Thị trường và khách du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 69)

- Chùa Chuông (Kim chung tự)

2.2.3.Thị trường và khách du lịch

Nhìn một cách tổng quát, thị trường khách du lịch Hưng Yên trong năm qua và về lâu dài chủ yếu vẫn là khách du lịch nội địa, từ trung tâm du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khách từ các địa phương xung quanh đi lễ hội, tham quan, dã ngoại, khách công vụ…Hiện tại khách du lịch thuần tuý đi theo tour, tuyến, khách nước ngoài rất ít, nên hiệu quả về kinh tế mà dòng khách này đem lại là chưa cao,

Từ đó đặt ra cho ngành cần tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng, cơ sở vui chơi giải trí, trong tương lai cần có sự phát triển các khu du lịch độc đáo, phát triển các tuyến điểm du lịch hấp dẫn, xúc tiến quảng cáo ra các nước trong khu vực và thế giới để thu hút khách du lịch nội tại và từ các trung tâm du lịch kế cận về Hưng Yên tăng lên, đặc biệt phải tăng được lượng khách du lịch quốc tế tương ứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, một thực tế trên địa bàn tỉnh sản phẩm du lịch còn nghèo làn các khu điểm du lịch về vui chơi giải trí còn hạn chế, khách đến thăm khu du lịch nhưng mua hàng hoá và đồ lưu niệm còn quá ít, chất lượng hàng hoá dịch vụ còn chưa cao, chưa có sản phẩm đặc thù của điểm đến, hàng hoá và các quầy bán hàng lưu niệm còn ít và chưa có quy củ. Qua nghiên cứu thị trường chính về khách du lịch đến Hưng Yên ta thấy về thành phần, tâm lý và sở thích có các đặc điểm sau:

- Đối tượng là học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên thích du lịch sinh thái, tham quan các danh lam thắng cảnh độc đáo, sự tích hấp dẫn tình yêu lãng mạn thuỷ chung, thích thể dục thể thao, vui chơi giải trí mạo hiểm…

- Đối tượng là nhân dân thích tham quan các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội tín ngưỡng, thăm viếng đền chùa, mua sắm các sản phẩm độc đáo của địa phương làm quà tặng người thân…

- Đối tượng là cán bộ công nhân viên đi nghỉ dưỡng cuối tuần, thăm viếng đền chùa, thích cảnh tham quan đồng quê không khí trong lành, thoáng đãng, thanh bình, thuận tiện đi lại và dịch vụ tốt hấp dẫn…

- Đối tượng là khách du lịch nước ngoài thích du lịch sinh thái, cảnh quan, tham quan các di tích lịch sử, kiến trúc, văn hoá, lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản, hàng lưu niệm mang sắc thái địa phương khác lạ…Với những nhu cầu trên của thị trường khách du lịch đối với ngành du lịch Hưng Yên hoàn toàn có điều kiện để tổ chức và đáp ứng một cách tốt nhất.

Theo thống kê của Sở văn hoá thể thao và du lịch Hưng Yên khách du lịch đến Hưng Yên ngày một tăng: Năm 1996 Hưng Yên mới đón được 2.607 lượt khách trong đó chỉ có 15 lượt khách quốc tế, đến năm 2000 con số đó tăng tới 11.950 lượt và đã tăng nên 450 lượt khách quốc tế. Số lượng khách trên tuy còn ở mức khiêm tốn so với lượng khách đến các tỉnh khác. Song đã đạt mức tăng trưởng đáng kể:

bình quân 25%- 30% năm đối với khách du lịch trong nước và mức tăng trưởng 40%- 45% năm đối với khách du lịch quốc tế (xem bảng thống kê khách du lịch đến Hưng Yên giai đoạn 1996- 2000).

