Công tác tổ chức, quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 62)

- Chùa Chuông (Kim chung tự)

2.2.1. Công tác tổ chức, quản lý

* Toàn tỉnh

Từ tháng 6 năm 2008 Sở thương mại và du lịch nhập với Sở Văn hoá thể thao thành Sở văn hoá thể thao và du lịch là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch, Sở có một phòng nghiệp vụ du lịch phụ trách chuyên môn. Sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, Sở đã có nhiều cố gắng thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình là tham mưu với tỉnh uỷ, UBND tỉnh về định hướng phát triển du lịch, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức, các ban ngành hoạt động trong lĩnh vực du lịch ngày càng được mở rộng; Ngày 25/9/2008 tại quyết định số 1801/QĐ-UBND của chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo về Du lịch tỉnh Hưng Yên có chức năng giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều phối, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Trong hai năm hoạt động Ban chỉ đạo thực hiện công tác quản lý như; Đôn đốc phòng chuyên môn của Sở cũng như các ngành có liên quan trong công tác nghiên cứu, quán triệt các văn bản, các chính sách về phát triển du lịch của Trung ương, của tỉnh; Tổ chức quán triệt các văn bản của nhà nước, của tỉnh về du lịch đến các huyện, thành phố, các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch; Sở văn hoá, thể thao và Du lịch đã phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư, Sở tài chính tiến hành thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai các công trình dự án sử dụng nguồn vốn hạ tầng du lịch tại các huyện Ân Thi,

Phù Cừ, Thành Phố Hưng Yên, trên cơ sở để đề nghị các huyện trên đẩy mạnh việc thi công các công trình đã được cấp kinh phí và xây dựng kế hoạch đầu tư nguồn vốn hạ tầng du lịch năm 2010 và dự kiến đến năm 2015.

Với nhiệm vụ quản lý hệ thống di tích trên địa bàn toàn tỉnh từ việc hướng dẫn khai thác phát huy tác dụng của di tích; giới thiệu quảng bá về tiềm năng di tích; hướng dẫn trình tự thủ tục xin trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp di tích cho các địa phương có nhu cầu tu sửa bằng các loại nguồn vốn khác nhau; kiểm tra thực trạng việc xuống cấp của di tích để xây dựng kế hoạch, báo cáo về chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm ; lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích đến việc định hướng cho các di tích phục hồi tôn tạo để phù hợp với cảnh quan, kiến trúc tổng thể của từng di tích…Năm 2009, Ban quản lý di tích tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, góp phần đáng kể giúp các địa phương từng bước quản lý, bảo vệ, khai thác phát huy tốt tác dụng di tích thông qua việc tuyên truyền, giới thiệu cho các đoàn khách về tham quan tại các di tích trọng điểm, di tích có quy mô lớn, di tích ở xa điều kiện phục vụ còn hạn chế. Ban đã thường xuyên cử cán bộ về các di tích cơ sở để hướng dẫn giúp các địa phương trong công tác quản lý, khai thác di tích; đặc biệt tuyên truyền khích lệ về công tác xã hội hoá ở các địa phương khác để họ có cơ sở tuyên truyền trong nhân dân vùng quê họ và khách thập phương mỗi lần về tham quan, vãng cảnh tại di tích. Bên cạnh kết quả đã đạt được còn một số hạn chế như; Đội ngũ cán bộ công chức quản lý lĩnh vực này còn thiếu, năng lực chuyên môn còn yếu chưa được đào tạo chuyên sâu về quản lý du lịch như; tại phòng nghiệp vụ du lịch của Sở văn hoá thể thao và du lịch có tất cả 4 người nhưng chỉ một người duy nhât là được đào tạo về du lịch còn các cán bộ khác đều từ các lĩnh vực khác chuyển sang, mặc dù đã hoạt động được khá lâu nhưng đến nay phòng này chưa có được quyết định về chức năng nhiệm vụ mà tất cả còn đang trên dự thảo. Chất lượng công tác tham mưu, công tác xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế. Việc chủ động phối kết hợp với các ngành trong lĩnh vực phát triển du lịch còn chưa tốt, công tác quản lý nhà nước về các hoạt động du lịch trên địa bàn chưa đáp ứng được toàn diện trong tình hình hiện nay. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động chưa thực sự hiệu quả tuy đã có nghị định về xử phạt trong lĩnh vực du lịch (nghị định số

149/2007/NĐ/CP được thay thế cho nghị định số 50/2002/NĐ/CP) song việc thanh tra kiểm tra các hoạt động du lịch triển khai thực tế còn gặp nhiều khó khăn, do sự phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch còn nhiều bất cập gây ảnh hưởng tới hiệu lực và hiệu quả quản lý du lịch nói chung. Cán bộ thanh tra của sở phải đảm đương nhiều lĩnh vực khác nhau, thiếu sự phối hợp từ phía các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thanh tra các cơ sở về việc chấp hành quy định của nhà nước, điều này ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả công tác thanh, kiểm tra quản lý nhà nước về du lịch. Công tác quản lý di tích lịch sử văn hoá của tỉnh còn nhiều vấn đề như quản lý không theo nguyên tắc và nhiều khi người quản lý tại các điểm di tích không hiểu được những lĩnh vực gì cần phải quản lý tại các di tích lịch sử văn hoá để phục vụ phát triển du lịch. Khi các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh cứ gia sức kêu gọi đầu tư rồi tổ chức kiểm tra, thanh tra các công trình dự án, thôi thúc xây dựng, lập dự án nhưng không thực hiện tốt công tác quản lý tại các di tích có dự án đầu tư thì những dự án đó không thể giúp cho điểm du lịch đó đón được nhiều khách hơn hoặc hơn nữa là giúp cho du lịch Hưng Yên phát triển.

