Giải pháp về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá tại các di tích lịch sử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 128)

- Phát triển sản phẩm một cách thiếu sáng tạo, “rập khuôn” và “máy móc”: với quan niệm cần “học hỏi” để rút ngắn thời gian và chi phí cho việc phát triển sản

3.2.7.Giải pháp về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá tại các di tích lịch sử

Để công tác trùng tu tôn tạo, tu bổ di tích lịch sử, văn hoá và khai thác sử dụng đạt hiệu quả tốt thì trong thời gian tới ngành văn hoá thể thao và du lịch cùng với các địa phương, cơ sở trong tỉnh nơi có di tích lịch sử văn hoá cần đẩy mạnh thực hiện một số nhiệm vụ như:

Tăng cường quản lý các di tích lịch sử văn hoá bằng cách hoàn thiện các thể chế luật pháp chính sách. Chỉ trên cơ sở đó chúng ta mới có những chế tài phù hợp, không gây tranh cãi để xử lý các vi phạm và tôn vinh những hoạt động bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của di tích lịch sử văn hoá. Các cơ quan chức năng cần sâu sát và nâng cao năng lực chuyên môn, nắm rõ và triệt để chủ trương của Đảng và nhà nước về tự do tín ngưỡng để định hướng cho hoạt động của nhân dân trong việc bảo tồn giá trị văn hoá của các di tích lịch sử văn hoá . Chính quyền địa phương và nhân dân cần chấp hành nghiêm chỉnh đường nối chính sách của Đảng và nhà nước về văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng. Hiện nay đã có nhiều văn bản pháp quy liên quan đến quản lý các di tích lịch sử văn hoá như: Luật di sản văn hoá do chủ tịch nước công bố theo lệnh số 09/2001/L-CTN ngày 12/7/2001. Nghị định số 92/2002NĐ-CP ngày 11/11/2002 của chính phủ quy định chi tiết thi hành 1 số điều của luật di sản văn hoá và quyết định số 05/2003/QĐ- BVHTT ngày 06/02/2003 của bộ văn hoá thể thao về việc ban hành “Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hoá. Trong công tác tu bổ và tôn tạo di tích cần đặc biệt quan tâm giữ gìn các yếu tố gốc của di tích, trách làm mới di tích có như vậy mới lưu giữ được những giá trị truyền thống, phản ánh đặc trưng của mỗi di tích.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu với tỉnh để quan tâm hơn nữa việc chỉ đạo, lãnh đạo xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá thể thao du lịch trên địa bàn, trong đó chú trọng công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá. Sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai thực

hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về tu bổ các di tích lịch sử văn hoá, bảo đảm chất lượng công trình đúng với tiến độ và kế hoạch đề ra.

Hàng năm ngoài ngân sách của Trung ương, tỉnh cần bố trí kinh phí nhiều hơn nữa để đáp ứng cho việc trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp các di tích lịch sử, văn hoá. Các địa phương, cơ sở có di tích cần đẩy mạnh việc xã hội hoá công tác trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hoá.

Cùng với đó đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, của trung ương, về các di tích lịch sử văn hoá, trong đó đặc biệt là các di tích, cụm di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh... qua đó nhằm giới thiệu với khách thập phương trong và ngoài tỉnh khi về với Hưng Yên hiểu hơn lịch sử truyền thống, văn hoá lịch sử của Hưng Yên. Trong đời sống cộng đồng hiện nay chính quyền địa phương hoặc ban quản lý các di tích nên sưu tầm biên soạn các tư liệu giới thiệu về công trạng của các vị thần được thờ tại di tích, cần diễn giải cho người dân trong cộng đồng cũng như khách du lịch hiểu về lịch sử, kiến trúc, giá trị văn hoá của nó, hết sức tránh các vụ việc “ vô ý gây nên tội” mục đích thì tốt nhưng do thiếu hiểu biết nên dẫn đến làm sai, đánh mất đi các truyền thống, những tập tục quý giá. Đây được xem là biện pháp hàng đầu trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của các di tích lịch sử văn hoá trong đời sống hôm nay.

