Giải pháp tăng cường hợp tác với các địa phương khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 126)

- Phát triển sản phẩm một cách thiếu sáng tạo, “rập khuôn” và “máy móc”: với quan niệm cần “học hỏi” để rút ngắn thời gian và chi phí cho việc phát triển sản

3.2.6. Giải pháp tăng cường hợp tác với các địa phương khác

Vùng lưu vực sông Hồng có giá trị tài nguyên lớn để phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, mua sắm, nghiên cứu. Vì vậy cần kết hợp chặt chẽ giữa khai thác và bảo vệ các giá trị của tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Các giá giá trị này là yếu tố cốt lõi để phát triển du lịch và ngược lại phát triển du lịch là tạo điều kiện để bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn của vùng lưu vực sông Hồng. Mỗi địa phương thuộc lưu vực sông Hồng cần có sự lồng ghép, kết nối để có những TOUR chung mang bẳn sắc của khu vực. Cơ quan chức năng của ngành du lịch ở Hưng Yên phải xây dựng chiến lược marketing tổng thể theo định hướng xã hội và chiến lược marketing hỗn hợp cho từng đoạn thị trường mục tiêu. Cho dù rằng tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch ở vùng đất thuộc lưu vực sông Hồng là rất cao, nhưng tính hấp dẫn ấy không được khách du lịch biết

đến, khi mà hoạt động marketing của các chủ nhân điểm đến ở mức độ thấp kém. Tăng cường đầu tư cho các hoạt động xúc tiến du lịch, tổ chức các cuộc hội thảo, các chuyến đi làm quen giới thiệu về vùng đất thuộc lưu vực sông Hồng và sản phẩm du lịch của vùng nằm trong lưu vực sông Hồng cho thị trường khách có thu nhập cao, mục đích chính của chuyến đi là trải nghiệm (du lịch lựa chọn) cho các thị trường du lịch trọng điểm như cộng đồng châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Cận Đông…Chương trình hợp tác phát triển du lịch cần được bắt đầu với 4 nội dung: hợp tác về cơ chế chính sách, hợp tác phát triển sản phẩm, hợp tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá và hợp tác phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là giúp mỗi địa phương phát huy, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, tạo thành những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách. Mục đích ký kết chương trình hợp tác giữa các địa phương nhằm hỗ trợ lẫn nhau để phát huy lợi thế của mỗi địa phương và khai thác các nguồn lực một cách hợp lý; tạo động lực để du lịch trong vùng phát triển một cách bền vững.Trong công tác quản lý nhà nước, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ giúp nhau nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; cung cấp thông tin về tình hình hoạt động du lịch của địa phương, các vướng mắc trong quản lý và phối hợp hỗ trợ nhau đề xuất với các cấp, các ngành có biện pháp tháo gỡ.Trên lĩnh vực quy hoạch, kêu gọi đầu tư, thường xuyên cập nhật cơ chế chính sách của địa phương, các danh mục dự án kêu gọi đầu tư, giới thiệu các chuyên gia về quy hoạch phát triển du lịch; tổ chức cho các doanh nghiệp, phóng viên báo đài đi khảo sát các địa điểm có dự án kêu gọi đầu tư. Về xúc tiến, quảng bá du lịch, ngoài việc trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau còn phối hợp tham gia các hội thảo, hội chợ, triển lãm, các sự kiện và lễ hội tiêu biểu của địa phương;Về phát triển sản phẩm du lịch, thường xuyên cung cấp thông tin về các điểm du lịch, chương trình tour và các sản phẩm du lịch mới để giới thiệu với các doanh nghiệp trong và ngoài nước và quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các doanh nghiệp cũng liên kết phối hợp để xây dựng các sản phẩm du lịch, các tour du lịch kết nối các tuyến, điểm du lịch giữa địa phương.Trên lĩnh vực bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, cung cấp thông tin về các khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ như: khóa Giám đốc lữ hành, quản lý khách sạn vừa và

nhỏ…Đặc biệt sẽ miễn học phí các chương trình do Sở tổ chức cho cán bộ trong ngành VHTTDL kể cả cán bộ huyện, thị, thành phố. Ngoài ra, còn phối hợp tham gia xây dựng chương trình đào tạo và giới thiệu giảng viên hoặc phối hợp tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng như quản lý khách sạn, quản lý lữ hành, du lịch sinh thái và phát triển bền vững…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)