Những hạn chế trong hoạt động du lịch tại các di tích LSVH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 96)

- Chùa Chuông (Kim chung tự)

2.3.2.Những hạn chế trong hoạt động du lịch tại các di tích LSVH

150 160 170 200 230 330 700 12 Dịch vụ khác 350 360 370 400 430 450

2.3.2.Những hạn chế trong hoạt động du lịch tại các di tích LSVH

- So với giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên của các địa phương thuộc vùng Du lịch Bắc Bộ Hưng Yên thua kém về điểm nhấn trong việc thu hút khách quốc tế thể nói tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Hưng Yên thì nhiều, nhưng giá trị của các tài nguyên chủ yếu lại tồn tại dưới dạng vô hình, hơn thế nữa lại chỉ ở dạng di tích lịch sử văn hóa. Do vậy rất khó thu hút khách Du lịch quốc tế và cũng rất khó cạnh tranh với các điểm đến có giá trị tài nguyên hữu hình, vô hình nổi tiếng được thế giới công nhận thuộc vùng Du lịch Bắc Bộ.

- Hình ảnh của Hưng Yên trong tâm trí của bè ban xa gần, chưa kịp thay đổi bởi các sự kiện, thành công độc đáo, nổi bật. Hình ảnh Hưng Yên anh hùng, “địa linh

nhân kiệt” rất khó tạo ra và khắc sâu trong tâm trí khách du lịch trong và ngoài nước

Là tỉnh nằm giữa đồng bằng Bắc Bộ, là một vùng quê bằng phẳng thuần chất nhất của vùng đồng bằng sông Hồng, không có một ngọn núi, không có một quả đồi, không có một vạt rừng, không có biển, điểm gần biển nhất là thôn An Cầu (huyện Phù Cừ), cách cửa biển Ba Lạt (Thái Bình) khoảng 53km, hiện tại được đánh giá là tỉnh có tài nguyên du lịch kém phong phú và hấp dẫn so với nhiều tỉnh lân cận. Phần lớn tài nguyên du lịch còn ở dạng tiềm năng đặc biệt tài nguyên nhân văn số

lượng di tích LSVH tuy nhiều nhưng quy mô không lớn, phân bố không tập trung làm ảnh hưởng đến việc tổ chức tuyến và tour du lịch

Cơ sở hạ tầng, giao thông đến các di tích cảnh quan còn hạn chế, chưa đồng bộ. Tuy thời gian gần đây có nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu di tích do vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ và việc bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên du lịch đã được quan tâm đầu tư nhưng hiệu quả đạt được chưa cao, đặc biệt nhiều di tích lịch sử văn hoá được quan tâm đầu tư tôn tạo xong chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều di tích bị xuống cấp đến mức trở thành phế tích, đất đai bị lấn chiếm, cảnh quan môi trường bị xuống cấp nghiêm trọng.

Hiện nay du lịch Hưng Yên vẫn chưa có một quy hoạch tổng thể, còn thiếu phần quy hoạch chi tiết cho các khu, các điểm và tuyến du lịch, thiếu chương trình phát triển cụ thể, vốn đầu tư phát triển và cơ sở vật chất kỹ thuật. Việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên còn hạn chế và có nhiều mâu thuẫn nên kìm hãm nhiều thế mạnh của tài nguyên du lịch.Thiếu các cơ sở vui chơi giải trí du lịch, các dịch vụ hỗ chợ cho du lịch còn đơn điệu hạn chế.

- Du lịch Hưng Yên đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, xuất phát điểm còn thấp. Năng lực cạnh tranh yếu, vốn đầu tư phát triển du lịch còn thiếu, lại dàn trải, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển du lịch, là một ngành hình thành chưa lâu, tổ chức bộ máy quản lý về lĩnh vực du lịch kém, hình thức hoạt động thiếu linh hoạt và hiệu quả, đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh du lịch thì năng lực trình độ hạn chế thiếu kinh nghiệm. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn nhỏ bé, thiếu vốn, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu đội ngũ nhân viên lành nghề làm du lịch, bản thân người làm du lịch còn thiếu kiến thức, trình độ thấp, số người được đào tạo qua trường lớp rất hạn chế.

Các tiềm lực du lịch như sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng du lịch, đào tạo nhân lực, quảng bá, xúc tiến, liên kết vùng, đầu tư du lịch chưa được chú trọng.

Hưng Yên vốn là một tỉnh nghèo, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, không có lâm nghiệp, 90% dân cư sống ở nông thôn. Tuy nhiên lại rất gần các trung tâm công nghiệp nên có cơ hội chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng

công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đặc điểm kinh tế - xã hội này sẽ một phần không nhỏ góp phần làm cho ngành du lịch phát triển. Tài nguyên du lịch tự nhiên mà Hưng Yên hiện đang sở hữu không có đủ khả năng tác động vào nhu cầu đi du lịch của người dân vì nó quá nghèo nàn và không có gì đặc sắc cả như không rừng, không núi, không biển…Vậy nên để phát triển du lịch không còn cách nào khác là Hưng Yên phải tập trung vào tài nguyên du lịch nhân văn phong phú của mình vì Hưng Yên cũng là kho tàng văn hoá dân gian đặc sắc của đồng bằng châu thổ sông Hồng với những làn điệu chèo, hát ả đào, hát trống quân mượt mà đằm thắm gắn liền với nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng. Nhưng để các tài nguyên này thực sự trở thành “cần câu cơm” của toàn ngành du lịch Hưng Yên không phải là việc đơn giản vì ngoài những lợi thế đã nêu ra Hưng Yên còn bên cạnh rất nhiều khó khăn và thử thách. Vì theo như hiện nay thì khó khăn không phải chỉ nằm ngay trong các tài nguyên du lịch nhân văn nói chung hoặc các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu nói riêng mà còn rất nhiều yếu tố bên ngoài như yếu tố con người, yếu tố kinh tế - xã hội…. Mặc dù sau khi tái lập tỉnh (1997), Hưng Yên đã hoàn thành tu bổ, tôn tạo các di tích trọng điểm thuộc quần thể di tích Phố Hiến và trên một trăm di tích ở các địa phương. Đồng thời tiến hành kiểm kê cổ vật, xác định niên đại và giá trị cổ vật, khắc phục tình trạng mất cắp cổ vật. Một số công trình tưởng niệm các danh nhân: Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, bà Hoàng thị Loan thân mẫu của Hồ Chủ Tịch, Tô Hiệu, Nguyễn Văn Linh… được xây dựng, làm phong phú thêm hệ thống di tích lịch sử văn hoá của một tỉnh văn hiến.

Những hạn chế trên chính là những điểm yếu của Hưng Yên trong việc phát triển du lịch. Cũng từ những điểm mạnh và điểm yếu đã được nêu ở trên du lịch Hưng Yên cần phải phân tích để phát huy điểm mạnh làm cho du lich của tỉnh nhà ngày càng phát triển mạnh hơn.

Tiểu kết

Nhắc đến Hưng Yên, là nhắc đến một vùng đất giầu truyền thống văn hoá, văn hiến và nói đến Hưng Yên là người ta nhớ ngay đến một vùng đất “thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Phố Hiến (Hưng Yên) với 1210 di tích lịch sử, trong đó có 159 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 73 di tích được công nhận cấp tỉnh, cùng hàng ngàn hiện vật, cổ vật có giá trị và là nơi có nhiều di tích lịch sử xếp

hạng. Hưng Yên vùng đất rất nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch. Nhưng những năm đầu sau khi tái lập tỉnh, du lịch hưng Yên đã gặp không ít khó khăn, thách thức, các hoạt động du lịch phát triển chậm, không được đầu tư cơ sở vật chất mới, các cơ sở vật chất cũ đã xuống cấp.

Hiện tại du lịch Hưng Yên đang trở thành một điểm đến của du lịch văn hoá tâm linh hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, tiêu biểu như các điểm du lịch (Đền Trần, đền Mẫu, đền Chử Đồng Tử...) với lượng khách tăng bình quân hàng năm đạt khoảng 15 - 17%. Năm 2001, Hưng Yên đã đón được 14.234 lượt khách, trong đó có 115 lượt khách quốc tế. Đến năm 2009 đã đón được 133.392 lượt khách, trong đó có 4.893 lượt khách quốc tế. Doanh thu năm 2001 là 8,7 tỷ đồng đến năm 2009 là 49. 047 tỷ đồng, dự kiến năm 2010 là 58 tỷ đồng]. Những con số này phản ánh sự phát triển nhanh của Du lịch Hưng Yên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế . So với một số điểm đến khác ở Việt Nam, thì du lịch Hưng Yên có lợi thế so sánh, nhưng chưa phát huy được lợi thế so sánh sẵn có để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Du lịch Hưng Yên chưa hội đủ các nhân tố tạo ra tính hấp dẫn của điểm đến du lịch phù hợp với động cơ, nhu cầukỳ vọng của khách du lịch ở các đoạn thị trường khác nhau. Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho du lịch Hưng Yên chưa trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch , theo chúng tôi là do du lịch Hưng Yên chưa tạo ra được sản phẩm du lịch phù hợp với động cơ , nhu cầu và kỳ vọng của khách quốc tế và khách du lịch nội địa có trình độ, thu nhập cao và từng trải trong tiêu

dùng du lịch.

Có thể nói, trong 13 năm qua, Ngành du lịch Hưng Yên đã liên tục phấn đấu và đã đạt được những thành tích đáng nghi nhận. Du lịch Hưng Yên đã tạo được những ấn tượng tốt đẹp với du khách trong nước và quốc tế, lượng khách du lịch đến Hưng Yên ngày một tăng, doanh thu từ ngành dịch vụ du lịch đã đóng góp một phần đáng kể vào nguồn ngân sách của tỉnh và trong tương lai không xa nó sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Dưới sự chỉ đạo của tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hưng Yên; định hướng của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Tổng Cục Du lịch Việt Nam, cùng sự năng động của ngành du lịch Hưng Yên, khẳng định ngành du lịch Hưng Yên sẽ phát triển và gặt hái nhiều thành tựu hơn nữa trong tương lại không xa.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 96)