- Chùa Chuông (Kim chung tự)
150 160 170 200 230 330 700 12 Dịch vụ khác 350 360 370 400 430 450
3.1.2.1. Nguồn tài nguyên du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh
của tỉnh
Hưng Yên là một vùng đất cổ có một nền văn hoá nhân văn rất đậm đặc, tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đa dạng và có nhiều giá trị nhưng chưa được khai thác hợp lý, với hơn 1210 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 159 di tích và cụm di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 83 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Riêng quần thể di tích Phố Hiến bao gồm 128 di tích được xây dựng từ hàng mấy trăm năm nay, trong đó có 17 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 6 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Từ Hà Nội, xuôi dòng sông Hồng đến với đền Hoá Dạ Trạch nơi lưu truyền thiên tình sử Chử Đồng Tử và Tiên Dung gắn liền với câu chuyện tình đẹp nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Phía đông bắc của tỉnh là cụm di tích đền Phù Ủng nơi nghi dấu những công lao to lớn của Phạm Ngũ Lão-một danh
tướng xuất sắc của nhà Trần. Cụm di tích Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác, vị đại danh y sáng ngời y đức một nhân cách lớn và y học lớn giữa bầu trời y học dân tộc. Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có nền văn minh lúa nước lâu đời Hưng Yên có nhiều lễ hội truyền thống phản ánh khá rõ nét con người, truyền thống, phong tục của quê hương Hưng Yên. Hưng Yên còn là nơi lưu giữ những loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ với những làn điệu chèo, trống quân, ca trù, hát sẩm đằm thắm. từ xa xưa nơi đây đã được biết đến là vùng đất khéo tay hay nghề và nổi tiếng với các sản vật, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 60 làng nghề thủ công hoạt động ở các lĩnh vực. Đặc sản ẩm thực của Hưng Yên cũng không thể không nhắc đến với những đặc sản có một không hai nổi tiếng cả nước như Nhãn Lồng Phố Hiến, chè Sen, Bún thang, Chả gà Tiểu Quan, ếch om Phượng Tường, bánh khúc, bánh răng bừa…
3.1.2.2 .Tổ chức, quản lý, quy hoạch
Sự phân cấp quản lý chưa được rõ ràng trung ương trông cậy ở địa phương, địa phương lại ỷ lại trung ương, nhân dân phó thác cho nhà nước.
Các di tích không được bảo quản thường xuyên thậm trí còn bị vi phạm, nhiều sự hư hỏng không được loại trừ kịp thời, các kế hoạch triển khai không đồng bộ và chậm trễ.
Kinh phí vật tư phương tiện cán bộ chuyên môn danh cho việc tu bổ di tích quá ít ỏi không đáp ứng được ngay cả những yêu cầu cấp thiết.