 2010, Báo Phố Hiến với các nội dung như Đất và người Hưng Yên…Trên các trang báo điện tử và các website của thành phố Hưng Yên đã lần lượt có các bài viết ngắn gọn của những nhà báo và độc giả quan tâm đến du lịch Hưng Yên, nhằm mục đích giới thiệu các di tích lịch sử văn hoá như: “Các di tích lịch sử, văn hoá” (trên trang web: baohungyen.vn), “Đền Chử Đồng Tử - linh thiêng một tình yêu” (dulichtuoitre.com.vn), “Chùa Chuông - niềm tự hào Phố Hiến”…; công bố những văn bản liên quan đến hoạt động quản lý du lịch của tỉnh như: “Chiến lược phát triển du lịch thành phố Hưng Yên” (baohungyen.vn), “Định hướng phát triển ngành du lịch Hưng Yên đến năm 2010” (baohungyen.vn) và một số bài viết khác giới thiệu về các điểm đến du lịch tại thành phố Hưng Yên.
Từ tháng 7 năm 2006, Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với báo điện tử Hưng Yên mở chuyên mục “Di tích – Danh thắng Hưng Yên” để lần lượt giới thiệu một cách hệ thống các di tích lịch sử, văn hoá của tỉnh, trước hết là các di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia. Đây cũng là chuyên mục góp phần vào việc đẩy mạnh xúc tiến các điểm đến du lịch nổi tiếng ở thành phố nói riêng, tỉnh Hưng Yên nói chung. Năm 2009 tại hội chợ ẩm thực Đồng Bằng Sông Hồng tổ chức tại Thái Bình với sự có mặt của 10 tỉnh, thành phố họ mang đến những món ăn đặc sản biểu trưng của quê hương mình. Đoàn Hưng Yên đã mang đến 5 món đặc sản đó là Chả Gà Tiểu Quan, Bún Thang Phố Hiến, Ếch Om Phượng Tường, Chè Hạt Sen Long Nhãn, Rau Muống rán giòn kết quả Hưng Yên đã giành được huy chương vàng, kết quả này không những mang về cho Hưng Yên huy chương vàng mà đặc biệt còn có tác dụng rất lớn trong việc quảng bá du lịch Hưng Yên. Tại các di tích thì hầu như dựa vào thời gian lễ hội để quảng cáo, một số nơi có mời được các nhà báo về để viết bài nhưng chưa nhiều. Có những ngôi đền có được những người con hiếu thảo đã lập blog riêng để nói về di tích của quê hương mình như đền thờ Tống Chân, đền Phù Ủng…
Đánh dấu một bước tiến quan trọng cho du lịch Hưng Yên, ngày 15/10/2009 UBND tỉnh Hưng Yên ban hành quyết định số 2112/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Hưng Yên. Sự ra đời của trung tâm đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, mảnh đất và con người
Hưng Yên. Đồng thời cũng kêu gọi các nhà đầu tư du lịch trong và ngoài nước đến với Hưng Yên, Trung tâm cũng tích cực tuyên truyền quảng bá tiếm năng du lịch của tỉnh thông qua các hội chợ du lịch tại Ninh Bình và Quảng Ninh. Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Hưng Yên đã có trang web riêng với nội dung tuy chưa đầy đủ nhưng vì mới thành lập còn chưa nhiều bài viết nhưng thông tin chung trên trang web đưa ra hứa hẹn nhiều tiềm năng cho một công cụ đắc lực xứng đáng với tên gọi là “xúc tiến du lịch Hưng Yên”,Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch sẽ là địa chỉ tin cậy, thân thiện phục vụ quý khách.
