Giải pháp về tổ chức, quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 117)

- Phát triển sản phẩm một cách thiếu sáng tạo, “rập khuôn” và “máy móc”: với quan niệm cần “học hỏi” để rút ngắn thời gian và chi phí cho việc phát triển sản

3.2.1.Giải pháp về tổ chức, quản lý

Trong điều kiện hiện nay các di tích chưa được khảo cứu, khảo sát đầy đủ, chưa có quy hoạch tổng thể, khi kinh phí và vật tư thiếu, lực lượng thực hiện thiếu cần yêu tiên tiến hành việc bảo quản gia cố cấp thiết các di tích khỏi bị đổ nát, giữ nguyên bên trong các di tích. Khẩn trương tiến hành khảo sát toàn diện, lập hồ sơ khoa học, lập kế hoạch và đồ án tu bổ, lập luận chứng kinh tế. Khi lập các kế hoạch và đề án tu bổ di tích đồng thời phải tính đến các khả năng phát huy tác dụng về mặt giáo dục truyền thống hoặc thẩm mỹ cho nhân dân, khả năng khai thác kinh tế các di tích bằng tổ chức du lịch và dịch vụ

Công tác quản lý nhà nước về du lịch giữ vai trò rất quan trọng thông qua việc định hướng và tạo lập các chính sách phát triển của cơ quan quản lý nhà nước nó sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả và tuân thủ theo pháp luật. Để thực hiện tốt công tác tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch cần phải nghiên cứu kỹ và quán triệt các văn bản về du lịch đến các cấp, các ngành, các huyện thị và thành phố, tổ chức doanh nghiệp, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó cũng cần phải lập kế hoạch cụ thể, thu hút vốn đầu tư để bảo vệ, tôn tạo các khu, điểm du lịch, để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch. Tiến hành thanh kiểm tra và thẩm định điều kiện kinh doanh, trang thiết bị, cơ sở vật chất của những cơ sở lưu trú du lịch trong địa bàn tỉnh theo đúng các quy định của Tổng cục Du lịch để cấp giấy phép theo đúng quy định. Đồng thời tiến hành phát triển các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.

Đội ngũ cán bộ công chức quản lý lĩnh vực này cần phải được đào tạo chuyên sâu về quản lý du lịch. Chất lượng công tác tham mưu, công tác xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch cần được nâng cao. Nên chủ động phối kết hợp với các ngành trong lĩnh vực phát triển du lịch, công tác quản lý nhà nước về các hoạt động du lịch, công tác thanh tra, kiểm tra. Cán bộ thanh tra của sở cần chuyên nghiệp hơn trong sự phối hợp từ phía các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thanh tra

các cơ sở về việc chấp hành quy định của nhà nước, điều này ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả công tác thanh, kiểm tra quản lý nhà nước về du lịch.

Công tác quản lý di tích lịch sử văn hoá, các quy định pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa phải chặt chẽ hơn. Mặt khác, di tích cần trình độ hiểu biết của chính quyền địa phương trong công tác quản lý di tích, cũng như sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, với nhiệm vụ quản lý hệ thống di tích trên địa bàn toàn tỉnh từ việc hướng dẫn khai thác phát huy tác dụng của di tích; giới thiệu quảng bá về tiềm năng di tích; hướng dẫn trình tự thủ tục xin trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp di tích cho các địa phương có nhu cầu tu sửa bằng các loại nguồn vốn khác nhau; kiểm tra thực trạng việc xuống cấp của di tích để xây dựng kế hoạch, báo cáo về chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm ; lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích đến việc định hướng cho các di tích phục hồi tôn tạo để phù hợp với cảnh quan, kiến trúc tổng thể của từng di tích….

Hoàn thiện văn bản pháp lý của địa phương về quản lý du lịch đặc biệt các văn bản liên quan đến luật du lịch, các nghị định mới được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để quản lý và phát triển du lịch. Đề xuất các tiêu chuẩn quy phạm về công tác quản lý quy hoạch, đầu tư du lịch, công tác quản lý tài nguyên môi trường và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch tại đia phương. Hoàn thiện cơ chế chính sách và bộ máy tổ chức quản lý du lịch tại các huyện, tại các di tích để góp phần vào sự nghiệp phát triển du lịch chung của địa phương. Tăng cường kiểm tra công tác quản lý di tích, gắn trách nhiệm của chính quyền, các đoàn thể ở huyện, xã trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, hướng dẫn để những người hảo tâm cung tiến những đồ thờ phù hợp không tiếp nhận những đồ thờ trái với tính chất của di tích. Tăng cường giám sát chuyên môn để nâng cao trách nhiệm bộ máy quản lý, trông nom trực tiếp tại các di tích, không khoán trắng công tác bảo vệ di tích cho các cá nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 117)