Công tác xúc tiến quảng bá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 114)

- Phát triển sản phẩm một cách thiếu sáng tạo, “rập khuôn” và “máy móc”: với quan niệm cần “học hỏi” để rút ngắn thời gian và chi phí cho việc phát triển sản

3.1.2.5.Công tác xúc tiến quảng bá

Công tác xúc tiến quảng bá thực sự còn yếu, chưa có chương trình hành động cụ thể, nên việc đăng tải tuyên truyền về hình ảnh mảnh đất và con người Hưng Yên nói chung và các di tích tịch sử nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng còn ít. Vốn đầu tư cho xúc tiến quảng bá hầu như không có do chưa được sự quan tâm của một số cấp ngành, địa phương và nhân dân thậm chí cả người trực tiếp đang làm du lịch tại các di tích do chưa hiểu rõ tầm quan trọng của xúc tiến với phát triển du lịch. Trình độ của cán bộ làm xúc tiến còn yếu, chưa có biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp, các khu du lịch, điểm du lịch, cụ thể hơn là các di tích lịch sử để huy động vốn từ các đơn vị được hưởng lợi do xúc tiến mà có. Tại các di tích lịch sử dịch vụ bổ xung như hàng hoá phục vụ cho du lịch hầu như không có. Nguồn lao động được đào tạo bài bản tại các di tích thiếu trầm trọng, thiếu hướng dẫn viên và thuyết minh có trình độ và năng lực tại các di tích, chất lượng lao động chưa cao, nên việc đáp ứng được nhu cầu và sự trông đợi của khách còn rất hạn chế. Nhận thức của các cấp, các ngành và của nhân dân trong tỉnh nói chung, nhân dân tại nơi có di tích nói riêng còn mờ nhạt về vị trí, vai trò tầm quan trọng của du lịch và di tích với hoạt động du lịch, nên chưa có sự đầu tư hỗ trợ thiết thực tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển bền vững mọi hoạt động chủ yếu vẫn mang tính tự phát thiếu tính tự giác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 114)