Bảng 3: Khách du lịch đến Hưng Yên giai đoạn 1996-2000

Đơn vị: Lượt người

Năm Tổng số khách Khách nội địa Khách quốc tế

1996 2.607 2.592 15

1997 5.209 5.194 15

1998 7.744 7.594 150

1999 9.300 9.000 300

2000 11.950 11.500 450

Nguồn: Sở văn hoá thể thao và du lịch Hưng Yên

Qua nghiên cứu về khách du lịch trong nước và quốc tế đến Hưng Yên từ năm 1996 – 2000 ta thấy lượng khách nội địa và nước ngoài tăng là nhờ chính sách đổi mới kinh tế tình hình chính trị an ninh trong nước ổn định, quan hệ đối ngoại phát triển. Nhu cầu du lịch trong và ngoài nước tăng đã ảnh hưởng tích cực đến du lịch Hưng Yên. Song với số liệu thống kê như trên ta thấy số khách đến Hưng Yên tuy đã tăng trưởng đáng kể nhưng so với thực tế là rất thấp. Có nhiều nguyên nhân để lý giải sự việc trên nhưng lý do chính đối với Hưng Yên cũng như với nhiều tỉnh khác là công tác quản lý về du lịch còn hạn chế, việc cập nhật về khách tham quan và khách lưu trú còn chưa đầy đủ, là một tỉnh non trẻ mới được hồi sinh khi tái lập năm 1997. Trong giai đoạn 2000, đối với vùng du lịch Bắc Bộ theo tính toán chung thấy rằng: số khách nội địa lưu trú theo thống kê chỉ bằng 5% số khách thăm quan thực tế.

Từ năm 2001- 2005 tình hình khách du lịch dến Hưng Yên thay đổi khá nhiều. Năm 2001 Hưng Yên đón được 14.234 lượt khách đến năm 2005 con số đó nên tới 23.196 lượt, tăng 8.962 lượt khách, gấp 1,603 lần so với năm 2001. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 13,37% giai đoạn(2001-2005), trong đó 589 lượt khách nước ngoài, giai đoạn này khách du lịch vào Hưng Yên vẫn thấp so với các tỉnh bạn có tài nguyên du lịch hấp dẫn mặc dù đã tăng nhiều so với thời kỳ đầu của giai đoạn 1996-2000 là 2.607 đến giai đoạn 2001-2005 là 23.196 tăng 20.589 lần, đây là một bước tiến thuận lợi cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho một số tầng lớp dân cư của tỉnh. Theo số liệu điều tra

khảo sát thì khách du lịch nội địa đến Hưng Yên với các mục đích khác nhau như về dự lễ hội, học sinh, sinh viên đi du lịch dã ngoại. Thời gian tập trung chủ yếu đi vào tháng giêng, hai và tháng tám hàng năm nhằm tham dự các lễ hội, thăm các di tích lịch sử văn hoá, thăm các miệt vườn nhãn, cây cảnh, hoa trái, du lịch sinh thái, các làng nghề truyền thống, cảnh quan sông nước dọc theo các con đê.

Giai đoạn 2006- 2009 và dự báo theo năm là giai đoạn tăng trưởng mạnh.

Bảng 4: Khách du lịch đến Hưng Yên giai đoạn 2006-2009 và dự báo theo năm

Đơn vị: Lượt người

Năm Tổng số khách Khách nội địa Khách quốc tế

2006 29.747 28.487 1.260 2007 50.030 46.660 3.370 2008 59.129 55.085 4.044 2009 70.995 67.200 4.893 2015 (dự báo) 85.000 79.800 5.200 2020 (dự báo) 100.000 91.500 8.500

Nguồn: Sở văn hoá thể thao và du lịch Hưng Yên

Sở dĩ có được tốc độ tăng trưởng như vậy là do trong những năm gần đây Du lịch Hưng Yên đã được sự quan tâm của các cấp uỷ và chính quyền địa phương, các ngành, đoàn thể có liên quan cùng có xu hướng phát triển du lịch chung của cả nước.

