Giải pháp về sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 120)

- Phát triển sản phẩm một cách thiếu sáng tạo, “rập khuôn” và “máy móc”: với quan niệm cần “học hỏi” để rút ngắn thời gian và chi phí cho việc phát triển sản

3.2.3.Giải pháp về sản phẩm du lịch

Căn cứ vào những vấn đề lý luận đã phân tích và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch Hưng Yên nói chung, sản phẩm du lịch đặc thù của từng di tích lịch sử nói riêng ở Hưng Yên thời gian qua, một số giải pháp cơ bản cần được xem xét thực hiện bao gồm:

- Trên cơ sở định hướng chiến lược về phát triển sản phẩm du lịch Hưng Yên, cần xây dựng một số chương trình hành động cụ thể đối với việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù cho từng cụm, từng điểm du lịch hoặc từng di tích lịch sử văn hoá.

- Để có được hướng dẫn cụ thể đối với việc thực hiện các chương trình hành động trên đối với các nhà quản lý, các nhà đầu tư, cần thiết phải có được đánh giá toàn diện và có hệ thống về hệ thống các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù. Trên cơ sở những đánh giá này mới có thể xác định được sản phẩm du lịch nào cần được “nâng cấp” hoàn thiện và sản phẩm du lịch nào cần được phát triển mới cũng như cấp quy mô cần phát triển.

- Cần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý và hướng dẫn đối với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thông qua việc đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và thẩm định các dự án của các cơ quan quản lý, tư vấn du lịch.

- Cần có sự hợp tác, tham vấn của các cơ quan quản lý và tư vấn trung ương đối với những dự án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù hoặc nằm trong các khu vực nhạy cảm về môi trường sinh thái, văn hóa. Để khai thác một cách hiệu quả những tiềm năng thế mạnh của loại hình du lịch văn hoá, du lịch Hưng Yên cần phải có sự gắn kết giữa văn hoá và du lịch, sự gắn kết này phải được thể hiện ngay ở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù nổi trội của tỉnh.

- Cần nâng cao nhận thức xã hội, trước hết là nhận thức của các nhà quản lý các cấp, về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, nhất là các sản phẩm du lịch đặc thù, nhằm góp phần nâng cao sức cạnh tranh của Du lịch Hưng Yên trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Việc thực hiện một số giải pháp cơ bản trên đây sẽ góp phần tích cực vào quá trình hình thành sản phẩm đặc thù của Hưng Yên, tạo ra sự khác biệt và hấp dẫn du lịch giữa các địa phương, các vùng miền và từ đó sẽ tạo được sự khác biệt, hấp dẫn chung của Du lịch Hưng Yên mà du khách muốn được khám phá. Sao Hưng Yên không học những người làm du lịch ở Hội An, “Dân làm du lịch khách du lịch làm dân” họ có những sản phẩm du lịch rất riêng của Hội An, của Eco tour, để có thể sống một ngày trọn vẹn với thiên nhiên, thử làm những công việc bình dị của người dân ở đây, hoà vào nhịp sống sinh sôi của một vùng sông nước.

Đối với các sản phẩm hiện có cần đánh giá lại khả năng cạnh tranh, các mặt được và chưa được để nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh. Cần nghiên cứu nhu cầu trên thị trường để cung cấp các sản phẩm phù hợp với thị trường. Trong việc đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới cần chú ý đến các đặc điểm của di tích, đặc điểm của thị trường mục tiêu để xây dựng được các sản phẩm đồng bộ, toàn diện thoả mãn cao những đòi hỏi của du khách như cần xây dựng các loại hình du lịch mới, xây dựng thương hiệu đối với các đặc sản nổi tiếng bằng cách đăng ký thương hiệu cho từng sản phẩm như nhãn lồng, cam đường canh và làm tiền đề cho sản phẩm khác. Xây dựng và quy hoạch các làng nghề truyền thống.

Để thúc đẩy sự phát triển của du lịch tỉnh nhà, chúng ta cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, cần đào tạo nguồn nhân lực để có đội ngũ những người làm du lịch thành thạo, đội ngũ phục vụ lành nghề, chất lượng dịch vụ hoàn hảo, đa dạng phong phú, môi trường xanh - sạch - đẹp, nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của người dân địa phương, nhất là các cơ sở hạ tầng ở các khu có tiềm năng du lịch.

Để các sản phẩm du lịch tỉnh Hưng Yên ngày càng hoàn thiện và phát triển bền vững, cần xây dựng các kế hoạch cụ thể về bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các di tích, có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các làng nghề truyền thống, quản lý khai thác các sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của địa phương. Chúng ta cần mở rộng xây

dựng và phát triển các sản phẩm do chính bàn tay lao động cần cù sáng tạo của người dân Hưng Yên làm ra, xây dựng các dịch vụ vui chơi giải trí, như: đào ao thả cá kết hợp làm dịch vụ bơi thuyền, câu cá thư giãn tại các khu, điểm du lịch. Đắp các hình tượng mô phỏng con người, lịch sử, linh vật, con vật, cỏ cây… tạo sự tò mò kích thích muốn khám phá, tìm hiểu về tài năng tạo hình, nghệ thuật, sẽ có sức cuốn hút hấp dẫn khách tham quan trong thời gian lưu lại không hề bị nhàm chán.

Bên cạnh đó, các dịch vụ phải thường xuyên đổi mới nâng cấp cả về nội dung lẫn hình thức. Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông nối liền với các khu, điểm thuận tiện đi lại dễ dàng. Các công ty lữ hành thường xuyên có mối liên hệ liên doanh, liên kết xây dựng các tour, tuyến tham quan du lịch, đảm bảo hợp lý về thời gian cũng như chất lượng các dịch vụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 120)