Cụm di tích Hải Thượng Lãn Ông Phố Nối * Khu di tích đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 57)

- Chùa Chuông (Kim chung tự)

2.1.1.4.3.Cụm di tích Hải Thượng Lãn Ông Phố Nối * Khu di tích đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Ngày 29.12.1990 Quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại thôn Liêu Xá, xã Liêu Xá, Huyện Yên Mỹ đã được Bộ VHTT xếp hạng quốc gia. Quần thể này bao gồm

+ Nhà tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác: Hải Thượng lãn Ông Lê Hữu Trác sinh năm 1724, tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, Phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương(nay là thôn Liêu Xá, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên). Ông được sinh ra trong một gia đình thế gia vọng tộc. Lê Hữu Trác thi đậu tam trường, nhưng khi cha mất ông bỏ đường cử nghiệp chuyển sang học võ, nghiên cứu binh thư ông đã tham gia nhiều trận mạc giành được nhiều thắng lợi. Sau mấy năm chinh chiến ông chán ghét cảnh đầu rơi máu chẩy, nên khi nhận được tin anh chết, nhà có mẹ già. Lê Hữu Trác lấy cớ xin về sống ở quê mẹ xóm Bàu Thượng, xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Cũng từ đây ông chuyên tâm nghiên cứu nghề thuốc. Ông tự đặt cho mình là Hải Thượng Lãn Ông, và không màng danh lợi phú quý vinh hoa. Ông trở thành một thầy thuốc, một danh sư nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Sự nghiệp y học của Lê Hữu Trác được tập hợp trong bộ “Y Tông tâm lĩnh” biên soạn trong ngót 40 năm, gồm 28 tập 66 quyển, Ông còn là nhà văn xuất sắc. Tập “Thượng kinh ký sự”(1782), là một tập bút ký viết bằng một ngòi bút tài hoa. Tập “ký sự” này đã ghi chép những điều mắt thấy tai nghe khi ông được mời vào phủ chúa chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm. Tác phẩm đã thể hiện rõ nét cái tôi của tác giả, con người trung thực đầy tình cảm, thờ ơ danh lợi chán ghét cảnh quan trường. Suốt 40 năm trong nghề y ông đã đem hết tâm tư của mình vào việc chữa bệnh phục vụ nhân dân, nêu cao đạo đức nhân thuật, tận tuỵ cứu chữa bệnh nhân đến cùng, cần cù nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy và đúc kết kinh nghiệm, xây dựng truyền thống y học nước nhà. Sự nghiệp của ông được đánh giá rất cao bởi tri thức uyên thâm, tư tưởng tiến bộ, đạo đức trong sáng có tính thực tiễn…thể hiện qua những trước tác đồ sộ không chỉ có giá trị trong thời buổi đó mà cho đến ngày nay.

Với những đóng góp to lớn của ông với nền y học nước nhà, sau khi ông mất (1791) ông đã được phối thờ ở y miếu Thăng Long. Tại quê hương ông, con cháu dòng họ cùng toàn thể nhân dân đồng lòng nhất trí xây dựng nhà tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, ban đầu quy mô nhà tưởng niệm khá nhỏ đến năm 1992, Bộ VHTT cùng với Bộ y tế đã cấp kinh phí đầu tư trùng tu mở rộng nhà

tưởng niệm ngày nay, nơi đây không chỉ là nơi thờ tự mà còn là nơi tưởng niệm và trưng bầy giới thiệu về thân thế sự nghiệp cũng như tác phẩm của ông. Với diện tích trên 200m2 trưng bầy cùng với khuôn viên rộng trên 1000m2, với nhiều di tích phụ cận xung quanh đã tạo nên một quần thể di tích rộng lớn. Năm 1990 Bộ VHTT đã công nhận, xếp hạng di tích lịch sử lưu niệm Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Đến năm 2000 Bộ Văn Hoá và Bộ Y Tế nhất là trung ương hội Đông Y (hay hội y học cổ truyền ) Việt Nam chọn ngày mất của ông (15-1) làm ngày truyền thống của ngành. Hàng năm cứ vào rằm tháng giêng, nhân dân cùng những người làm Đông Y lại tề tựu về đây mở hội để tưởng nhớ đến công lao to lớn của ông. Năm 2006 khu lưu niệm bị xuống cấp, không phù hợp UBND tỉnh và Bộ VHTT đã cho phép địa phương lập dự án trùng tu tôn tạo quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông, trong đó đã dỡ bỏ nhà lưu niệm để xây dựng lại thành khu đền thờ riêng thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Toàn bộ hình ảnh và tư liệu được trưng bầy tại hai dãy hành lang của khu đền thờ.