Hiện nay, nhiều di tích được khôi phục lại sau nhiều năm bị lãng quên, tuy vậy mỗi di tích có những giá trị riêng, mang sắc thái riêng, mang tính đặc trưng của mỗi địa phương. Các cơ sở để phục hồi các giá trị này là dựa nhiều vào lớp người cao tuổi, những nghệ nhân dân gian trong cộng đồng. Tuy nhiên đến nay những người nắm giữ kho vốn di sản này đang vắng dần do quy luật của tuổi tác. Nhà nước mà trực tiếp là chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cần sớm tạo điều kiện cho các nghệ nhân, những người cao tuổi có cơ hội truyền lại những tri thức của mình cho lớp hậu thế và cả cộng đồng. Các địa phương, cơ sở cần đẩy mạnh hơn nữa việc xã hội hoá trong công tác trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp, triển khai dự án, các di tích lịch sử văn hoá trong đó nhất là các di tích đã được phê duyệt, di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh. Thiết nghĩ, có như vậy công tác trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá ở tỉnh Hưng Yên mới đạt hiệu quả tốt hơn.

Tiểu kết

Sau khi nghiên cứu về Hưng Yên với đầy đủ những thông tin về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế văn hoá xã hội, tìm hiểu sơ qua về các di tích tiêu biểu của tỉnh và những lý luận về giá trị lịch sử văn hoá của di tích lịch sử với phát triển du lịch. Người viết giới thiệu sơ qua một số di tích lịch sử tiêu biểu và thực trạng hoạt động du lịch của toàn tỉnh nói chung và các di tích lịch sử văn hoá nói riêng. Tất cả được giới thiệu làm cơ sở để người viết đưa ra một số căn cứ lý luận, căn cứ thực tiễn và định hướng của ngành, quyết định của tỉnh trong việc phát triển du lịch nhằm đưa ra một số đề xuất và kiến nghị để nâng cao hiệu quả khai thác các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch ở Hưng Yên. Đây là một số đề xuất và kiến nghị của riêng tác giả luận án đưa ra sau khi nghiên cứu tất cả căn cứ lý luận và căn cứ thực tiễn với mong muốn góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình trong công cuộc đưa Du lịch Hưng Yên thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

KẾT LUẬN

Hưng Yên là một tỉnh không rừng, không núi, thậm chí đồi cũng không có và là một trong những chiếc nôi của văn minh Việt Nam. Trải qua những thăng trầm của thời gian và lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh, đến nay Hưng Yên tự hào là nơi lưu giữ được một kho tài nguyên văn hoá vô cùng phong phú, cả văn hoá vật thể và phi vật thể. Đó là hệ thống các di tích lịch sử văn hoá: với 1210 di tích văn hoá lịch sử trong đó có 159 di tích và cụm di tích được xếp hạng và hàng ngàn lễ hội truyền thống, đặc biệt hệ thống này là thành tố quan trọng bậc nhất có vai trò đặc biệt to lớn trong việc xây dựng các tuyến điểm du lịch, đưa du khách tới tham quan du lịch, thẩm nhận các giá trị nhiều mặt của chiều sâu văn hiến Hưng Yên, tự hào là nơi lưu giữ kho tài nguyên lịch sử văn hoá vô cùng quý giá của dân tộc, là nơi ghi lại tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. Hưng Yên là một trong những địa phương lưu giữ được các di tích về văn hoá nghệ thuật như: đình, chùa, lăng tẩm. Nằm trong vùng đất có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời, hàng năm có nhiều lễ hội cổ truyền được tổ chức ở hầu hết các làng quê trong tỉnh. Ngoài các lễ hội Hưng Yên còn là nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn các trò chơi dân gian và những làn điệu dân ca, ca trù, chèo…những lễ hội văn hoá của Hưng Yên rất hấp dẫn với các nhà nghiên cứu và du khách thập phương. Hưng Yên còn có những làng nghề truyền thống lâu đời. Tất cả đã mang lại cho Hưng Yên một nguồn tài nguyên du lịch văn hoá phong phú và đa dạng. Nguồn tài nguyên này là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch văn hoá trên địa bàn. Những yếu tố văn hoá vật thể và phi vật thể này đã tạo nên yếu tố cốt lõi hay nói đúng hơn nó là một dạng tài nguyên văn hoá để tạo nên sản phẩm du lịch và đặc biệt là du lịch văn hoá.

