- Phát triển sản phẩm một cách thiếu sáng tạo, “rập khuôn” và “máy móc”: với quan niệm cần “học hỏi” để rút ngắn thời gian và chi phí cho việc phát triển sản
3.2.5. Giải pháp về tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá
Hoạt động xúc tiến du lịch là hoạt động kinh tế, nó khác hẳn hoạt động tuyên truyền văn hóa hoặc hoạt động ngoại giao ở nội hàm kinh tế.
Người ta nói “Du lịch là ngành công nghiệp không khói” thì xúc tiến du lịch là một khâu quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra khách hàng. Đối với xúc tiến du lịch, nhiệm vụ xây dựng hình ảnh thương hiệu du lịch và xúc tiến điểm đến là tổ chức hoạt động công tác xúc tiến du lịch được thực hiện theo cơ chế kinh tế chứ không phải theo cơ chế hành chính như hiện nay. Để góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch của Hưng Yên trong thời gian tới các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp du lịch, các điểm du lịch, các di tích lịch sử văn hoá cần;
Mở rộng đối tượng nhận tin trong xúc tiến du lịch, để thông tin về các điểm đến, sản phẩm và doanh nghiệp du lịch tới được công chúng mục tiêu trong phạm vi rộng hơn, từ đó kích thích mạnh nhu cầu du lịch. Cụ thể, cần đẩy mạnh xúc tiến tới khách du lịch nội địa tiềm năng là người dân ở thành thị, vùng núi, vùng biển, khách có nhu cầu du lịch thuần tuý (du lịch nông thôn, du lịch lễ hội , tín ngưỡng…) hoặc đến Hưng Yên hội họp, dạy học… kết hợp du lịch; khách nối tour từ Hà Nội hoặc trực tiếp đến Hưng Yên du lịch.
Các cơ quan quản lý và doanh nghiệp du lịch nên cân nhắc lựa chọn phản ứng đáp lại đối với từng chương trình xúc tiến, trong mỗi giai doạn cụ thể. Đối với thị trường mới hoạt động xúc tiến phải làm cho khách hàng biết đến, quan tâm đến
điểm đến và sản phẩm nhiều hơn, với thị trường hiện tại phải tiến hành các chương trình xúc tiến để đưa khách hàng tiềm năng đến trạng thái sẵn sàng mua cao hơn hoặc trung thành với sản phẩm.
Nội dung thông điệp phải nêu bật được những lợi ích của sản phẩm mà du khách quan tâm. Kết cấu thông điệp cần rõ ràng ngắn gọn, Hình thức cần đa dạng, hấp dẫn. Kết hợp sử dụng có hiệu quả các công cụ xúc tiến truyền thống và đặc thù.
Giới thiệu về di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc đến với di tích là do nhu cầu của các du khách, nhưng không phải bất cứ ai muốn tới di tích là đều có thể được. Có những người đã nhiều lần nghe tới Hưng Yên, Phố Hiến nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau cơ bản là do kinh tế quyết định họ không đủ điều kiện để đi đến các di tích lịch sử văn hóa. Một đặc điểm cơ bản mà chúng ta đều rõ là di tích khác với bảo tang, nơi mà các hiện vật gốc được sưu tầm về từ khắp nơi trên đất nước và phần trưng bày của bảo tàng sẽ giới thiệu với họ tất cả; còn di tích gắn với từng khu vực địa lý, cảnh quan thiên nhiên nhất định, việc chuyển dời nhiều di tích tập trung về một địa điểm cho khách tham quan được tiếp cận cùng một lúc là không thể xẩy ra trong thực tế và sẽ sai phạm nguyên tắc tính xác thực của di tích. Chính vì vậy việc tham quan di tích khó khăn và phức tạp hơn nhiều, chính vì lẽ đó việc giới thiệu di tích trên các nguồn thông tin đại chúng là rất cần thiết như trên vô tuyến truyền hình, truyền thanh, gần đây đài truyền hình Hà Nội, và truyền hình Hưng Yên đã thường giành thời gian cho việc giới thiệu về các di tích, có thể trong chương trình giới thiệu về một di tích, hoặc cụm di tích. Chắc chắn là qua các phương tiện thông tin đại chúng, kết quả thu nhận được sẽ không bằng du khách được trực tiếp tận mắt tới di tích, song do tính đặc thù của di tích thì cần phát huy hơn nữa các phương tiện này. Nếu chúng ta không đến di tích vào ngày lễ hội chúng ta có thể xem một cuốn băng ghi hình ghi lại toàn bộ diễn trình của lễ hội, có thể phục vụ du khách vào lúc sau khi du khách đã tham quan xong toàn bộ phần giá trị vật thể vật chất của di tích do người hướng dẫn viên giới thiệu.