Ngày 26/2/2010, Tại Trung tâm thông tin xúc tiến Du lịch Hà Nội đã diễn ra chương trình ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Hà Nội với Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Hưng Yên, chương trình hợp tác nhằm hỗ trợ lẫn nhau để khai thác hết được lợi thế và tiềm năng du lịch của mỗi địa phương, khai thác nguồn lực một cách hợp lý. Theo đó, nội dung ký kết được triển khai trên các lĩnh vực: cùng nhau hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực xúc tiến du lịch, đặc biệt là việc tổ chức các tour du lịch thí điểm mới…, cùng tham gia hội chợ, triển lãm du lịch của mỗi địa phương, hợp tác xây dựng các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn độc đáo, phối hợp quảng bá hình ảnh du lịch của Hưng Yên tại các quầy thông tin của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Hà Nội, hợp tác trên lĩnh vực quy hoạch, đầu tư thực hiện dự án phát triển du lịch đặc biệt là tuyến du lịch Sông Hồng nối Hưng Yên với Hà Nội, hợp tác trên lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Đây chính là bước phát triển mới trong lĩnh vực xúc tiến, quảng bá du lịch của hai Trung tâm, sẽ tạo ra được nhiều tour du lịch hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó còn có thể nối được nhiều tour du lịch văn hoá tâm linh giữa vùng đất “thứ nhất Kinh Kỳ” với vùng đất “thứ nhì Phố Hiến”. Trong thời gian tới Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Hưng Yên sẽ tiếp tục phối hợp với công ty lữ hành Hà Nội tourist mở các tour du lịch Hưng Yên với các tỉnh trong cả nước và quốc tế. Trong tương lai Hưng Yên sẽ là điểm du lịch văn hoá tâm linh hấp dẫn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch Hà Nội (Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Nội) vừa tổ chức chương trình khảo sát và tọa đàm về nâng cấp, phát triển
tuyến du lịch sông Hồng để phục vụ du khách dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long và Năm Du lịch quốc gia 2010.
Hành trình khảo sát với những địa danh lịch sử, văn hóa và khám phá các làng nghề truyền thống dọc theo bờ sông Hồng như đền Dầm, đền Đại Lộ, đền Tiên Dung - Chử Đồng Tử, làng gốm Bát Tràng… Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Nội sẽ kết hợp với các công ty lữ hành và Xí nghiệp Đầu tư phát triển du lịch sông Hồng đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyến du lịch này, đặc biệt là mở các lớp tập huấn cho dân cư tại một số địa danh lịch sử để hình thành kỹ năng chuyên nghiệp trong phục vụ du khách.
Đối tượng nhận tin trong xúc tiến chủ yếu là khách du lịch nội địa và công chúng trong tỉnh và các tỉnh lân cận, trong đó phần lớn là khách du lịch thuần tuý, với mục đích tham quan, giải trí và du lịch tâm linh. Việc xác định đối tượng nhận tin trong phạm vi hẹp như vậy là một nguyên nhân dẫn đến tổng lượng khách du lịch đến thành phố nói riêng tỉnh Hưng Yên nói chung còn rất nhỏ và tăng trưởng chậm, phản ứng đáp lại của đối tượng nhận tin chưa được xác định và đánh giá một cách cẩn thận, dẫn đến hiệu quả xúc tiến rất thấp. Điều này thể hiện tính chuyên nghiệp chưa cao trong xúc tiến điểm đến và sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch, thông điệp xúc tiến được thiết kế ngắn gọn, có chọn lọc nên bước đầu đã thu hút được sự chú ý của công chúng mục tiêu đến các điểm du lịch bởi sức hấp dẫn của các giá trị văn hoá đặc sắc như các lễ hội các trò chơi dân gian, các di tích lịch sử văn hoá…Tuy nhiên hạn chế của thông điệp là chưa làm nổi bật được sự hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán và các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng. Phương tiện truyền thông như đã nêu ở trên, chủ yếu sử dụng các báo viết, báo điện tử, đài phát thanh của địa phương, băng rôn khẩu hiệu quảng cáo về du lịch Hưng Yên dọc quốc lộ 5, quốc lộ 1A, đường 39b và một số trục giao thông chính đi các tỉnh hầu như không có. Nói chung các cơ quan quản lý và doanh nghiệp du lịch chưa khai thác được lợi thế của các phương tiện này trong truyền thông đại chúng, do lượng thông tin và tần xuất phát tin hạn chế, dẫn đến phạm vi và mức độ tác động đến công chúng mục tiêu còn thấp, thời gian xúc tiến thường tập trung vào các mùa lễ hội có đông khách du lịch tín ngưỡng tham quan nên đã làm giảm hiệu quả xúc tiến và gây lãng phí, ngân sách xúc tiến các điểm đến
du lịch không ngừng tăng lên nhưng vẫn chỉ là gián tiếp cho phát triển kết cấu hạ tầng, công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông, quảng cáo tại chỗ.