Trong xu thế hội nhập giữa các nền kinh tế, để phát huy hết tiềm năng du lịch văn hoá trên địa bàn tỉnh, trong những năm gần đây Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hưng Yên đã phối hợp với các ngành có liên quan đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Điều tra, nghiên cứu, khôi phục các làng nghề truyền thống, làng quan họ cổ, ca trù, các lễ hội truyền thống, để giữ gìn vốn văn hoá dân gian của tỉnh Hưng Yên và đưa

các loại hình văn hoá được xác định là tài nguyên du lịch này vào khai thác bằng các chương trình du lịch như: du lịch tham quan các di tích và nghiên cứu lịch sử văn hoá; du lịch tham quan các làng nghề và kiến trúc làng xã truyền thống; du lịch lễ hội …

Ngoài ra, Hưng Yên đang tăng cường đầu tư các khu vui chơi giải trí giàu tính dân gian, quy hoạch và khôi phục làng nghề truyền thống; khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán sản phẩm như: đồ thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, đặc sản địa phương… Hợp tác với các điểm du lịch của các tỉnh bạn và các trung tâm du lịch lớn như: Hà Nội, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam… để giới thiệu và tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao hơn.

Phải nói rằng lượng di tích xếp hạng quốc gia của tỉnh Hưng Yên đã khẳng định một giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng quan trọng mà ông cha ta để lại cùng đồng nghĩa với một tiềm năng phong phú; khai thác tiềm năng này là tạo đà cho nền du lịch của tỉnh phát triển. Khai thác tiềm năng phát triển của di tích là phần lớn phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của con người. Thực tế xã hội đã chứng minh ở mỗi đất nước, mỗi vùng miền khi nền kinh tế phát triển, con người có bát ăn bát để thì phần tâm linh, tín ngưỡng được bộc lộ và phát triển thông qua việc giao lưu qua lại giữa các khu vực, các vùng miền và cả quốc gia với nhau và họ đã đến với các di tích lịch sử thông qua việc tham quan vãng cảnh, tìm hiểu thêm để biết thêm, và cũng cứ sau mỗi lần như vậy họ thấy tâm hồn thanh thản hơn, thoải mái hơn. Khi nền kinh tế càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng cao, nhu cầu hưởng thụ về đời sống vật chất không còn là mối lo trong mỗi con người thì nhu cầu hưởng thụ về tinh thần ngày càng một phát triển. Thông qua hệ thống di tích lịch sử văn hóa, để đáp ứng, để theo kịp với sự phát triển không ngừng của xã hội thì cơ sở vật chất của các di tich, con người trông coi bảo vệ di tích phải từng bước thay đổi. Khuôn viên cảnh quan di tích không thể nhếc nhác, không thể không có bàn tay chăm sóc của con người, con người trông giữ di tích cũng cần phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bởi họ không chỉ thuần túy không chỉ là công việc quét dọn và bảo vệ mà họ cần phải biết giới thiệu về tiềm năng giá trị của di tích mà họ đang quản lý nhằm phát huy giá trị của nó.

