Các hình thức hoạt động và sản phẩm du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 79)

- Chùa Chuông (Kim chung tự)

150 160 170 200 230 330 700 12 Dịch vụ khác 350 360 370 400 430 450

2.2.5. Các hình thức hoạt động và sản phẩm du lịch văn hóa

Xây dựng sản phẩm du lịch đã khó, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch còn khó hơn nhưng với câu ca “Thứ nhất Kinh Kỳ thứ nhì Phố Hiến” thì Hưng Yên đã có thương hiệu nhưng vấn đề đặt ra ở đây chính là làm sao để thương hiệu tạo ra sức cạnh tranh lớn, có sức lan toả lớn và thể hiện rõ cá tính đặc trưng của mình. Xưa nay có nhiều định nghĩa về văn hóa, nhưng có một định nghĩa là mọi thứ tan biến nhưng còn lại là văn hóa. Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng: “Du lịch bao giờ cũng là văn hóa, là trao đổi văn hóa. Du lịch rất cần tìm hiểu cho ra sự chuyển động và hình thành văn hóa mới của chuyển động đó trên vùng đất này để làm món “hàng độc” của mình. Hướng đi mới, theo tôi, chính là một hướng đi văn hóa, theo nghĩa sâu xa và cũng rất thời sự của văn hóa”. Qua lời trích dẫn của nhà văn Nguyên Ngọc trên đây mới mới thấy Hưng Yên nói chung du lịch văn hóa của Hưng Yên nói riêng đã có cơ sở để tạo ra món “hàng độc” như nhà văn Nguyên

Ngọc đã nói vì sản phẩm du lich của Hưng Yên là sản phẩm văn hóa. Với hệ thống DTLSVH dầy đặc mang đậm nét văn hóa vùng đồng bằng Sông Hồng, có nét đặc sắc riêng khác với phố cổ Hà Nội, Phố cổ Hội An với tính chất thuần Việt, có sự đa dạng về văn hóa như văn hóa Hoa, Việt, Nhật, và văn hóa Phương Tây, lại là nơi có hai điểm du lịch được công nhận là điểm du lịch cấp quốc gia. Quy hoạch mà chính phủ vừa cho phép Hưng Yên phục dựng Phố Hiến cổ chắc chắn sẽ tạo đà cho sản phẩm du lịch của Hưng Yên độc đáo hơn, đặc trưng hơn, và hơn thế nữa điểm đến Hưng Yên sẽ được nằm trong sổ tay điểm đến du lịch hấp dẫn của khách du lịch trong nước và quốc tế. Thương hiệu thực chất là giá trị của sản phẩm du lịch được thể hiện dưới dạng tinh hoa và cô đọng nhất, được nâng tầm để tạo ra các giá trị cảm xúc tinh thần cao đẹp mà con người luôn hướng tới. Thương hiệu được thể hiện dưới nhiều hình thức; có thể một cái tên, một logo, một hình ảnh, một ký hiệu, một câu triết lý, một bài hát hay bản nhạc, cũng có khi nó là sự kết hợp của các yếu tố trên nhằm tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch so với đối thủ cạnh tranh [24,tr56].

Hưng Yên là tỉnh duy nhất không có tài nguyên du lịch rừng, núi và biển. Nhưng lại là mảnh đất có bề dầy truyền thống lịch sử văn hoá, với hàng nghìn di tích lịch sử văn hoá cùng hàng ngàn tài liệu hiện vật, cổ vật có giá trị, là nơi có nhiều di tích lịch sử xếp hạng đứng thứ hai cả nước, với các danh thắng nổi tiếng, đó là các đền, đình, chùa, văn miếu…Với những truyền thống văn hoá, cảnh trí thiên nhiên làm nao lòng người đã tạo cho mảnh đất này giầu về tài nguyên du lịch nhân văn, văn hoá. Thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng cho mảnh đất này những cảnh quan sinh thái, những di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc có giá trị với hoạt động du lịch, với những làng nghề truyền thống có tính nghệ thuật cao như nghề đúc đồng, nghề trạm bạc, mây tre đan, thêu ren…Theo số liệu điều tra, hiện nay toàn tỉnh Hưng Yên có khoảng 62 làng nghề hoạt động ở các lĩnh vực và mức độ khác nhau, thu hút và giải quyết việc làm cho trên 19.600 lao động. Trong sinh hoạt nghệ thuật có hát trống quân, hát ả đào…và đặc biệt là nghệ thuật hát chèo. Đây là yếu tố rất thuận lợi để phát triển loại hình du lịch văn hoá.