Du lịch của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, hoạt động du lịch trên địa bàn còn nhỏ lẻ và manh mún. Các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Thông tin cung cấp cho hoạt động du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của các nhà đầu tư, các công ty lữ hành và khách du lịch. Nhìn chung, hoạt động thông tin, xúc tiến du lịch còn đơn điệu, phạm vi hẹp chưa có tính chuyên nghiệp cao. Các đơn vị tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Hưng Yên vừa thiếu, vừa yếu chưa đủ sức vươn mạnh ra thị trường được những sản phẩm du lịch hoàn thiện, hấp dẫn.
Khách du lịch có rất ít thông tin về du lịch Hưng Yên, về truyền thống lịch sử, văn hoá cũng như các tuyến, điểm du lịch của tỉnh. Nhu cầu mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm chưa được đáp ứng, vì thiếu các sản phẩm độc đáo, trong khi đó hầu như chưa có doanh nghiệp nào quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái. Đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin xúc tiến du lịch còn quá ít, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Trong những năm qua với chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là khi Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hưng Yên nói riêng đã có những cơ hội mới, xu thế đầu tư vào lĩnh vực ngày càng tăng, tham quan du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Để thúc đẩy du lịch không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách thì hoạt động tuyên truyền quảng bá, cung cấp các sản phẩm du lịch luôn được đặt lên vị trí hàng đầu, không ngừng tác động đến du khách và tạo ra những nhu cầu mới trong du lịch, kéo theo nhu cầu cung ứng các dịch vụ khác, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Cần tăng cường liên kết, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ sở du lịch, tập trung trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá, xây dựng các công trình văn hoá, thể thao, gắn với khai thác phát triển du lịch đạt hiệu quả.
Hưởng ứng năm ngoại giao văn hoá, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam nói chung và hình ảnh của Hưng Yên nói riêng đến với bạn bè quốc tế (Việt Nam
quê hương tôi). Đồng thời hướng tới chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, trong hai ngày 18-19/09/2010 vừa qua Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Hưng Yên đã phối hợp với Công ty cổ phần quảng cáo Nhất thực hiện chương trình “Hành trình khám phá” nhằm giới thiệu về vùng đất con người và những tiềm năng du lịch của Hưng Yên đến với các tỉnh thành trong cả nước và quốc tế. Chương trình được thực hiện trong 2 ngày và được ghi hình tại các khu điểm du lịch tiêu biểu của Hưng Yên. Trong ngày 18 chương trình thực hiện quay tại các điểm như: huyện Văn Giang và được mở đầu bằng cảnh giới thiệu văn hoá ẩm thực bánh cuốn Mễ Sở, bánh Răng Bừa.... sau đó là di tích lịch sử chùa Mễ Sở, buổi chiều quay khu di tích lịch sử Đa Hoà - Dạ Trạch (đền thờ Chử Đồng Tử một trong tứ bất tử của cả nước. Tại nơi đây hành năm diễn ra lễ hội tình yêu, là một trong 16 lễ hội lớn nhất của cả nước). Ngày 19 quay tại khu di tích lịch sử Phố Hiến với các điểm tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng, chùa Chuông, đền Mẫu, cây nhãn tổ, Đông Đô Quảng Hội...Thông qua chương trình “Hành trình khám phá” xuyên Việt điểm đến du lịch Hưng Yên sẽ được giới thiệu trên các đài phát thanh truyền hình TP Hồ Chí Minh, đài Long An. Thông qua chương trình này hy vọng du lịch Hưng yên sẽ có những cơ hội phát triển mới.
Ngày 28/08/2010 thực hiện biên bản hợp tác giữa Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Hưng Yên và công ty du lịch Sông Hồng. Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Hưng Yên đã tổ chức đón khách du lịch trên hai con tàu du lịch theo tour Hà Nội – Đa Hòa – Hưng Yên
Do Công ty du lịch sông Hồng tổ chức. Sau khi đón khách, Giám đốc cùng hướng dẫn viên của Trung tâm hướng dẫn khách du lịch đi thăm các điểm di tích tiêu biểu, đặc trưng của Hưng Yên như: Đền Mẫu, Văn Miếu Xích Đằng, Chùa Chuông, đền Trần, chùa Hiến.... Với những tiềm năng du lịch sẵn có cùng với những hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Hưng Yên, trong thời gian tới, hàng tuần, hàng tháng công ty du lịch sông Hồng sẽ đưa khách du lịch về Đa Hòa và thành phố Hưng Yên theo tour du lịch trên sông Hồng (Hà Nội - Đa Hòa - TP. Hưng Yên).