Ngoài việc tổ chức tham quan du lịch và giới thiệu các di tích trên các nguồn thông tin đại chúng, còn có thể viết sách, báo và tạp chí giới thiệu về di tích. Những tài liệu này có ưu điểm ở chỗ khi viết sách về di tích người ta có điều kiện giới thiệu
chi tiết hệ thống và toàn diện. Trên các tạp chí nghiên cứu chuyên sâu có thể giới thiệu những nét độc đáo của di tích và như vậy tuy trong cuộc đời của một con người dù không thể đến trực tiếp với tất cả các di tích nhưng lại có thể đọc về các di tích qua các cuốn sách giới thiệu về di tích lịch sử văn hóa. Việc làm đó cũng là một hoạt động tích cực góp phần tư liệu hóa những giá trị của di tích để tuyên truyền quảng bá.
Trước mùa chính của lễ hội là thời điểm thích hợp nhất để ban quản lý các điểm đến tập trung vào việc xúc tiến điểm đến qua quảng cáo, khuyến mại, bán hàng trực tiếp, tham gia hội chợ triển lãm…Giai đoạn 2010-2015 sẽ là giai đoạn thành phố trẻ Hưng Yên phát triển mạnh và ngành du lịch hưng Yên cũng sẽ được quan tâm nhiều, điển hình là ngày 27/5/2010 quyết định số 744/QĐ-TTg được Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị đô thị cổ Phố Hiến ( Hưng Yên) đến năm 2020 với phát triển du lịch.
Bởi vậy, xúc tiến điểm đến trong thời gian này là thích hợp nhất để đẩy mạnh thu hút khách, nhanh chóng đưa ngành du lịch Hưng Yên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tại các trục đường chính dẫn vào tỉnh cần phải có các biển hiệu chỉ dẫn đường vào di tích giúp khách du lịch dến được với di tích dễ dàng hơn.
Ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến phải được tính toán kỹ lưỡng và cần phải tăng cường xã hội hoá trong xúc tiến du lịch, động viên các doanh nghiệp du lịch chi một phần doanh thu cho hoạt động xúc tiến các điểm đến du lịch của tỉnh.
Hoạt động thông tin xúc tiến du lịch cần được quam tâm, góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và nhân dân trong việc đầu tư phát triển, khai thác du lịch, cũng như ý thức tham gia bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức các sự kiện tại các di tích như các cuộc thi tìm hiểu về di tích, tổ chức lễ hội, ngày giỗ, các sự kiện của làng, xã… nhằm tuyên truyền và quảng bá cho di tích.
Cơ quan chức năng của du lịch Hưng Yên phải xây dựng chiến lược marketing tổng thể và chiến lược marketing hỗn hợp cho từng đoạn thị trường mục tiêu. Cho dù rằng tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch Hưng Yên là không thấp, nhưng tính hấp dẫn ấy không được khách du lịch biết đến, khi mà hoạt động marketing của ngành du lịch Hưng Yên ở mức độ thấp kém. Để phát huy được tính hấp dẫn của sản
phẩm du lịch thì chiến lược marketing tổng thể của du lịch Hưng Yên phải được xây dựng trên nền tảng của việc phân bố một cách có hiệu quả các nguồn lực. Thực hiện các chương trình hành động du lịch của Hưng Yên để đạt được các mục tiêu đặt ra cho mỗi thời kỳ phát triển. Mục tiêu cuối cùng của chiến lược marketing tổng thể là phải thực hiện được việc định vị sản phẩm du lịch Hưng Yên trên thị trường du lịch. Định vị sản phẩm là khắc sâu vào tâm trí khách hàng mục tiêu các lợi ích có một không hai mà sản phẩm du lịch Hưng Yên cống hiến cho họ, là truyền tải hình ảnh Hưng Yên nơi đến du lịch thành hình ảnh sản phẩm của khách du lịch tiềm năng. Tăng cường đầu tư cho các hoạt động xúc tiến du lịch, tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu về Hưng Yên và sản phẩm du lịch của Hưng Yên tại các thị trường du lịch trọng điểm. Một mặt phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch bảo đảm sự cân đối giữa lao động quản lý, giám sát và nghề. Mặt khác tăng cuờng công tác tuyên truyền giáo dục về kiến thức du lịch, kinh doanh du lịch, bảo vệ môi trường, lòng hiếu khách trong mọi tầng lớp dân cư ở Hưng Yên. Chiến lược marketing hỗn hợp là sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến phải được xây dựng trên cơ sở của việc lựa chọn các đoạn thị trường mục tiêu, phù hợp với đặc điểm tiêu dùng du lịch của từng đoạn thị trường mục tiêu mà các nhà kinh doanh du lịch ở Hưng Yên hướng tới.