Nhu cầu của thị trường và du khách đối với du lịch văn hóa Hưng Yên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 111)

- Phát triển sản phẩm một cách thiếu sáng tạo, “rập khuôn” và “máy móc”: với quan niệm cần “học hỏi” để rút ngắn thời gian và chi phí cho việc phát triển sản

3.1.2.4. Nhu cầu của thị trường và du khách đối với du lịch văn hóa Hưng Yên

Hưng Yên

Việc khai thác thị trường của du lịch Hưng yên còn kém nên việc đáp ứng đúng nhu cầu của du khách là chưa tốt. Ngày nay bạn có thể dễ dàng tự mình đeo ba lô lên đường đến bất cứ danh lam thắng cảnh nào trên cả nước. Chính vì thế, để chọn một tour du lịch thông qua một công ty du lịch nào đó, bạn nên tìm hiểu xem hàm lượng chất xám trong chương trình tour mà họ đem đến cho bạn. Điều này thể hiện trong việc đầu tư thiết kế các tour độc đáo, hấp dẫn và sau đó là chất lượng phục vụ của các đơn vị tổ chức tour. Thật sự đã có một số công ty du lịch rất chú trọng đầu tư nhiều tour mới lạ, hấp dẫn có chất lượng. Tại sao những du khách ở châu Âu xa xôi hay người Nhật Bản, Hàn Quốc đến Việt Nam để leo núi, cấy lúa hay mò cua, bắt tép...? Điều đơn giản là họ muốn khám phá những điều mới lạ. Bản chất của du lịch là khám phá vậy để khám phá thành công mới là thoả mãn được nhu cầu của du khách.

Phương tiện vận chuyển khách du lịch của Hưng Yên hiện còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng, một số cơ sở tư nhân cũng tham gia kinh doanh nhưng chất lượng xe còn thấp, chưa đảm bảo tiêu chuẩn của xe chuyên chở khách du lịch. Hoạt động du lịch chưa có đội xe hiện đại và tiện nghi để phục vụ khách du

lịch theo tour dài ngày. Nhìn chung, các công ty lữ hành mới chỉ làm tốt công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, nắm bắt yêu cầu thực tiễn, không ngừng cải tiến trang thiết bị, đầu tư phương tiện phục vụ đa dạng nhu cầu của du khách.

Số HDV tại các công ty lữ hành của tỉnh, đa số chỉ đáp ứng hướng dẫn khách là người trong nước, thực hiện các tour du lịch đã được hợp đồng và đều chưa đủ tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định của Nhà nước.

Các dịch vụ nhà hàng ăn uống của Hưng Yên còn nhiều hạn chế. Trong hệ thống cơ sở lưu trú chỉ có một số khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ phục vụ ăn uống, nhưng chủ yếu phục vụ khách hội nghị, hội thảo. Cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn bao gồm nhà hàng, quán ăn, các tiệm, bar... với chất lượng khác nhau; Sản phẩm dịch vụ ăn uống cũng mang tính bình dân, chưa nhiều các dịch vụ chất lượng cao, đơn điệu và ít được cải tiến về hình thức, chất lượng và mẫu mã, chưa gắn kết sản phẩm ăn uống với khu, tuyến điểm du lịch.

Công tác quảng cáo sản phẩm dịch vụ ăn uống chưa mạnh nên mức độ thu hút khách du lịch hạn chế. Thiếu đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân lành nghề về ẩm thực xứ Kinh Bắc nên chưa tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu riêng cho du lịch Hưng yên. Cán bộ, nhân viên trong các nhà hàng thái độ phục vụ chưa chuyên nghiệp, chưa thật sự niềm nở phục vụ khách. Tuy nhiên, những doanh thu từ dịch vụ ăn uống này hiện đang mang lại hiệu quả cao trong doanh thu du lịch và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu dịch vụ du lịch.

Hiện nay, các cơ sở vui chơi, giải trí, thể thao của Hưng Yên còn nhỏ lẻ, Một số cơ sở đã được đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, như: Rạp chiếu phim, Sân vận động thành phố Hưng Yên, Cung Thiếu nhi... nhưng chất lượng còn thấp, trang thiết bị chưa hiện đại, chủ yếu chỉ phục vụ nhu cầu khách trong tỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Trên địa bàn tỉnh mới có một số lượng nhỏ bể bơi, sân tennis, sân cầu lông và một số dịch vụ khác, như: xông hơi, massage, karaoke... tập trung ở thành phố Hưng Yên. Ngoài ra, còn một số khu vui chơi giải trí khác, nhưng vẫn mang tính đơn lẻ và lạc hậu xuống cấp. Với số lượng các cơ sở vui chơi, giải trí, thể thao của tỉnh như hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu cho khách du lịch và nhân dân địa phương nên đã ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch, cũng như kéo dài ngày tham quan của khách.

Hưng Yên là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, về nhân văn. Một số khu, điểm du lịch hoạt động đã có hiệu quả, dựa trên tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hưng Yên đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật tại một số khu, điểm du lịch để phục vụ nhu cầu khách du lịch, như: cụm di tích LSVH Phố Hiến, khu du lịch di tích LSVH Lê Hưu Trác... Nhìn chung các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh hầu như chưa được khai thác. Các khu, điểm đã và đang hoạt động chủ yếu mới khai thác cái sẵn có, ít được đầu tư tôn tạo, xây mới, sản phẩm du lịch còn đơn điệu. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch thiếu thốn, chất lượng chưa cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch. Công tác quản lý du lịch tại các khu, điểm còn thiếu chuyên môn, chưa có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, mới chỉ thu hút khách du lịch tới thăm vào dịp lễ hội, nghỉ hè và các ngày nghỉ cuối tuần. Khách đến thăm quan các điểm trên chủ yếu là khách nội địa.

Giá trị tâm linh của các di tích LSVH sẽ luôn là nhu cầu thiết yếu và tiên quyết của khách du lịch, Hưng Yên vốn là mảnh đất văn hiến, địa linh nhân kiệt lại là vùng có được số lượng di tích dầy đặc đó là điều kiện rất thuận lợi để đáp ứng nhu cầu của du khách, họ đến với di tích không chỉ vì muốn tìm một nơi thanh bình để ngắm phong cảnh giải toả stress mà họ mang cả tâm mình đến với di tích. Ngoài ra có nhiều du khách muốn đến để tìm hiểu và tham quan di tích nhưng khi đến di tích họ thường không được người làm du lịch tại các di tích giúp họ hiểu về di tích bằng cách giải thích hay thuyết minh giúp cho giá trị của di tích được tăng lên, cơ hội quảng bá cho di tích cũng được truyền đi nhanh và hiệu quả nhất. Nếu các di tích làm được điều này thì sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu của khách.

Khách du lịch đến Hưng Yên chủ yếu là đến các di tích nhưng thời gian lưu lại đó không dài chỉ vì không có gì để chơi tại đây, không có ai bán đặc sản gì để mua về làm quà mà thậm chí về đến Hưng Yên rồi nhưng cũng không biết nơi đây có gì là đặc sản để mua, tất cả những điều đó đều là nhu cầu của du khách mà sao chúng ta - những người dân quê mình không tìm cơ hội để thoả mãn nhu cầu của du khách mà lấy tiền từ túi của họ, buộc họ phải tiêu tiền.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)