Nhiều di tích lớn như Đền Ủng (huyện Ân Thi), cụm di tích Đa Hòa - Dạ Trạch (huyện Khoái Châu), cụm di tích Phố Hiến (Thị xã Hưng Yên), cụm di tích

Hải Thượng Lãn Ông (huyện Yên Mỹ)... hàng năm đều thu hút hàng vạn lượt khách trong và ngoài tỉnh đến thăm và dâng hương. Nhiều di tích để phát huy tốt tiềm năng và giá trị trong quá trình khai thác, phục vụ tạo đà cho du lịch phát triển cần sự quan tâm chỉ đạo đồng bộ của các ngành, các cấp, chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện quy hoạch, mở rộng các di tích này. Việc quy hoạch mở rộng khuôn viên một số di tích trọng điểm trên địa bàn tỉnh như: Đền Ủng (huyện Ân Thi), Đền Tống Trân (huyện Phù Cừ), chùa Nôm xã Đại Đồng, Đền Ghềnh - TT Như Quỳnh (huyện Văn Lâm)... là hết sức cần thiết nhằm thực hiện việc tham quan du lịch của khách thập phương trong quá trình thực hiện việc khai thác phát huy tác dụng của di tích.

Mặt khác để đáp ứng, phục vụ nhu cầu khai thác tiềm năng của di tích, công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị đích thực của di tích trong điều kiện xã hội hóa ngày một phát triển rất cần người làm công tác quản lý, bảo vệ khai thác phải có chuyên môn nghiệp vụ. Thực tế đã chứng minh khi người dân càng quan tâm tới việc tu sửa phục hồi di tích nếu không có sự hướng dẫn, chỉ đạo của ngành Văn hóa thông tin thì di tích tu sửa thường bị sai lệch, mất giá trị nguyên gốc của nó là do lòng mong muốn của họ cho di tích được khang trang, tráng lệ, là việc bỏ hết các cấu kiện cũ thay vào đó là các loại mới hoàn toàn kể cả các hoa văn họa tiết có giá trị, họ đưa vào di tích để tu sửa là các loại vật liệu mới nhất, hiện đại nhất kể cả việc ốp vào các bệ thờ những loại vật liệu không cho phép.

Di tích lịch sử là tài sản quốc gia, Nhà nước thống nhất quản lý thông qua các hệ thống văn bản pháp quy, đó là: luật di sản văn hóa. Nghị định của chính phủ và các văn bản pháp quy khác về công tác quản lý, khai thác, bảo vệ, phát huy tác dụng của di tích đến việc trùng tu, tôn tạo phục hồi di tích nhằm phát huy tốt hơn tiềm năng giá trị đích thực của nó phục vụ đời sống tâm linh của con người trong điều kiện môi trường xã hội ngày càng phát triển.

Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước và dân tộc, vùng đất này đã từng được coi là nơi hội tụ linh thiêng của hai dòng sông Hồng và sông Luộc. Phố Hiến một thời đã là niềm tự hào của nhân dân nước Việt, nơi giao thương buôn bán sầm uất của các thương nhân trong và ngoài nước với “trên bến dưới thuyền”. Những năm gần đây, du lịch Hưng Yên đã được “đánh thức” để “cất cánh” vươn lên từ những

tiềm năng và thế mạnh của mình và đang có được những tín hiệu khả quan tuy nhiên kết quả thu được chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Với quyết tâm nhanh chóng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2020. Hưng Yên sẽ phát huy tối đa mọi nguồn vốn để đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng tại các di tích lịch sử tiêu biểu như khu du lịch Phố Hiến, Phố Nối, Đa Hoà - Dạ Trạch, Đền Ủng…Thông qua việc nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch” đã phần nào hiểu thêm về tài nguyên du lịch Hưng yên với những thực trạng hoạt động du lịch của toàn tỉnh nói chung và của các di tích nói riêng cộng với cơ sở lý luận người viết đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị để nhằm phục vụ cho phát triển du lịch của tỉnh. Nếu các giải pháp, đề xuất, kiến nghị của đề tài này được chỉ đạo thực hiện đồng bộ thì hoạt động du lịch của tỉnh sẽ phát huy được hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 128)