Những địa điểm khách du lịch đến chủ yếu là cụm di tích lễ hội Đa Hoà - Dạ Trạch( riêng lễ hội Chử Đông Tử - Tiên Dung hàng năm đã có tới gần 20 ngàn lượt khách ) Khách tới thị xã Hưng Yên(khu Phố Hiến), khu đền thờ Đại danh y Lê Hữu Trác, Đền Ủng thờ tướng công Phạm Ngũ Lão. Khách du lịch đến Hưng Yên chủ yếu bằng đường bộ từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh theo đường 5 đường 39A tới: từ tuyến du lịch xuyên việt quốc lộ 1A qua Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình đi qua cầu Yên Lệnh, Thái Bình qua cầu Chiều Dương, từ Hà Nội thì chủ yếu đi theo tuyến đường thuỷ Sông Hồng bắt đầu ở bát tràng và cập bến tại các điểm, khu di tích. Khách lưu trú của Hưng Yên tập trung ở 3 nơi: TX Hưng Yên khoảng 50%- 60%, Phố Nối 30%- 40%, Đa Hoà- Dạ Trạch 20%-30%. Như vậy, ta thấy thị trường tiềm năng khách du lịch của Hưng Yên là rất lớn, vấn đề chính của du lịch Hưng Yên là dựa trên ưu thế về vị trí và tiềm năng của mình tạo ra các khu du lịch, các

sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo để thu hút khách. Ví dụ: tại Văn Miếu năm 2009 có khoảng gần 100 đoàn khách đến, với gần 4000 khách tham quan trong đó có các đoàn khách quốc tế có từ 5 đến 20 người. Đền Mẫu là một điểm đến ngày càng được khách trong tỉnh và khách thập phương quan tâm, trung bình mỗi tháng đền Mẫu đón khoảng 1.500 lượt khách về tham quan và dâng hương. Tại đền Đậu An ở thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ những tháng bình thường trung bình có khoảng 100 lượt khách trong đó khoảng 10 lần người dân, khách thập phương từ các nơi về “hầu bóng”, tháng có ngày hội thì khoảng 1000 lượt người. Hơn 10 năm nhìn lại từ 1996 đến nay ngành du lịch Hưng Yên cũng có thể tự hào về tốc độ tăng trưởng số lượng khách du lịch tăng lên hàng năm từ con số 2 nghìn mà đã nên đến gần hàng 100 nghìn lượt khách, nhưng tất cả vẫn chưa xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh.

Khách du lịch biết và tìm đến các di tích LSVH nhiều hơn ngay cả khi không phải ngày lễ hội, ngày rằm hay ngày mồng một, giờ không phải chỉ có dân địa phương mà còn có ở các tỉnh xung quanh, có khi một tháng cũng có được một vài đoàn khách ở xa về, trước đây thì có khi cả năm có ngày hội mới có người tìm đến di tích LSVH mà họ đến với di tích khi đó không phải vì tín tâm mà đến với di tích vì có lễ hội có nhiều người để chơi để tụ tập. Thành phần khách cũng đa dạng hơn có cả cán bộ của các ban ngành, tri thức, thanh niên trai gái, người già trẻ em học sinh sinh viên. Cũng có nơi đã có khách du lịch nước ngoài tuy không nhiều nhưng bước đầu như vậy là thành tựu đáng nghi nhận.

Nhìn một cách tổng quát, khách du lịch đến với Hưng Yên trong những năm qua chủ yếu là du lịch nội địa. Khách từ các địa phương về với lễ hội, tham quan, giã ngoại, khách đến các di tích lịch sử là chủ yếu còn khách du lịch thuần tuý đi theo tour, tuyến ít hơn vì cơ sở vật chất chưa phong phú, không có chỗ vui chơi giải trí, đến các di tích lịch sử văn hoá chỉ biết lễ bái tham quan thậm chí chỉ nhìn ngắm di tích theo con mắt thẩm mỹ của riêng cá nhân du khách chứ không hiểu di tích đó thờ ai, lịch sử và giá trị lịch sử các di tích đó ra sao, không biết làm gì, chơi gì, ăn gì, tiêu tiền như thế nào, vậy nên thời gian lưu trú của du khách tại các di tích hầu như trong ngày, thông tin quảng bá về hình ảnh Hưng Yên trên các phương tiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thông tin còn ít, cần có sự đầu tư hơn nữa vào các khu du lịch về vui chơi giải trí, phải đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng, chất lượng các tour cũng phải được xây dựng khoa học phù hợp với thực tiễn, giá cả hợp lý đối với khách nhằm quảng bá hình ảnh của du lịch Hưng Yên sao cho xứng đáng với Hưng Yên đã từng vang bóng một thời.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 69)