b. Thời gian lên-xuống xe (T1), thời gian tại điểm đỗ (Td).
b.2. Lên xuống cùng mức với cao độ sân ga
Với việc lên xe từ mặt bằng sân ga, vị trí chỗ dừng xe được thiết kế cùng cao độ với sàn xe. Điều này cho phép lên, xuống xe nhanh chóng, và tạo thuận lợi cho người khuyết tật, xe đẩy trẻ em, trẻ em.
Hiện nay có hai cách để thiết kế lên, xuống xe cùng mức. Thứ nhất, có một khoảng hở từ 4 cm đến trên 10 cm giữa sân ga và xe. Một phương án khác, xe có thể sử dụng một cầu lên xuống để nối sàn xe với sân ga. Cầu lên xuống này là một bản dốc được gắn vào cửa xe. Khi cửa mở, cầu lên xuống được mở ra và đặt lên sân trạm (Hình 2- 30). Một chiếc cầu lên xuống có bề rộng từ 40cm đến 50cm, có nghĩa là xe chỉ cần canh lề trong phạm vi từ 35cm đến 45cm của sân ga. Vì thế xe tiếp cận nhanh hơn với sân trạm. Cầu lên xuống khiến HK tự tin hơn khi di chuyển vì không phải nhìn xuống khoảng hở để xem việc đặt chân lên có an toàn không. Hành động nhìn xuống làm
83
chậm thời lên xuống xe của mỗi người. Thời gian này đối với số ít là không ảnh hưởng lớn, nhưng nếu số lượng lớn HK có thể là đáng kể. Sử dụng cầu lên xuống có thể cho phép hai người lên xuống xe cùng lúc. Tuy nhiên chi phí tăng lên của tấm lên xuống và hệ thống hơi để vận hành nó là đáng kể và cũng cần duy tu, sữa chữa. Một nhược điểm khác là thời gian. Việc triển khai cầu lên xuống mất khoảng 1.5 giây. Tương tự, việc thu lại cũng mất khoảng 1.5 giây, điều này có thể làm chậm trễ quá trình lên xuống xe.
Hình 2- Các hệ thống ở các thành phố Curitba (hình bên trái) và Guayaquil (hình bên phải) sử dụng cầu lên xe giữa xe và sân trạm để tạo thuận lợi cho việc lên xuống
xe.
Ngược lại, việc dừng xe với khoảng cách 5 hay 10 cm đòi hỏi phải có thời gian. Canh chỉnh bằng tay làm cho thời gian dừng xe chậm hơn và khoảng cách dừng xe không chính xác. Canh chỉnh bằng tay có thể được cải thiện bằng cách sử dụng gương quang học để cải thiện tính chính xác.
Ngoài ra, công nghệ dừng xe tự động có thể giúp tăng tốc độ và độ chính xác của xe trong việc canh chỉnh thẳng với nền trạm. Công nghệ tiếp cận bằng cơ, cáp quang và từ đều có thể sử dụng được cho mục đích này. Trong mỗi trường hợp, xe sẽ tự động được hướng dẫn đưa vào vị trí cần thiết mà không cần sự can thiệp của tài xế. Các hệ thống đường rãnh dẫn cơ đưa xe thẳng vào trạm nhờ một bánh lăn cố định gắn liền với chiếc
xe. Hệ thống dẫn cơ có khả năng điều khiển canh chỉnh nhanh chóng với khoảng cách giữa xe và trạm là 7 cm. Hệ thống tiếp cận quang hoạt động thông qua tương tác giữa một máy quay hình trên xe và một bộ chỉ thị quang được gắn trên đường xe buýt. Phần mềm trong hệ thống hướng dẫn trên xe sẽ thực hiện lái xe tự động (Hình 2-31). Tuy nhiên đã gặp phải vấn đề đầu đọc quang học không hoạt động khi đường ướt. Hệ thống dẫn từ hoạt động với nguyên tắc tương tự với hệ thống quang, nhưng với các cơ sở từ đặt trên đường như bộ chỉ thị vị trí. Các hệ thống dẫn quang và từ giúp việc tiếp cận có mức chính xác cao. Tuy nhiên, do một số giới hạn hiện nay, tốc độ khi tăng hay giảm thấp hơn so với kỹ thuật bằng tay. Ngoài ra, chi phí phần mềm và phần cứng tăng thêm của một hệ thống quang tự động có thể đẩy chi phí xe lên hơn 1 triệu USD mỗi chiếc.
Hình 2- Hệ thống dẫn quang được sử dụng ở Las Vegas có thể canh chỉnh xe chỉ cách nền trạm vài cm.
85
Bảng 2- Thời gian lên và xuống xe của các hình thức khác nhau
Chú thích: 1. Colombia, Mexico, 2. China, 3. Brazil.