* Đền Phù Ủng

Đền thuộc xã Phù Ủng (huyện Ân Thi) thờ danh tướng Phạm Ngũ Lão. Ông sinh năm Ất Mão (1225) tại làng Phù Ủng. Xuất thân là lính nhưng có chí lớn, chăm đọc sách và tinh thông võ nghệ, ông được Hưng Đạo Vương phát hiện và cảm mến tài năng đã tiến cử với nhà vua, sau đó gả con gái nuôi cho. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 và 3, Phạm Ngũ Lão là người lập được nhiều công lớn. Ông đã đánh bại quân Chiêm Thành và quân Ai Lao xâm phạm bờ cõi vào năm Hưng Long thứ hai (1294) đời vua Anh Tông. Phạm Ngũ Lão được vua thăng chức nội hầu và được ban nhiều phần thưởng cao quý: Kim phù, Vân phù, Hổ phù…Tháng 11 năm Canh Thân (1320), Phạm Ngũ Lão mất tại phủ đệ ở Thăng Long, hưởng thọ 66 tuổi. Để tưởng nhớ vị tướng tài danh của quê hương, dân làng Phù Ủng lập đền thờ Phạm Ngũ Lão ngay trên nền nhà cũ của gia đình ông.

* Khu tưởng niệm cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh

Ông Nguyễn Văn Linh tên khai sinh là Nguyễn Văn Cúc( Mười Cúc) - Tổng bí thư của Đảng thời kỳ đổi mới(1986 - 1991), sinh ngày 1-7-1915 tại làng Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ. Thân phụ là nhà giáo Nguyễn Văn Lan. Thời

niên thiếu ông phải chịu nhiều bất hạnh: 5 tuổi mồ côi mẹ, 11 tuổi thân phụ qua đời. Từ đó ông sống nhờ vào sự đùm bọc của người chú ruột là Nguyễn Văn Hùng - một người có học thức, làm ở sở dây thép Hải Phòng. Ông Hùng tuy đông con song vẫn giành sự ưu ái chăm sóc người cháu mồ côi cha mẹ nhưng giàu nghị lực của mình. Sống trong cảnh nước mất nhà tan ông Cúc đã sớm có tinh thần yêu nước và tham gia tổ chức cách mạng của Đảng. Năm 1925 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương rồi được cử về Hải Phòng hoạt động, ở đây ông thành lập Đảng bộ Lâm thời Hải Phòng. Năm 1929, ông tham gia tổ chức học sinh đoàn do Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội lãnh đạo. Ngày 1.5.1930, ông tham gia rải truyền đơn chống thực dân Pháp. Năm 1936, ông tham gia Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Sài Gòn. Năm 1941, ông bị địch bắt đưa vào Sài Gòn xử 5 năm tù đày ra Côn Đảo lần thứ 2. Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 thắng lợi ông trở về Sài Gòn với cương vị Bí Thư thành uỷ, Bí thư dặc khu uỷ. Từ năm 1949, ông tham gia Ban thường vụ xứ uỷ Nam Bộ. Từ 1957 đến 1960 ông phụ trách Quyền Bí Thư Xứ Uỷ Nam Bộ. Đại hội đảng toàn quốc lần thứ III (1960), ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Đất nước thống nhất, ông được phân công trở lại làm Bí thư Thành Uỷ TPHCM. Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976), ông được bầu vào ban chấp hành trung ương Đảng và được cử vào Bộ Chính trị, Ban bí thư trung ương Đảng, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Trưởng Ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của Trung ương, Trưởng ban Dân vận Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Từ cuối năm 1981 đến giữa năm 1986, ông được phân công làm bí thư thành uỷ TPHCM. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ Vcủa Đảng (1982) ông tiếp tục được bầu vào ban chấp hành Trung ương. Ông là một trong những nhà lãnh đạo của Đảng khởi xướng đường lối đổi mới, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991), ông thôi giữ chức Tổng bí thư, làm cố vấn của ban chấp hành Trung ương Đảng. Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6- 1996), ông được cử lại làm Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng. Trong cuộc sống thường ngày, ông luôn thẳng thắn trung thực, sâu sát với thực tế. Ông là một mẫu mực về sự giản dị, liêm khiết dân chủ và kiên quyết chống tham ô,