* Tại các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu

Các di tích tại tỉnh đều có kết cấu bằng gỗ, di tích sớm nhất còn tồn tại đã trên 200 năm, điều đó chứng minh việc quản lý, chăm no các di tích ở các địa phương rất được coi trọng. Việc tồn tại hiện hữu hệ thống di tích trên địa bàn toàn tỉnh đã nói nên việc gìn giữ, bảo vệ của chính quyền địa phương các cấp, của các tầng lớp nhân dân ở các địa phương, đặc biệt công tác quản lý khai thác phát huy tác dụng di tích ở các địa phương trong vài năm gần đây được đánh giá có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể công tác bảo vệ, quản lý di tích không chỉ thực hiện ở các di tích đã xếp hạng mà ngay cả những di tích không được xếp hạng. Tại các di tích đều cho thành lập ban quản lý (hoặc ban kiến thiết), hoặc người trông coi ngủ tại di tích để bảo vệ. Công tác quản lý tại các di tích được quan tâm hơn ở cả các di tích được xếp hạng cũng như chưa được xếp hạng thì chính quyền địa phương tại nơi có di tích cũng cử người trông coi di tích, người trông coi di tích cũng biết được giá trị của các di vật cổ vật tại các di tích để biết cách quản lý khai thác và phát huy các giá trị của chúng. Đặc biệt ở những di tích thường xuyên có khách du lịch đến lễ, thăm

quan như đền Phù Ủng, đền Đa Hoà, đền An… thì thành lập cả ban quản lý di tích của đền, ban sẽ chỉ đạo mọi việc về tu sửa tôn tạo cách thức tổ chức lễ hội, khai thác tiềm năng và giá trị của di tích và mọi hoạt đông tại di tích …

Về công tác xã hội hoá trong việc quản lý, khai thác di tích, đặc biệt là công tác tu bổ tôn tạo: Với loại hình này ở hầu hết các địa phương bà con nhân dân ngoài việc đóng góp công sức để bảo vệ di tích, họ còn đầu tư hàng ngàn công lao động để trỉnh trang, dọn dẹp tạo cảnh quan cho di tích, cho công tác tổ chức lễ hội hàng năm và cùng với khách thập phương, các tổ chức xã hội, các cá nhân đầu tư tiền của để tu bổ di tích. Theo thống kê chưa đầy đủ cho đến nay toàn tỉnh ngoài hàng ngàn công lao động được đầu tư cho di tích, còn có đông đảo khách thập phương và những người con làm ăn xa quê công đức để tu bổ tôn tạo di tích. Toàn tỉnh đã thu nhận tiền công đức được trên 23 tỷ đồng. Tại các di tích các lễ hội được tổ chức công phu nghi lễ trang trọng theo truyền thống nêu bật công đức danh nhân anh hùng dân tộc, tưởng niệm người có công với dân với nước, đồng thời khôi phục nhiều trò chơi dân gian và các hoạt động văn hóa thể thao quần chúng. Loại hình lễ hội văn hóa thể thao và du lịch đã góp sức quảng bá hấp dẫn du khách góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quy hoạch tổ chức dịch vụ tại các lễ hội có tiến bộ. Trình độ tổ chức và quản lý lễ hội tại một số di tích lịch sử văn hóa từng bước được nâng nên.

Những kết quả trên đã nêu là đáng ghi nhận, song công tác trùng tu tôn tạo, tu bổ di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn tỉnh ta vẫn còn có những hạn chế và khó khăn tồn tại như công tác xã hội hoá trong việc tu bổ các di tích chưa được đẩy mạnh nhiều, một số địa phương trong tỉnh vẫn còn tư tưởng trông chờ vào ngân sách nhà nước; tiến độ một số di tích xây dựng và tu bổ còn rất chậm do gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng…Trong các lễ hội tại các di tích lịch sử văn hóa công tác tổ chức quản lý có hiện tượng pha tạp, vay mượn hoặc cải biên làm biến dạng nghi lễ, lễ hội truyền thống, tình trạng lập nhiều ban thờ đặt nhiều hòm công đức còn phổ biến ở nhiều di tích làm suy giảm yếu tố tâm linh, coi nặng giá trị vật chất, gây phản cảm trong sinh hoạt xã hội. Trong thời gian gần đây công tác quản lý, hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích đã xẩy ra hiện tượng tự ý tu

bổ hoặc sơn thếp di tích không tuân theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và tu bổ di tích, đưa vào di tích đồ thờ tự không phù hợp với tính chất của di tích làm ảnh hưởng đến việc gìn giữ yếu tố gốc và tâm linh của di tích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)