Hiện nay ở Hưng Yên đang có các sản phẩm du lịch văn hoá như: du lịch tham quan các di tích lịch sử, du lịch lễ hội dân gian truyền thống. Đến với các di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội truyền thống du khách không chỉ hiểu rõ hơn về miền đất

– con người Hưng Yên xưa và nay, hiểu những giá trị tín ngưỡng, mà còn được cộng hưởng niềm vui với các lễ hội, được hoà mình vào phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cách đây hàng nhiều thế kỷ bởi vậy du lịch văn hoá tâm linh luôn có sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Vì hiện nay du khách đến với di tích lịch sử văn hoá Hưng Yên hầu như để lễ bái, tham quan rồi họ đóng tiền công đức vào di tích với số tiền “tuỳ tâm” tuy vậy có rất nhiều du khách hảo tâm họ công đức tiền rồi hiện vật đáng giá cả trăm triệu đồng, chính nhờ vậy mà các di tích lịch sử (cả những di tích được sở và trung ương quan tâm và những di tích không được quan tâm) càng ngày càng khang trang. Nếu số tiền công đức đáng cả trăm triệu đó là trả cho sản phẩm du lịch tâm linh mà các di tích có được thì có thể khẳng định sức hút của nền văn hoá truyền thống chính là thế mạnh đầy tiềm năng của du lịch Hưng Yên.

Ngoài thế mạnh là các di tích lịch sử văn hoá và các lễ hội truyền thống với các sản phẩm du lịch văn hoá là đặc trưng của Hưng Yên, vùng đất này còn nhiều hình thức khai thác khác, tuy những hình thức này không đặc trưng và cũng chỉ giống như các địa phương khác đó là hoạt động kinh doanh lữ hành (thể hiện qua các tour du lịch nội tỉnh như tuyến: Phố Hiến(Hưng Yên) - Hải Thượng Lãn Ông - Phố Nối – Phù Ủng, Phố Hiến – Đa Hoà Dạ Trạch- Hàm Tử.

Tuyến du thuyền trên Sông Hồng một ngày; Hà Nội - Đền Dầm - Đền Đại Lộ - Đền Chử Đồng Tử - Bát Tràng - Nằm trong chương trình Năm Du lịch quốc gia 2010 tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Hà Nội vừa tổ chức đoàn khảo sát một số tuyến điểm trong lộ trình tour sông Hồng, nhằm nâng cấp phát triển thành tour đặc trưng của Hà Nội, tuyến du lịch sông Hồng bắt đầu khai thác từ năm 1996, với đội tàu thuỷ gồm 3 chiếc tàu Thăng Long 18 (150 khách), tàu Thăng Long 333 (60 khách), tàu Sông Hồng 5 (40 khách). Ngoài chương trình thuần tuý bằng tàu thuỷ với tuyến đền Dầm, đền Đại Lộ-đền Đa Hoà-làng nghề Bát Tràng, các chương trình khác được kết hợp giữa tàu thuỷ và ôtô, xe đạp tới các di tích, danh thắng, làng nghề tiêu biểu nằm trên địa bàn Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh, tuyến du lịch sông Hồng này đang chủ yếu khai thác dòng khách nội địa, kết hợp giữa du lịch sinh thái và du lịch tâm linh. Tour du lịch này hiện vẫn khai thác các điểm du lịch cũ, chưa có sự đầu tư tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, nên khó thu hút

khách đi lại lần thứ hai.Về cơ sở hạ tầng điểm đến, chỉ có bến đền Đa Hoà là được đầu tư bài bản giúp cho việc lên xuống tàu được thuận tiện. Còn bến đền Dầm, đền Đại Lộ vẫn là thềm đất nên khó đi, khó đảm bảo an toàn vào mùa lũ, nhất là khi khách là người già trẻ nhỏ đi lại.Về cơ sở hạ tầng tàu thuyền có thể thoả mãn nhu cầu của khách nội địa nhưng đón khách quốc tế cần đầu tư nâng cấp hiện đại và giảm tiếng ồn của động cơ. Ngoài ra phải chú ý vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn cho khách, dọc sông Hồng có nhiều điểm di tích cần bổ sung để làm phong phú chương trình.Với tiềm năng hiện có, du lịch tuyến sông Hồng hoàn toàn có thể trở thành điểm hút khách, vấn đề là cần mở rộng các điểm đến, tạo sản phẩm đặc trưng để thu hút từng đối tượng khách.

Tuyến thị xã Hưng Yên - Phố Hiến – Di tích Hải Thượng Lãn Ông - đền thờ Lý Thường Kiệt – Khu tưởng niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh - Đền Phù Ủng - tắm nước nóng Văn Lâm – làng nghề Tương Bần và các tour du lịch liên tỉnh như tuyến Phố Hiến - Hải Thượng Lãn Ông - Phố Nối – Hà Nội, tuyến Phố Hiến - Hải Thượng Lãn Ông - Phố Nối - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long, tuyến Hà Nội – Hưng Yên – Thái Bình – Nam Định, tuyến Thị xã Hưng Yên – Hà Nam- Hoa Lư Tam Cốc Bích Động, tuyến thị xã Hưng Yên – Đa Hoà - Dạ Trạch – Hà Nội), kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh cơ sở lưu trú và kinh doanh các dịch vụ bổ sung, các chương trình du lịch, các hàng hoá đồ lưu niệm, môi trường sống của cộng đồng dân cư bản địa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)