- Chùa Chuông (Kim chung tự)
150 160 170 200 230 330 700 12 Dịch vụ khác 350 360 370 400 430 450
3.1.1.3. Yêu cầu của việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa
văn hóa
Công tác quản lý di tích lịch sử văn hoá cũng vô cùng quan trọng vì quản lý di tích lịch sử văn hoá và phát triển du lịch chính là hai dòng chảy xuôi chiều trong cùng một dòng sông, sự hợp lưu là lẽ đương nhiên. Thời gian qua, dư luận báo chí lên tiếng quá nhiều về việc trùng tu làm mới di tích, trong đó phần lớn các di tích văn hóa Phật giáo (VHPG) là đối tượng đang bị “xẻ thịt”. Thế nhưng cách quản lý, bảo tồn và trùng tu di tích ở nước ta nói chung và Hưng Yên nói riêng vẫn chưa rõ ràng, các quy định pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa còn nhiều kẽ hở. Mặt khác, sự buông lỏng và thiếu hiểu biết của chính quyền địa phương trong công
tác quản lý di tích, cũng như sự thiếu quan tâm của các cấp lãnh đạo Giáo hội đã khiến cho di tích Phật giáo bị xâm hại nặng nề. Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cũng đã thừa nhận: “Nhiều di tích bị tu sửa sai quy cách do buông lỏng quản lý và do sự thiếu hiểu biết của chính quyền địa phương, nhân dân, các vị trụ trì đền chùa trong công tác bảo tồn, trùng tu, sửa chữa di tích…”.
Bảo tồn di tích là việc nghiên cứu phát hiện giá trị của di tích, giải pháp gìn giữ lâu dài và khai thác giá trị phục vụ phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Tôn tạo di tích nhằm mục đích tăng cường khả năng sử dụng và phát huy tác dụng di tích phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của cộng đồng địa phương và khách du lịch. Việc tôn tạo di tích yêu cầu phải đảm bảo tính nguyên vẹn không làm sai lệch những giá trị gốc vốn có của di tích. Đảm bảo sự hài hòa của di tích với cảnh quan lịch sử vốn có của nó, đồng thời cần có sự phù hợp giữa các công trình mới được xây dựng bổ sung với các di tích gốc. Những thiết kế tôn tạo phải tuân thủ nguyên tắc là chỉ được phép thực hiện ở vùng bảo vệ di tích.
Việc phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa nhằm khai thác các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của các loại hình di tích phục vụ công chúng, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Nói một cách khác là sử dụng có hiệu quả các giá trị của di tích vào việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, thẩm mĩ, sử dụng di tích lịch sử như là một nguồn lực phát triển kinh tế văn hóa, xã hội. Đồng thời trên cơ sở đó tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nâng cao ý thức trách nhiệm của công chúng với việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Trong quá trình thực hiện những hoạt động khai thác các mặt giá trị của di tích cần tuân thủ những yêu cầu cơ bản sau:
- Những giá trị của di tích phải được khai thác trung thực khách quan đúng với những giá trị vốn có của nó. Không vì mục đích và lợi ích cá nhân hay một nhóm người mà dẫn đến chủ quan, không trung thực, khiến hiệu quả ngược lại sự mong muốn.
- Khai thác phát huy giá trị của di tích phải đảm bảo sự phát triển bền vững, không làm ảnh hưởng, suy kiệt tiềm năng làm tổn hại đến quá trình tồn tại của di
tích, đảm bảo môi trường trong sạch trong và ngoài khu vực có di tích. Bảo tồn và phát huy là hai hoạt động mang tính tương hỗ. Có thể hiểu bảo tồn là để phát huy những giá trị của di tích nhằm tạo khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh, có điều kiện vật chất và kỹ thuật để bảo tồn di sản văn hóa tốt hơn. Vấn đề quan trọng là cần tạo ra sự cân bằng giữa bảo tồn và phát huy phát triển.
- Cần có nhiều hình thức tổ chức khai thác giá trị của di tích một cách hợp lý và có hiệu quả. Trong quá trình lựa chọn các hình thức, bảo tàng cũng như di tích đều vận dụng lý luận nhận thức là áp dụng quy trình từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng. Vì vậy, hình thức tiếp cận quan sát trực tiếp tại các di tích là phương án có hiệu quả cao nhất trong việc nhận diện giá trị, song cũng cần có những hình thức phổ biến khác, góp phần cho đông đảo quần chúng không đến được di tích cũng có thể hiểu biết về giá trị của di tích.
- Quá trình khai thác giá trị di tích phục vụ công chúng phải nhằm mục tiêu tăng cường ý thức của cộng đồng và trách nhiệm của họ trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
- Khai thác phát huy giá trị di tích cần góp phần phát triển văn hóa và kinh tế cho địa phương nơi có di tích bảo tồn. [7,tr185]