lãng phí phô trương hình thức, ông được đồng bào đồng chí tin yêu kính phục. Do công lao và thành tích to lớn đối với cách mạng ông được đảng nhà nước ta tặng thưởng huân chương Sao vàng, huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân huy chương cao quý khác. Với công lao xây đắp tình hữu nghị, ông được nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào tặng thưởng huân chương vàng quốc gia, Nhà nước Cu Ba tặng thưởng Huân Chương Hô – xê Mác- ti, Nhà nước Campuchia tặng thưởng Huân chương Ăng – cô. Ông mất ngày 27.4.1998 tại TPHCM, thọ 84 tuổi. Năm 2003, tỉnh Hưng Yên đã xây dựng Nhà tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tại quê hương ông: thôn Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Mỹ Hào. Công trình được khánh thành trọng thể ngày 17-9-2004 được xây dựng trong khuôn viên trên 2000m2

. Từ ngoài vào là cầu cảnh bắc qua hồ nước phía trước công trình. Khu tưởng niệm gồm năm gian nhà chính, hai bên có hai nhà tả vu, hữu vu mỗi bên ba gian. Toà nhà chính kiến trúc theo kiểu nhà thờ truyền thống, làm bằng gỗ lim, lợp ngói ta. Trên bàn thờ đặt tượng đồng bán thân ông Nguyễn Văn Linh. Trong nhà tưởng niệm trưng bầy trên 100 tài liệu, hiện vật giới thiệu thân thế và sự nghiệp của ông. Có nhiều hiện vật, tài liệu quý do gia đình, các cán bộ cùng công tác và một số địa phương cung cấp. Trong đó có tài liệu bản kết án ông tù khổ sai của toà đại hình Pháp, ảnh nhà tù côn đảo nơi ông bị giam giữ tra tấn trong những năm 1931- 1936 và 1941- 1945, những tài liệu hiện vật Nguyễn Văn Linh hoạt động ở trung ương cục miền nam, chiến khu D, ảnh chụp ông hoạt động trên chiến trường Nam Bộ, trong thời kỳ đổi mới của Đảng với cương vị là tổng bí thư - Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII, thư ông gửi đảng bộ xã Giai Phạm, thư gửi Đảng bộ tỉnh Hưng Yên…Từ lúc rời quê hương đi hoạt động cách mạng, ông đã sáu lần về thăm và làm việc với Hưng Yên. Nhà tưởng niệm thường xuyên mở cửa đón tiếp các đồng chí và nhân dân từ khắp mọi miền đến viếng thăm thể hiện lòng quý trọng và yêu mến đối với đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, người có công lao to lớn mở đầu thời kỳ đổi mới đất nước.

Điển hình của cụm này là khu di tích đại danh y Lê Hữu Trác và nhiều chùa đình có kiến trúc độc đáo như chùa Lãng (chùa Lạng) thôn Như Lãng, Minh Hải, Văn Lâm; chùa Thái Lạc ở thôn Thái Lạc, Lạc Hồng, huyện Văn Lâm; đền thờ danh

tướng Lý Thường Kiệt thuộc huyện Yên Mỹ; đền Ủng huyện Ân Thi; đình Đa Ngưu huyện Văn Giang và khu tưởng niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.

Đây là cụm di tích nằm kề cận với Thủ đô Hà Nội, trên đường quốc lộ 5, nối trung tâm du lịch Hà Nội - Phố Nối - Hải Phòng - Quảng Ninh. Ngoài các sản phẩm du lịch chính của cụm này, tham quan các đình, chùa khách còn được tham quan làng nghề đúc đồng, chạm bạc, cây dược liệu, tương Bần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 57)